21/06/2024 16:28

Hành vi vận chuyển trái phép thủy sản bị kết thành tội danh gì theo Bộ luật Hình sự Việt Nam?

Hành vi vận chuyển trái phép thủy sản bị kết thành tội danh gì theo Bộ luật Hình sự Việt Nam?

Hành vi vận chuyển trái phép thủy sản bị kết thành tội danh gì theo Bộ luật Hình sự Việt Nam? Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản như thế nào?

1. Hành vi vận chuyển trái phép thủy sản bị kết thành tội danh gì theo Bộ luật Hình sự Việt Nam?

Vừa qua, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản. 

Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vận chuyển trái phép thủy sản đã được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP như sau:

Người nào vận chuyển thủy sản qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc vào vùng biển Việt Nam nhưng không có giấy phép, không đúng với nội dung giấy phép, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Điều 189 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo đó, tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) được quy định như sau:

Đối với cá nhân:

Khung 1:  Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

- Có tổ chức;

- Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại:

- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Hình sự với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy tại Việt Nam, hành vi vận chuyển trái phép thủy sản qua biên giới thì sẽ bị truy tố về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, với mức phạt cao nhất là phạt tù đến 10 năm đối với cá nhân và bị đình chỉ vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại.

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản

Căn cứ tại Điều 9 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam như sau:

- Người nào vi phạm quy định về xuất cảnh hoặc tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép mà còn làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh quy định tại Điều 347 hoặc tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

- Tài liệu giả, giấy tờ giả quy định ở trên là một trong những tài liệu giả, giấy tờ giả sau đây:

+ Giấy tờ tùy thân, hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

+ Giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

+ Hồ sơ đăng ký đối với tàu cá;

+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

+ Chứng nhận kiểm dịch;

+ Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu;

+ Hồ sơ, tài liệu giả khác nhằm hợp thức hóa hồ sơ xuất khẩu thủy sản;

+ Giấy phép hoặc giấy chấp thuận khai thác thủy sản;

+ Giấy tờ, tài liệu khác để hỗ trợ việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
Nguyễn Phạm Hoàng Thuy
95


Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;