Ngày 03/11/2022, Bộ VH,TT&DL Việt Nam ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản lý, chủ tịch hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.
Theo đó, Thông tư quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý như sau:
- Là công chức, viên chức thuộc quản lý của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- Có kinh nghiệm trong công tác quản lý, công tác chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Không đang trong thời gian xử lý kỷ luật, không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hoặc Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
- Công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu làm thành viên Hội đồng quản lý phải có thời gian công tác thực tế còn lại từ đủ 5 năm trở lên tính từ thời điểm thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý.
- Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân tự nguyện xin thôi tham gia Hội đồng quản lý và được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
+ Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
+ Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao;
+ Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
+ Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và đơn vị nơi đang công tác;
+ Vi phạm các quy định khác được quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
+ Chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý.
- Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định miễn nhiệm.
- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm:
+ Văn bản đề nghị miễn nhiệm của Hội đồng quản lý, trong đó nêu rõ lý do miễn nhiệm và đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý (nếu có đơn vị cấp trên trực tiếp);
+ Nghị quyết, Biên bản họp Hội đồng quản lý;
+ Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý;
+ Các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý xem xét, quyết định miễn nhiệm.
Trân trọng!
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về