TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
BẢN ÁN 17/2022/DS-PT NGÀY 23/02/2022 VỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ
Ngày 18 và 23 tháng 02 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 296/2020/TLPT-DS ngày 11 tháng 11 năm 2020 về tranh chấp “Di sản thừa kế”.
Do Bản án Dân sự sơ thẩm số 67/2020/ST-DS ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 01/2022/QĐ-PT ngày 04 tháng 01 năm 2022 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn:
1.1. Bà Triệu Thị C, sinh năm: 1946, trú tại: Phường A, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh (chết ngày 25/8/2021).
Người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà C:F
- Ông Trần Phát L, sinh năm 1938, trú tại: Phường A, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh, có mặt.
- Chị Trần Thị Quỳnh Tr, sinh năm 1969, trú tại: 531S Anaheim Blvd, Anahei, Califorinia, Mỹ, có đơn xin vắng mặt.
- Chị Trần Thị Diễm Tr, sinh năm 1970, trú tại: 12826 EI Rey Vista Rd, Poway, Califorinia, Mỹ, có đơn xin vắng mặt.
- Chị Trần Thị Thảo Tr, sinh năm 1973, trú tại: Phường A, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh, có mặt.
- Chị Trần Thị Uyên Tr, sinh năm 1974, trú tại: Phường A, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh, vắng mặt.
Người đại diện hợp pháp của ông Trần Phát L, chị Trần Thị Uyên Tr: Chị Trần Thị Thảo Tr – là đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 17/01/2022).
1.2. Bà Triệu Thị Th, sinh năm: 1952, trú tại: phường C, Quận Ch, Thành phố Hồ Chí Minh, có mặt.
1.3. Bà Triệu Kim O, sinh năm: 1955, trú tại: thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh, có mặt.
1.4. Bà Triệu Kim Vân, sinh năm: 1964, địa chỉ nơi ở hiện nay: thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh, có mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Triệu Kim Vân: Ông Vương Sơn H1– Luật sư Văn phòng luật sư Song Hà Luật thuộc Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh, có mặt.
2. Bị đơn: Ông Triệu Quốc H, sinh năm: 1962, trú tại: thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh, có mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hùng: Bà Nguyễn Thị L1– Luật sư Công ty Luật hợp danh Tạ Nguyệt Thanh thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bạc Liêu, có mặt.
3 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Ông Lê Văn L, sinh năm 1951; trú tại: phường C, Quận Ch, Thành phố Hồ Chí Minh, có mặt.
3.2. Bà Lê Thị Cẩm H2, sinh năm 1969, 3.3 Anh Triệu Đăng Kh, sinh năm 1991, 3.4. Chị Triệu Ánh P, sinh năm 1995, Bà H2, anh Kh, chị P trú cùng địa chỉ với ông H, vắng mặt.
3.5. Anh Lê Duy Ph, sinh năm 1984; trú tại: xã K, huyện B, tỉnh Tây Ninh, Tòa án không triệu tập.
3.6. Anh Võ Nguyên V, sinh năm 1973; trú tại: thị trấn G, huyện G, tỉnh Tây Ninh, Tòa án không triệu tập.
3.7. Bà Trần Thị Thu Th1, sinh năm 1972; trú tại: xã N, thị xã Tr, tỉnh Tây Ninh, Tòa án không triệu tập.
4. Người kháng cáo: Bị đơn ông Triệu Quốc H.
NỘI DUNG VỤ ÁN
- Nguyên đơn bà Triệu Thị Th trình bày:
Theo đơn khởi kiện và đơn khởi kiện bổ sung, bà yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của 05 phần đất có diện tích lần lượt là 10.369,8 m2, 10.960 m2, 940,7 m2, 954,6 m2 và 127,8 m2 do cha mẹ chết để lại. Đồng thời, bà thống nhất với ý kiến của chồng bà là ông Lê Văn L yêu cầu các đồng thừa kế của cha mẹ bà có nghĩa vụ trả lại cho vợ chồng bà phần đất có diện tích 333,9 m2. Nay bà rút yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất 333,9 m2 và yêu cầu chia di sản thừa kế toàn bộ quyền sử dụng đất của 06 phần đất trên cho tất cả những người thừa kế.
Cha mẹ bà là cụ Triệu Văn Đức (sinh năm 1920, chết ngày 22-02-2005) và cụ Trần Thị Nguy (sinh năm 1922, chết ngày 08-3-2001) có tất cả 07 người con gồm:
1, Bà Triệu Thị C;
2, Bà Triệu Thị Th;
3, Bà Triệu Kim O;
4, Ông Triệu Quốc H 5, Bà Triệu Kim Vân, 6, Bà Triệu Thị Hạnh chết lúc 3 tuổi;
7, Bà Triệu Thị Hiếu chết lúc 25 tuổi và chưa có chồng con.
Cả hai cụ chết đều không để lại di chúc, hiện tại ông H thờ cúng cha mẹ và 02 người chị.
Ngoài 06 phần đất tranh chấp trên trước khi chết cha mẹ bà có chia đất cho các con cụ thể:
+ Bà O : 566,5 m2 (15 mét ngang) giáp ranh với phần 953,4 m2;
+ Bà Vân: 03 lượng vàng vào năm 1987 lúc bà V kết hôn để mua nhà.
+ Vợ chồng bà 800 m2 đất vào năm 1985 nhưng vợ chồng bà không sử dụng và cũng không làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSDĐ). Sau này, mẹ bà bán đi 03 phần, mỗi phần có diện tích 144 m2 chỉ còn lại 333,9m2 mà chồng bà là ông Lung đang khởi kiện đòi lại; như vậy, cho đến hiện tại vợ chồng bà chưa được cho phần đất nào.
Cụ thể các quyền sử dụng đất sau khi đo đạc thực tế bà yêu cầu chia như sau:
* Phần đất tại Bến Cầu: Diện tích 10.369,8 m2 thuộc các thửa đất số 93, 95, 96, 97, tờ bản đồ số 14 (bản đồ VN 2000) tọa lạc tại ấp Chánh, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, trị giá 829.584.000 đồng, có nguồn gốc của mẹ bà được ông bà ngoại cho, hiện chưa ai kê khai đăng ký và hiện ông H đang cho người khác thuê để sản xuất lúa.
* Phần đất tại Trảng Bàng: Diện tích 10.960 m2, thuộc các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005), tọa lạc tại ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, trị giá 2.587.591.000 đồng, có nguồn gốc của cha bà được ông bà nội cho và hiện ông H đang cho người khác thuê để sản xuất lúa. Đối với phần đất này, cha bà là người đứng tên kê khai và được Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) huyện Trảng Bàng cấp GCNQSDĐ, bà chỉ biết được thông tin như vậy và trong các chị em bà không có ai giữ GCNQSDĐ.
