Ban Biên tập xin giải đáp thác mắc của chị như sau:
Đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với bài hát là việc sản phẩm được pháp luật bảo hộ và được bảo đảm sản phẩm của bạn sẽ không bị sử dụng trái phép như: sao chép, lạm dụng… Đăng ký bản quyền tác giả là cách tốt nhất để chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, là phần thưởng xứng đáng nhất cho người sáng tạo.
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Tuy không bắt buộc phải đăng ký hay công bố nhưng nếu xảy ra tranh chấp việc chứng minh tác phẩm thuộc quyền sở hữu của ai sẽ trở nên khó khăn khi không đăng ký bản quyền bài hát, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của tác giả, chủ sở hữu bài hát.
Bản dịch bài hát là bản được dịch ra một ngôn ngữ khác dựa trên ngôn ngữ gốc của bài hát. Theo quy định tại Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 thì bản dịch bài hát từ tiếng nước ngoài được xem là tác phẩm phái sinh.
“Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.”
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 quy định như sau:
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
7. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.”
Như vậy, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị thì sẽ được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Do đó, bản dịch bài hát ra ngôn ngữ khác có thể được bảo hộ nhưng phải xin phép và được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác của bài hát gốc.
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về