Gần đây trên mạng xã hội Việt Nam lan truyền những đoạn video giả dạng giáo viên, bác sỹ gọi điện lừa đảo tiền từ phụ huynh. Vậy hành vi trên thuộc loại tội phạm nào?
Có dấu hiệu nhận biết tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
-Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Dưới hai triệu đồng thì hành vi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Về hành vi: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
- Về lỗi: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của Việt Nam quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
Như vậy, theo các dấu hiệu nhận biết trên hành vi dùng thủ đoạn gian dối, thông báo thông tin giả nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với trị giá 20.000.000 đồng nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên, hình phạt và chế tài có thể tăng cao hơn tùy vào mức độ nghiệm trọng của hành vi phạm tội nếu tội phạm thực hiện hành phạm tội có tổ chức thì khung hình phạt là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 144 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung) về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cụ thể:
- Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
- Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Hình thức tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
Tuy nhiên, người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Như vậy, chị hoàn toàn có quyền tố giác hành vi trên nếu có giấu hiệu tội phạm. Đồng thời thông tin phải đúng sự thật, kèm theo bằng chứng (video, ghi âm cuộc hội thoại...) để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng.
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về