* Phần đất tại thị trấn G: Gồm 04 phần đất:
- Phần đất có diện tích 932,2 m2, thửa 127, tờ bản đồ 19 (theo bản đồ địa chính có diện tích 940,7 m2), trị giá 5.750.000.000 đồng. Trên đất có 02 căn nhà gồm 01 căn nhà cấp 3, 01 trệt 01 lầu và 01 căn nhà gỗ xây dựng cùng năm 1972 của cha mẹ chết để lại, vợ chồng cùng 02 con ông H đang sinh sống tại căn nhà này. Ngoài ra, trên đất còn có các loại cây trái, bà không có tranh chấp tài sản trên đất.
- Phần đất có diện tích 331,1 m2 thuộc thửa 162, tờ bản đồ 19 (theo bản đồ địa chính có diện tích 333,9 m2). Do đất có hình dạng chữ L và có 01 mặt hướng Bắc giáp đường bê tông và 01 mặt hướng Tây giáp đường nhựa nên có thể tách thành 02 phần, cụ thể:
+ Mặt giáp đường nhựa diện tích 144,6 m2, có chiều ngang là 6,53 mét x 200.000.000 đồng/1 mét ngang = 1.306.000.000 đồng.
+ Mặt giáp đường bê tông có diện tích 186,6 m2 chiều ngang là 6,64 mét x 100.000.000 đồng/01 mét ngang = 664.000.000 đồng.
Tổng cộng trị giá 1.970.000.000 đồng. Trên đất có trồng chuối, bà không tranh chấp tài sản trên đất.
- Phần đất có diện tích 953,4m2 thuộc thửa 103, tờ bản đồ 18 (theo bản đồ địa chính có diện tích 954,6 m2), trị giá 7.282.500.000 đồng. Trên đất có các loại cây tạp tự mọc bà không có tranh chấp.
- Phần đất có diện tích 130m2 thuộc thửa 42, tờ bản đồ 26 (theo bản đồ địa chính có diện tích 127,8 m2), trị giá 2.058.000.000 đồng. Đất trống, không có tài sản trên đất. Hiện ông H đang cho anh Võ Nguyên V thuê để làm lối đi ra vào cửa hàng buôn bán của anh Văn.
Cả 04 phần đất tại G có nguồn gốc mẹ bà được ông bà ngoại cho. Năm 2002, mẹ bà đăng ký kê khai cả 04 phần đất trên và được UBND thị trấn G xác nhận và chuyển lên UBND huyện xác nhận đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, mẹ bà chưa được cấp GCNQSDĐ thì chết vào năm 2005.
Sau khi cha mẹ bà chết, anh em trong gia đình không thống nhất được việc chia đất dù đã nhiều lần họp gia đình để giải quyết. Năm 2010, chị em bà có tranh chấp và được U ND thị trấn G hòa giải nhưng không thành, sau đó cũng không có ai gửi đơn đến Tòa án yêu cầu giải quyết do anh em trong gia đình vẫn muốn tự thương lượng để giải quyết tiếp, kéo dài cho đến nay vẫn không thỏa thuận được nên chị em bà khởi kiện đến Tòa.
Tổng giá trị 06 phần đất có giá 20.477.675.000 đồng. Nếu chia đều cho 5 anh chị em thì mỗi phần có giá 4.095.535.000 đồng. Tuy nhiên, do ông H có công gìn giữ đất và đang thờ cúng cha mẹ và các chị nên bà yêu cầu chia cho ông H phần đất tọa lạc tại thị trấn G (có căn nhà thờ của cha mẹ mà ông H đang sinh sống) có diện tích 932,2 m2, trị giá 5.750.000.000 đồng cùng phần đất ruộng ở Bến Cầu có diện tích 10.369,8 m2, có trị giá 829.584.000 đồng. Tổng giá trị tài sản ông H được chia là 6.579.584.000 đồng.
Toàn bộ giá trị 04 phần đất còn lại có giá 13.898.091.000 đồng, chị em bà đã thống nhất chia làm 06 phần. Sau đó chia cho bà và bà V mỗi người 02 phần, bà O và bà C mỗi người 01 phần.
Nguyện vọng của bà yêu cầu được nhận phần 331,1 m2, giao bà V nhận phần 130 m2, diện tích 953,4 m2 ở thị trấn G và 10.960 m2 đất ruộng ở Trảng àng được chia cho tất cả 4 chị em gái tương ứng với giá trị tài sản mà mỗi người được chia.
Đối với những người thuê đất của ông Hùng, bà không có yêu cầu giải quyết, do ông H trình bày để ông tự giải quyết với người thuê đất nếu Toà án buộc ông phải trả lại đất. Hoặc sau khi Toà án giải quyết xong người nào được chia tại vị trí đất có cho thuê thì sẽ tự thỏa thuận với người thuê đất để giải quyết vấn đề cho thuê đất.
- Nguyên đơn bà Triệu Kim V trình bày: Thống nhất với ý kiến của bà Thành. Ngoài ra, theo bà việc ông Lung khởi kiện yêu cầu đòi lại 147,3 m2/331,1 m2 là không có căn cứ. Do ông Lung không xác định được phần đất ông được cha mẹ cho ở vị trí nào, ông Lung thấy phần nào còn lại mẹ chưa bán thì ông Lung yêu cầu trả phần đất đó. Ngoài ra, ông Lung chưa được cấp GCNQSDĐ và cũng không có thời gian nào quản lý và sử dụng đất. Vì vậy, bà không chấp nhận trả lại đất như yêu cầu của ông Lung.
- Nguyên đơn bà Triệu Kim O trình bày: Thống nhất với ý kiến của bà Triệu Thị Th và bà Triệu Kim Vân, bà không có ý kiến gì thêm.
- Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà Triệu Thị C: Thống nhất lời trình bày của các nguyên đơn trên.
- Bị đơn ông Triệu Quốc H trình bày: Ông thống nhất với lời trình bày của các nguyên đơn về họ tên, thời gian chết của cha mẹ và những người thuộc hàng thừa kế. Đối với việc thẩm định tại chỗ, định giá cũng như việc tự thỏa thuận giá đối với các phần đất tranh chấp ông cũng thống nhất và không có ý kiến gì thêm.
Về nguồn gốc đất:
- Đối với 04 phần đất tại G:
+ Phần diện tích 932,2 m2 có nhà mà vợ chồng ông đang sinh sống là tài sản chung của hộ gia đình gồm cha mẹ ông, vợ chồng và các con của ông. Sau khi cha mẹ chết thì để cho lại cho vợ chồng và các con ông, ông chưa làm thủ tục nên chưa được cấp GCNQSDĐ.
