Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 25/2024/TT-BTTTT ngày 31/12/2024 quy định về giảm định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Theo đó, tại Điều 7 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp như sau:
Điều 7. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
a. Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng đơn vị hoặc đơn của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
b. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
c. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
d. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm làm việc.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp bao gồm:
- Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng đơn vị hoặc đơn của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm hoặc người có đơn đề nghị bổ nhiệm làm việc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp 2012 về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm: là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học trở lên, và đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo (hoặc 3 năm đối với các lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự) có thể được bổ nhiệm.
Ngoài ra, người đề nghị bổ nhiệm trong các lĩnh vực trên cần có chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định theo quy định.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
(1) Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 7 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT, gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
(2) Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương:
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 7 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về