Theo đó, để giải quyết khó khăn, vướng mắc, hướng tới thực hiện hiệu quả Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Công an đề xuất giải pháp như sau:
Bổ sung quy định một số nhóm thông tin đối với công dân Việt Nam và người không quốc tịch nhưng sinh sống, ổn định lâu dài tại Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
Cụ thể là:
- Bổ sung một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: Thông tin về số chứng minh nhân dân của công dân, ngày cấp, nơi cấp; người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về diện chính sách; thông tin về Người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 05 năm trở lên).
- Chỉnh lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thành Cơ sở dữ liệu căn cước.
- Bổ sung một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: Thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói); thông tin về Người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 05 năm trở lên); tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam (có hoặc không có).
Ngoài ra, Bộ Công an Việt Nam còn đề xuất cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi:
Cụ thể, các trường hợp được điều chỉnh bổ sung gồm:
- Bổ sung quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân là trẻ em dưới 14 tuổi (hiện nay có khoảng 20 triệu người);
Đối với trẻ em mới sinh việc thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện đồng thời trong thủ tục liên thông khi đăng ký khai sinh.
Xem thêm Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi). tại file đính kèm.
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về