+ Phần đất diện tích 331,1 m2 do cha mẹ ông chết để lại. Tuy nhiên, mẹ ông đã chia cho 02 người chị đã chết không có chồng con và giao cho ông quản lý, dùng làm đất hương hỏa để thờ cúng 02 người chị này, việc giao này không có lập giấy tờ, đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Phần đất có diện tích 953,4 m2 và 130 m2 có nguồn của cậu ông là ông Trần Ngọc Nguyên. Năm 1975, ông Nguyên sang Mỹ định cư, người cậu thứ 2 của ông là Trần Văn Tập quản lý để thờ cúng ông bà từ năm 1975 đến năm 1977 ông Tập chết. Ông và cha mẹ ông quản lý từ năm 1977 cho đến khi mẹ ông chết vào năm 2001 thì ông tiếp tục sử dụng để thờ cúng ông bà. Trong khoảng thời gian trên, vào năm 1995, vợ con ông Tập từ Pháp về và có làm văn bản giao 02 phần đất này cho ông và mẹ ông quản lý, sử dụng (có lập giấy). Hiện phần đất này vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ. Việc mẹ ông đứng tên đăng ký kê khai đối với 02 diện tích đất này là đúng và do ông viết thay cho mẹ ông. Phần diện tích 130 m2 ông đang cho anh Võ Nguyên V thuê để làm lối đi với giá 400.000 đồng/tháng; phần diện tích 953,4 m2 đang để trống.
- Đối với đất ruộng có diện tích 10.369,8 m2 tọa lạc tại huyện Bến Cầu: do ông xin từ phong trào hợp tác hóa và trực tiếp sử dụng, kê khai đăng ký và đứng tên trong hồ sơ địa chính, ông chưa xin cấp GCNQSDĐ vì chưa có nhu cầu. Gia đình ông đã quản lý, sử dụng liên tục hơn 30 năm và hiện ông đang cho anh Phương thuê 01 năm 10.000.000 đồng trong các vụ lúa của 02 năm 2020 và 2021.
- Đối với đất ruộng diện tích 10.960 m2 tọa lạc tại Trảng Bàng, có nguồn gốc của cụ nội ông (cụ Nguyễn Thị Nở). Lẽ ra, cụ nội để lại làm đất hương hỏa cho cha ông (cụ Triệu Văn Đức) vì cha ông là con trai út. Tuy nhiên, do cha ông đã già và sống bên vợ, nên cụ nội để lại cho bác ông là cụ Triệu Văn Đơn. Năm 1995, ông xin cụ Đơn cho ông phần đất này để thờ cúng bên nội và gìn giữ kỷ niệm của ông bà thì được cụ Đơn đồng ý. Cùng năm 1995, ông tiến hành làm các thủ tục và tạm để cha ông đứng tên trong GCNQSDĐ. Bản chính GCNQSDĐ trước đây do ông giữ, sau đó vì nghĩ rằng giấy không còn giá trị sử dụng, ông đã đốt bỏ nên hiện không còn. Thực tế, cha ông không biết gì về phần đất này mà do ông quản lý sử dụng kể từ khi được bác ông cho đến nay (bút lục 177). Ngoài ra, ông còn trình bày đất có nguồn gốc thuộc hộ gia đình được cha mẹ ông cho và chỉ định thừa kế cho ông phần đồng sở hữu của họ. Do ông đứng tên chủ sử dụng và là người trực tiếp sử dụng từ trước đến nay (bút lục 182). Phần đất này ông đang hợp tác làm ăn với bà Thủy và không có làm giấy tờ gì, ông giao đất và đưa vốn cho bà Thủy mỗi năm khoảng 15.000.000 đồng, sau mỗi vụ thu hoạch hai bên tính toán và chia tiền, mỗi năm canh tác 02 vụ và chia 02 lần, số tiền chia ông không nhớ cụ thể vì mỗi lần chia số tiền khác nhau, hết vụ này ông không tiếp tục hợp tác với bà Thủy nữa.
Ông không có yêu cầu giải quyết đối với những người thuê đất. Nếu buộc phải giao đất ông sẽ tự thỏa thuận giải quyết với người mà ông cho thuê. Khi nào có tranh chấp ông sẽ yêu cầu giải quyết trong vụ án khác.
Theo ông, trong tất cả 06 phần mà các nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế, không có phần nào là di sản thừa kế. Cụ thể, phần đất có nhà thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình bao gồm vợ chồng ông và các con ông, 05 phần đất còn lại thuộc quyền sử dụng của riêng ông bởi vì do ông trực tiếp quản lý, sử dụng từ khi cha mẹ còn sống cho đến nay. Tuy nhiên, ông đồng ý chia thừa kế theo pháp luật 331,1 m2 cho tất cả 04 chị em còn lại theo hướng chia cho bà Th phần nhiều hơn. Toàn bộ các diện tích đất còn lại ông không đồng ý chia di sản thừa kế theo yêu cầu của các nguyên đơn.
Ông thống nhất ý kiến với các nguyên đơn về việc không chấp nhận trả lại quyền sử dụng đất cho ông Lung như lời trình bày và yêu cầu của ông Lung.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lê Văn L trình bày: Theo đơn khởi kiện ông yêu cầu Tòa án giải quyết buộc những người thừa kế của cha mẹ bên vợ ông có nghĩa vụ trả cho vợ chồng ông quyền sử dụng 331,1 m2 đất, thuộc thửa 162, tờ bản đồ 19 tọa lạc tại thị trấn G. Nay vợ ông (bà Thành) không yêu cầu trả lại đất nữa mà yêu cầu chia di sản thừa kế với diện tích đất này. Vì vậy, ông có thay đổi 01 phần yêu cầu khởi kiện. Cụ thể, ông yêu cầu những người thừa kế của cụ Đức và cụ Nguy trả lại cho một mình ông 01 phần trong diện tích 331,1 m2. Do diện tích 331,1 m2 có hình dạng chữ L và được chia ra làm 02 phần nên ông yêu cầu trả lại cho ông giáp mặt đường bê tông có diện tích 186,6 m2/331,1 m2; ông rút 01 phần yêu cầu khởi kiện với phần giáp đường nhựa diện tích 144,6 m2/331,1 m2.
Nguồn gốc đất năm 1985 mẹ vợ ông (cụ Trần Thị Nguy) cho vợ chồng ông, cho bằng giấy tay, theo “Đơn xin cất nhà để ở” được UBND thị trấn G và UBND huyện G xác nhận, theo giấy cho đất ghi “bề dài 40 m, bề ngang 20 m”, không ghi rõ diện tích, vị trí đất cũng như không có bản vẽ kèm theo. Từ khi được cụ Nguy ký giấy cho đất đến nay, vợ chồng ông không đi đăng ký kê khai và chưa được cấp GCNQSDĐ; cũng không có thời gian nào sử dụng đất, hiện đất chỉ trồng chuối. Theo đơn xin cất nhà để ở diện tích đất vợ chồng ông được cụ Nguy tặng cho là 800 m2. Sau khi được cho đất, do vợ chồng ông không có sử dụng nên cụ Nguy đã bán đi 03 phần, mỗi phần khoảng 144 m2, nên hiện tại chỉ còn lại 331,1 m2. Vì vậy, ông chỉ yêu cầu các đồng thừa kế của cụ Nguy trả lại cho ông 01 phần trong diện tích đất này 186,6 m2.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan bà Lê Thị Cẩm H2, anh Triệu Đăng Kh và chị Triệu Ánh P trình bày: Thống nhất với lời trình bày của ông Triệu Quốc H.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan anh Võ Nguyên V trình bày: Anh có thuê của ông H phần đất diện tích 130 m2 với giá 400.000 đồng/tháng như lời ông H trình bày là đúng vì anh thuê theo tháng và chỉ sử dụng đất làm lối đi nên bất cứ khi nào anh cũng có thể trả lại đất được. Anh không có yêu cầu hay tranh chấp gì.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan anh Lê Duy Ph trình bày: Anh có thuê phần đất diện tích 10369,8 m2 tại huyện Bến Cầu của ông Hùng, trong hai năm (từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2021) với giá 10.000.000 đồng/năm như lời ông H trình bày là đúng. Nay anh thống nhất với lời trình bày của ông Hùng, tức không có yêu cầu Tòa án giải quyết việc anh thuê đất, để anh với ông H hoặc với người được giao đất sau khi Tòa án xét xử (nếu có) tự thỏa thuận giải quyết. Khi nào có tranh chấp anh sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết trong vụ án khác.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan bà Trần Thị Thu Th trình bày: Bà có hùn với ông H canh tác lúa trên phần diện tích 10.960 m2 đất ở thị xã Trảng àng như lời ông H trình bày là đúng. à với ông H dự định hết năm nay không hợp tác làm ăn nữa và không có ý kiến hay tranh chấp gì với việc tranh chấp giữa các đương sự trong vụ án.
Tại Bản án Dân sự sơ thẩm số 67/2020/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh đã quyết định:
Căn cứ vào các điều 147, 217, 218, 219 và 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 688 Bộ luật Dân sự 2005; các điều 166, 236, 609, 610, 612, 650, 651 và 660 Bộ luật Dân sự 2015; các điều 1 và 2 Luật Đất đai năm 1993; Điều 50 Luật Đất đai năm 2003; các điều 100 và 106 Luật Đất đai năm 2013; điểm đ khoản 1 Điều 12 và khoản 7 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 quy định về án phí và lệ phí Tòa án.
1. Chấp yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn gồm bà Triệu Thị C, bà Triệu Thị Th, bà Triệu Kim O và bà Triệu Kim V về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”.
1.1 Giao bà Triệu Thị C được quyền sử dụng các phần đất bao gồm:
1.1.1 Diện tích 221,5 m2/953,4 m2 thuộc 01 phần thửa đất số 103, tờ bản đồ số 18, loại đất ODT 50 m2 + LNK 171,5 m2. Tứ cận: Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 6,7 mét, Tây giáp thửa 102 dài 5,5 mét, Nam giáp phần bà Th được chia dài 36,20 mét, Bắc giáp phần bà O được chia dài 36,87 mét. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại thị trấn G.
1.1.2 Diện tích 2758,5 m2/10960 m2, loại đất LUC, thuộc 01 phần các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005). Tứ cận: Đông giáp phần bà V được chia dài 171,95 mét, Tây giáp phần bà Th được chia dài 172,17 mét, Nam giáp thửa 344 dài 15,54 mét, Bắc giáp đường đất dài 16,58 mét.
1.2 Giao bà Triệu Thị Th được quyền sử dụng các phần đất bao gồm:
1.2.1 Diện tích 331,1 m2, thuộc thửa 162, tờ bản đồ số 19 (bản đồ VN 2000) loại đất loại đất ODT 200 m2 + CLN 131,1 m2. Tứ cận: Đông giáp thửa 164 dài 23,72 mét, Tây giáp đường Ngô Gia Tự dài 6,53 mét, Nam giáp các thửa 195, 196, 197, 199 dài 23,74 mét 6,09 5,91 mét 6,41 8,97 mét, ắc giáp đường bê tông dài 30,47 mét.
1.2.2 Diện tích 260,3 m2/953,4 m2, thuộc 01 phần các thửa đất số 103, tờ bản đồ số 18, loại đất ODT 50 m2 + LNK 210,3 m2. Tứ cận: Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 8 mét, Tây giáp thửa 102 dài 6,58 mét, Nam giáp phần bà V được chia dài 35,45 mét, Bắc giáp phần bà C được chia dài 36,20 mét.
Cả 02 phần đất trên đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
1.2.3 Diện tích 2795,5 m2/10960 m2, loại đất LUC, thuộc 01 phần các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005). Tứ cận: Đông giáp phần bà V được chia dài 171,95 mét, Tây giáp phần bà C được chia dài 171,95 mét, Nam giáp thửa 344 dài 15,55 mét, Bắc giáp đường đất dài 16,60 mét.
1.3 Giao bà Triệu Kim O được quyền sử dụng các phần đất bao gồm:
1.3.1 Diện tích 224,8 m2/953,4 m2 thuộc 01 phần thửa đất số 103, tờ bản đồ số 18, loại đất ODT 50 m2 + LNK 174,8 m2. Tứ cận: Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 6,7 mét, Tây giáp thửa 102 dài 5,5 mét, Nam giáp phần bà C được chia dài 36,87 mét, Bắc giáp thửa 94 dài 37,57 mét. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
1.3.2 Diện tích 2648,8 m2/10960 m2, loại đất LUC thuộc huyện Trảng Bàng, thuộc 01 phần các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005) Tứ cận: Đông giáp các thửa 249, 272, 291, 306 và 330 dài 171,83 mét, Tây giáp phần bà V được chia dài 171,75 mét, Nam giáp thửa 344 dài 15,54 mét, Bắc giáp đường đất dài 16,60 mét.
1.4 Giao bà Triệu Kim V được quyền sử dụng các phần đất bao gồm:
1.4.1 Diện tích 130 m2 thuộc thửa 42, tờ bản đồ số 26 (bản đồ VN 2000), loại đất ODT. Tứ cận Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 10, 29 mét, Tây giáp thửa 38 dài 10,81 mét, Nam giáp đường bê tông dài 11,34 mét, Bắc giáp thửa 41 dài 13,63 mét.
1.4.2 Diện tích 246,8 m2/953,4 m2 thuộc 01 phần các thửa đất số 103, tờ bản đồ số 18, loại đất ODT 50 m2 + LNK 196,8 m2 Tứ cận: Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 7,73 mét, Tây giáp thửa 102 dài 6,35 mét, Nam giáp đường bê tông dài 34,77 mét, Bắc giáp phần bà Th được chia dài 35,45 mét.
Cả hai phần đất đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại thị trấn G, huyện Gò Dầu.
1.4.3 Diện tích 2757,2 m2/10960 m2, loại đất LUC thuộc 01 phần các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005). Tứ cận: Đông giáp phần bà O được chia dài 171,75 mét, Tây giáp phần bà C được chia dài 171,95 mét, Nam giáp thửa 344 dài 15,54 mét, Bắc giáp đường đất dài 16,60 mét.
Các diện tích đất thuộc các Mục 1.1.2, 1.2.3, 1.3.2, 1.4.3 tọa lạc tại ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cụ Triệu Văn Đức đứng tên được Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng cấp số vào sổ 1145, ngày 26-3-1996.
1.5 Giao ông Triệu Quốc H được quyền sử dụng các phần đất bao gồm 1.5.1 Diện tích 932,2 m2 thuộc thửa đất số 127, tờ bản đồ số 19 (bản đồ VN 200), loại đất ODT 200 m2 + 732,2 m2. Tứ cận Đông giáp các thửa 128 và 129 dài 26,69 mét, Tây giáp đường Ngô Gia Tự dài 23 mét; Nam giáp các thửa 161 và 163 dài 39,17 mét, Bắc giáp đường bê tông dài 36,19 mét. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
1.5.2 Diện tích 10369,8 m2 thuộc các thửa 93, 95, 96 và 97 tờ bản đồ số 14 (bản đồ VN 2000) loại đất LUC. Tứ cận: Đông giáp bờ đất dài 50,84 mét, Tây giáp các thửa 94 và 170 dài 53,87 mét, Nam giáp các thửa 101, 102 và 113 dài 210,26 mét, Bắc giáp thửa số 88 dài 190,42 mét. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại xã An Thạnh, huyện Bến Cầu.
Các đương sự có quyền và nghĩa vụ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như nội dung phần quyết định đã tuyên, khi bản án có hiệu lực pháp luật.
2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn L về việc đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất đối với phần đất có diện tích 186,6 m2/331,1 m2 thuộc thửa 162, tờ bản đồ số 19 tọa tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
3. Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn L đối với phần đất có diện tích 147,3 m2/331,1 m2 thuộc thửa 162, tờ bản đồ số 19 tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
4. Về tài sản trên đất: Các đương sự không có tranh chấp nên không đặt ra giải quyết.
5. Về việc ông H đang cho thuê đất đối với các phần đất diện tích 130 m2, 10369,8 m2 và 10960 m2 tất cả các đương sự đều không có yêu cầu nên Hội đồng xét xử không đặt ra giải quyết.
Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, chi phí thẩm định tại chỗ và định giá, quyền kháng cáo của các đương sự theo luật định.
Ngày 10 tháng 10 năm 2020, bị đơn ông Triệu Quốc H kháng cáo đề nghị bác yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn.
Phần tranh luận:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày:
+ Phần đất ruộng diện tích 10.369,8 m2 tờ bản đồ 14 tại Bến Cầu hiện do ông H quản lý, sử dụng có nguồn gốc của ông bà ngoại các đương sự để lại cho cậu của các đương sự. Tại Công văn số 51 ngày 09/9/2020 của Văn phòng Đăng ký đất đai Tây Ninh – chi nhánh Bến Cầu xác định chưa ai kê khai đăng ký trên sổ địa chính, sổ mục kê, nhưng trên bản đồ có gắn nhãn thửa đứng tên Triệu Quốc H và tại biên bản xác minh ngày 12/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện G thể hiện Tập đoàn 10 thực hiện việc kê khai. Sau khi tập đoàn 10 giải thể nhà nước giao lại cho cá nhân ông Hùng. Mặc dù ông H chưa được cấp GCNQSDĐ nhưng cụ Nguy và cụ Đức không có đăng ký, không có tên trong sổ mục kê, hơn nữa phần đất này đã đưa vào tập đoàn và trả cho ông H nên theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Quốc Hội và khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/2004/NĐ-CP nên không có căn cứ xác định phần đất này là di sản thừa kế của hai cụ.
+ Phần đất ruộng diện tích 10.960 m2 tại Trảng Bàng hiện ông H đang quản lý sử dụng có nguồn gốc ông bà nội để lại, được cấp GCNQSDĐ năm 1996 nhưng ông H đã làm thất lạc. Tại Tờ kê khai ngày 13/9/1991 thể hiện người kê khai là hộ gia đình gồm 06 nhân khẩu cấp cho hộ gia đình cụ Đức, cụ Nguy, vợ chồng ông H và 02 con của ông Hùng, đồng thời ghi rõ người thừa kế là ông Triệu Quốc H. Khi cụ Đức chết, ông H kê khai đăng ký tiếp và được đứng tên trong sổ kê khai đăng ký. Hồ sơ chưa thể hiện rõ cấp cho cá nhân hay hộ gia đình cụ Đức nên chưa đủ cơ sở kết luận di sản thừa kế là của cụ Đức để lại.
+ Đối với phần đất diện tích 932,2 m2 (có 02 căn nhà xây dựng năm 1972) và phần đất diện tích 331,1 m2 tại G đều có nguồn gốc cha mẹ để lại cho cụ Nguy; ông H cùng cha mẹ sống chung trên đất, thờ cúng ông bà, hai chị ruột, gìn giữ, tôn tạo đất từ trước đến nay. Căn cứ Đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ của cụ Nguy năm 2000, được UBND thị trấn G xét đủ điều kiện (ngày 05/9/2002) và đã ghi vào Sổ địa chính theo bản đồ 2000, được lập năm 2003 (bút lục 266, 267) ghi “Chủ sử dụng đất, hộ ông (bà) Trần Thị Nguy và theo xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh – chi nhánh G thì trường hợp không phát sinh tranh chấp sẽ được xem xét cấp GCNQSDĐ. Tức là căn cứ vào Sổ địa chính này, nếu không tranh chấp đã cấp giấy cho Hộ gia đình, không phải cấp cho cá nhân nên đây là tài sản chung của hộ gia đình.
+ Hai phần đất diện tích 953,4 m2 và 130 m2 tại G đều có nguồn gốc ông bà ngoại chia cho con trai là cậu của các đương sự - ông Trần Văn Tập. Tại bản sao lục họa đồ của Ty điền địa Tây Ninh (thuộc chế độ cũ) cấp cho ông Tập, ông Tập quản lý, sử dụng cho đến năm 1977 thì chết. Lúc còn sống ông Tập có ủy quyền cho ông Lê Thành Phục quản lý, trông coi, sau khi ông Tập chết giữa cụ Nguy và ông Phục có tranh chấp 01 phần trong đất của ông Tập do ông Phục quản lý. Tại Quyết định số 898/QĐ-UB ngày 17/02/1994 của UBND huyện G đã quyết định “ uộc bà Trần Thị Nguy trả cho ông Lê Thành Phục diện tích đất 465m2 tọa lạc tại Khu phố 1, thị trấn G”. Ngày 01/6/1995, vợ và 02 con của ông Tập làm giấy ủy quyền cho cụ Nguy, bà O và ông H thay ông Phục quản lý toàn bộ nhà đất, lo phần hương hỏa gia tộc, có sự chứng kiến của cán bộ tư pháp thị trấn G. Từ năm 1995 ông Hùng, bà O , cụ Nguy được giao quản lý nhưng thực tế chỉ có ông H lo hương hỏa. Năm 2000, ông H tự đi đăng ký để tên cụ Nguy và tự ký chữ Nguy, cụ Nguy hoàn toàn không biết, khoảng 02 tháng sau khi ông H đăng ký thì cụ Nguy chết, chưa được cấp GCNQSDĐ. Đây không phải tài sản của cụ Nguy, cụ Nguy không kê khai đăng ký cũng chưa có tên trong sổ mục kê, 02 phần này là đất hương hỏa không phải di sản thừa kế.
Ngoài ra ông H là người sống chung với cha mẹ, quản lý, thờ cúng ông bà, các nguyên đơn đều đã được chia, ông H không được cho riêng phần nào nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận kháng cáo của ông H và xem xét công sức của ông Hùng.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Triệu Kim V trình bày:
Cụ Đức chết 2005, cụ Nguy chết năm 2001 theo Điều 623 Bộ luật Dân sự thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm do đó các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là đúng theo quy định của pháp luật.
+ Đối với phần đất tại Bến Cầu: Ông H không có cơ sở cũng như chứng cứ chứng minh việc nhà nước giao lại cho ông H sau khi Tập đoàn giải thể. Xét về nguồn gốc và quá trình hình thành và được các bên thừa nhận có nguồn gốc của cha mẹ nên đây vẫn là di sản thừa kế.
+ Đối với phần đất tại Trảng Bàng diện tích 10.960 m2 đã được cấp GCNQSDĐ cho cụ Triệu Văn Đức nên đây là di sản thừa kế.
+ Phần đất diện tích 932,2 m2 và 331,1 m2 tại G, ông H thừa nhận có nguồn gốc từ cha mẹ, ông H cho rằng cấp cho hộ gia đình tuy nhiên hồ sơ kê khai, sổ địa chính đứng tên là bà Nguy nên theo quy định là tài sản của cụ Nguy cũng là di sản thừa kế.
+ Phần đất diện tích 953,4 m2 tờ bản đồ số 18, thửa 103, 130 m2 thửa số 02 tờ bản đồ 16 lời khai tại tòa và trong quá trình làm việc của ông H mâu thuẫn, ông H sinh năm 1962, ông H quản lý từ năm 1977 khi ông H 15 tuổi là không phù hợp. Tại Quyết định Giám đốc thẩm 224 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29-9-2000 bản án xác định nếu các đương sự thừa nhận tài sản của cha mẹ chưa chia mặc dù đã được cấp GCNQSDĐ hay chưa thì vẫn chia theo quy định pháp luật. Do đó đề nghị không chấp nhận kháng cáo của ông Hùng.
* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Lung trình bày:
+ Đất tại Trảng àng xác định rõ là đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ cho ông Triệu Văn Đức, việc ông H tự đi kê khai vì cho rằng là người thừa kế là không đúng.
+ Đất tại Bến Cầu: Có nguồn gốc của ông ngoại là cụ Giáo, giao cho cụ Nguy (thể hiện rõ trên tờ khai đăng ký), sau năm 1975 cả gia đình ông cùng nhau canh tác.
+ Các phần đất tại G: Từ năm 1942 cụ Giáo đã giao cho các con. Như vậy cụ Đức và cụ Nguy đã quản lý, sử dụng các phần đất này cho đến khi mất là khoảng 60 năm. Tại trích lục họa đồ năm 1970 cũng thể hiện đất của cụ Trần Thị Nguy, trên cơ sở đó cụ Nguy mới tiến hành kê khai đăng ký vào năm 2000 toàn bộ 4 phần đất tại G. Năm 2001, cụ Nguy chết, năm 2002 U ND thị trấn G đã xem xét và xác nhận 04 phần đất này đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. Do vậy, các phần đất này là của cụ Nguy, cụ Đức nên hai cụ mới chuyển nhượng, giao đất cho trường mẫu giáo và cho bà O xây nhà.
- Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh:
+ Về tố tụng: Thẩm phán thụ lý vụ án, thu thập chứng cứ, chuẩn bị xét xử và quyết định đưa vụ án ra xét xử đều bảo đảm đúng quy định về thời hạn, nội dung, thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng dân sự; Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa thực hiện đúng trình tự, thủ tục đối với phiên tòa dân sự. Những người tham gia tố tụng đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, chấp hành tốt nội quy phiên tòa.
+ Về nội dung: Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Hùng, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không xác định phần đất diện tích 10.369,8m2 tại Bến Cầu là di sản thừa kế và xem xét công sức đóng góp gìn giữ, thờ cúng của ông Hùng.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, xét thấy :
[1] Về thủ tục tố tụng:
Trong giai đoạn phúc thẩm, nguyên đơn bà Triệu Thị C chết (ngày 25/8/2021) nên những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà C tham gia tố tụng gồm chồng bà C là ông Trần Phát L và các con là Trần Thị Quỳnh Tr, Trần Thị Diễm Tr, Trần Thị Thảo Tr và Trần Thị Uyên Tr.
[2] Về nội dung:
Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn thấy rằng:
2.1 Đối với phần đất diện tích 10.369,8 m2 tọa lạc tại ấp Chánh, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu:
Tại Công văn số 91/VPĐKĐĐCN ngày 09/9/2020 của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh – Chi nhánh Bến Cầu xác định phần đất trên chưa ai kê khai đăng ký trên Sổ địa chính, Sổ mục kê nhưng trên bản đồ gắn nhãn thửa đất đứng tên ông Triệu Quốc H. Ngoài ra, căn cứ biên bản xác minh ngày 12/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện G thể hiện Tập đoàn 10 thực hiện việc kê khai, sau khi tập đoàn giải thể giao lại cho người dân và Công văn phúc đáp số 948/UBND ngày 16/7/2021 của UBND huyện Bến Cầu, xác định phần đất trên được đưa vào tập đoàn năm 1981, sau khi tập đoàn giải thể năm 1989 được giao lại cho ông H (Việc đưa đất vào tập đoàn và giao trả lại đất có thể hiện bằng văn bản nhưng hiện đã bị thất lạc) và hiện nay ông H đứng tên gắn nhãn các thửa đất trên bản đồ.
Do đó, căn cứ Điều 1 Luật Đất đai năm 1987, Điều 2 Luật Đất đai năm 1993, Điều 10 Luật Đất đai năm 2003, khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai năm 2013 thì kể từ thời điểm phần đất trên đưa vào Tập đoàn 10 để thực hiện theo chính sách cải tạo của Nhà nước thì người quản lý, sử dụng đất trước đó không còn quyền sử dụng đối với phần đất trên. Ông H là người được giao trả sau khi tập đoàn giải thể, quản lý, sử dụng liên tục từ đó cho đến nay trong khi không có tài liệu chứng cứ nào chứng minh đất đưa vào tập đoàn là của cụ Đức, cụ Nguy. Do đó, phần đất diện tích 10.369,8 m2 không còn là di sản thừa kế của cụ Đức, cụ Nguy.
2.2. Đối với phần đất diện tích 10.960m2 tọa lạc tại ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng:
Theo hồ sơ kê khai đăng ký, cụ thể là Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất thể hiện “Người khai cụ Triệu Văn Đức, người thừa kế ông Triệu Quốc H, hộ gia đình gồm có 06 nhân khẩu”. Tuy nhiên, tại Quyết định số 1697/QĐ.U ngày 15/5/1996 của UBND huyện Trảng Bàng quyết định cấp GCNQSDĐ cho 61 hộ cá nhân, trên danh sách đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ số 01 của UBND xã Bình Thạnh (bút lục 340) thể hiện tên “Triệu Văn Đức”. Đồng thời, tại Công văn số 317 ngày 28/9/2020 của Văn phòng Đăng ký đất đai – Chi nhánh Trảng àng đã nêu rõ “Theo bản đồ số 299 ông Triệu Văn Đức đăng ký và được cấp GCNQSDĐ số vào sổ 1145 ngày cấp 26/3/1996, sau khi được cấp GCNQSDĐ ông Đức chưa chuyển quyền sử dụng đất cho người nào khác”.
Như vậy, phần đất trên đã cấp GCNQSDĐ cho cụ Đức cha ông H vào ngày 26/3/1996, không phải cấp cho hộ gia đình như ông H trình bày nên có căn cứ xác định đây là di sản của cụ Đức để lại.
2.3 Đối với 04 phần đất tọa lạc Khu phố 1, Nội ô A, thị trấn G, huyện G:
Năm 2000, cụ Đức và cụ Nguy đứng tên Đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với 04 thửa đất, cụ Nguy ký tên người đề nghị, được UBND thị trấn G xác nhận đủ điều kiện vào ngày 05/9/2002 nhưng sau đó cụ Nguy chết nên hiện chưa được cấp GCNQSDĐ cho ai, cụ thể các phần đất qua đo đạc thực tế như sau:
- Phần đất diện tích 932,2 m2 (hồ sơ địa chính ghi 940,7 m2), có căn nhà thờ trên đất, thuộc thửa số 127, tờ bản đồ số 19.
- Phần đất diện tích 331,1 m2, tờ bản đồ số 19, thửa 162, tọa lạc tại khu phố 1/154 A.
- Phần đất diện tích 953,4 m2 (hồ sơ địa chính có diện tích 954,6 m2) thuộc thửa số 103 tờ bản đồ số 18.
- Phần đất diện tích 130 m2 (hồ sơ địa chính 127,8 m2), thuộc thửa số 42, tờ bản đồ số 26 (bản đồ 2000).
2.3.1 Phần đất diện tích 932,2 m2 Ông H thừa nhận đất này có nguồn gốc liên quan đến cha mẹ ông nhưng là tài sản đã được chia và cho nên thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình ông, không còn là di sản thừa kế.
Xét thấy, cha mẹ ông sinh sống trên phần đất này cho đến khi chết, ông H không đưa ra được chứng cứ chứng minh việc ông được cha mẹ cho phần đất này, trong khi năm 2000, mẹ ông là người kê khai đăng ký và có tên trong sổ địa chính, được UBND thị trấn G xác nhận đủ điều kiện xem xét để cấp GCNQSDĐ (bút lục 276 và 277).
2.3.2 Phần đất diện tích 331,1 m2 Tại phiên tòa phúc thẩm, ông đồng ý chia di sản thừa kế là phần đất này cho các đồng thừa kế nên ghi nhận.
2.3.3 Phần đất diện tích 953,4 m2 và phần đất diện tích 130 m2:
Theo ông H 02 phần đất này không phải là di sản thừa kế vì đất có nguồn gốc của cậu ông là ông Trần Ngọc Nguyên. Sau khi ông Nguyên đi định cư ở Mỹ năm 1975, cậu Trần Văn Tập quản lý để thờ cúng ông bà từ năm 1975 đến năm 1977 ông Tập chết. Ông và cha mẹ ông đã quản lý từ năm 1977 cho đến khi mẹ ông chết và ông tiếp tục quản lý, sử dụng để thờ cúng ông bà cho đến nay.
Ngoài ra, vào năm 1995, vợ con ông Tập từ Pháp về và có làm văn bản giao 02 phần đất này cho ông và mẹ ông quản lý, sử dụng để làm đất hương hỏa.
Xét thấy, các bên đều thừa nhận phần đất này có nguồn gốc của bên ngoại (thực tế khi ông H đi kê khai cho mẹ ông vào năm 2000 cũng ghi nguồn gốc ông bà ngoại để lại 1945), ông H cho rằng phần đất này có nguồn gốc là của cậu ông là Trần Ngọc Nguyên nhưng ông không đưa ra được các tài liệu chứng cứ chứng minh, khi ông Nguyên qua Mỹ giao ông Tập quản lý, sử dụng để lo thờ cúng ông bà. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn cho rằng chứng cứ chứng minh phần đất trên là của ông Tập căn cứ vào bản sao lục họa đồ của Ty điền địa Tây Ninh (thuộc chế độ cũ) cấp cho ông Trần Văn Tập. Tuy nhiên, họa đồ này lập năm 1970, trong khi bị đơn khai rằng ông Tập được ông Nguyên giao năm 1975; tại phiên tòa phúc thẩm ông H cũng thừa nhận họa đồ đứng tên ông Tập là của một phần đất khác, không liên quan trong vụ án này, ông cũng không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh hai đất trên thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của ông Tập. Mặt khác, ông H cũng xác nhận ông bà ngoại có tất cả 05 người con, trong đó ông Nguyên và ông Tập đã chết nên những người thừa kế của họ không có quyền liên quan, nên 03 người con còn lại thống nhất để phần đất này là đất hương họa giao cho bà Nguy, ông Hùng, bà O quản lý. Sau đó, bà Nguy lại lấy một phần đất được giao sang tên cho bà O , bà O được cấp GCNQSDĐ, xây nhà quản lý, sử dụng cho đến này. Ông cũng thừa nhận việc làm của bà Nguy là không phù hợp khi đây là đất hương hỏa do gia tộc giao lại quản lý.
Như vậy, với những nhận định trên không đủ cơ sở xác định hai phần đất này là đất hương hỏa của gia tộc, trong khi từ khi ông Tập đã chết năm 1977 bà Nguy và các con trực tiếp quản lý, sử dụng không ai tranh chấp. Đến năm 2000, khi Nhà nước thông báo đăng ký hợp thức hóa đại trà quyền sử dụng đất toàn dân, chính ông H là người viết thay cho cụ Nguy, nêu rõ nguồn gốc đất do “ông bà để lại 1945”. Tại biên bản xác minh ngày 01/9/2020 về việc đăng ký kê khai và cấp GCNQSDĐ đối với các phần đất tranh chấp (bút lục 277) thể hiện 02 phần đất này cùng 02 phần còn lại tọa lạc tại thị trấn G đều do cụ Trần Thị Nguy đứng tên kê khai, đăng ký trong hồ sơ địa chính được lập năm 2003 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, trường hợp không phát sinh tranh chấp sẽ được xem xét cấp GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai.
Do đó, cấp sơ thẩm xác định phần đất này là di sản thừa kế và chia cho các đồng thừa kế là có căn cứ.
Như vậy, không có căn cứ xác định phần đất diện tích 10.369,8m2 tại Bến Cầu là di sản thừa kế của cụ Đức và cụ Nguy để lại, có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về việc chia di sản thừa kế đối với 05 phần đất còn lại.
[3] Việc chia di sản thừa kế được xác định như sau:
3.1 Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế: Cụ Triệu Văn Đức chết năm 2005 và cụ Trần Thị Nguy chết năm 2001 nên căn cứ Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thời hiệu vẫn còn.
3.2 Về hàng thừa kế:
Những người thừa kế theo pháp luật của cụ Đức và cụ Nguy gồm: Bà Triệu Thị C (do bà C chết ngày 25/8/2021 nên chồng là ông Trần Phát L và các con là Trần Thị Quỳnh Tr, Trần Thị Diễm Tr, Trần Thị Thảo Tr và Trần Thị Uyên Tr được hưởng chung 01 suất thừa kế của bà C); bà Triệu Thị Th; bà Triệu Kim O; ông Triệu Quốc H và bà Triệu Kim Vân.
3.3. Di sản thừa kế của cụ Đức và cụ Nguy được chia như sau:
Di sản thừa kế là 05 phần đất có diện tích là: 10.960m2; 932,2 m2;
331,1m2; 953,4 m2 và 130 m2 có tổng giá trị là 19.648.091.000 đồng được chia theo pháp luật do cụ Đức và cụ Nguy chết không để lại di chúc.
Do ông H có công gìn giữ, thờ cúng cha mẹ nên cần xem xét chia cho ông H thêm 01 suất thừa kế nên cần chia di sản thừa kế thành 06 phần cho 05 người thừa kế, trong đó ông H được chia 02 phần, cụ thể: phần của ông H có giá trị là 6.549.363.667 đồng, 04 người thừa kế còn lại được nhận kỷ phần thừa kế có tổng giá trị là 13.098.727.333 đồng.
Tại văn bản thỏa thuận về việc phân bổ di sản thừa kế lập ngày 16/10/2019 (bút lục 167) 04 chị em bà C, Th, O, V cùng thống nhất nội dung phần tài sản thừa kế của 04 chị em sẽ được gộp chung chia làm 06 phần theo tỷ lệ: bà C và bà O mỗi người 01 phần, bà Th và bà V mỗi người 02 phần. Do đó, phần bà Th và bà V mỗi người nhận tài sản thừa kế có giá trị 4.366.242.444 đồng và phần bà C (do người kế thừa nhận), bà O có giá trị 2.183.121.222 đồng.
Do tài sản thừa kế để lại là đất và các đương sự cũng đều có nhu cầu nhận đất, cấp sơ thẩm chia đất cho các người thừa kế là phù hợp nên cần giao cho ông H phần đất có căn nhà thờ diện tích 932,2 m2 mà ông cùng các con đang sinh sống, có trị giá 5.750.000.000 đồng, các người thừa kế còn lại được nhận các phần đất theo bản án sơ thẩm đã tuyên và có nghĩa vụ thanh toán cho ông H phần chênh lệch do phần đất đã nhận có tổng trị giá cao hơn so với phần được hưởng, cụ thể bà Th 263.757.656 đồng, bà O 117.243.778 đồng, bà V 274.757.556 đồng và các người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà C (trong phạm vi di sản của bà C để lại) là 142.878.778 đồng.
[4] Từ những nhận định trên, có căn cứ chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn, chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh, sửa bản án sơ thẩm.
[5] Về án phí:
5.1. Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Hùng, bà Vân, những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà C (trừ ông Lạc) phải chịu án phí có giá ngạch trên giá trị tài sản thừa kế được hưởng; bà Thành, bà O , ông Lạc được miễn án phí.
Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà C phải chịu án phí đối với di sản thừa kế được hưởng; do ông Trần Phát L là người cao tuổi nên được xem xét miễn án phí theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Quốc Hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án, nên những người kế thừa quyền và nghĩa vụ còn lại phải liên đới phần án phí (75.662.424 đồng – 1/5 x 75.662.424 đồng) = 60.529.939 đồng trong phạm vi di sản do bà Triệu Thị C để lại.
5.2. Án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của bị đơn được chấp nhận một phần nên bị đơn không phải chịu.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 147, 217, 218, 219 và 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 688 Bộ luật Dân sự 2005; các điều 166, 236, 609, 610, 612, 650, 651 và 660 Bộ luật Dân sự 2015; các điều 1 và 2 Luật Đất đai năm 1993; Điều 50 Luật Đất đai năm 2003; các điều 100 và 106 Luật Đất đai năm 2013; điểm đ khoản 1 Điều 12 và khoản 7 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 quy định về án phí và lệ phí Tòa án.
- Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Triệu Quốc H.
- Sửa Bản án Dân sự sơ thẩm số 67/2020/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện G, tỉnh Tây Ninh.
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về việc “Tranh chấp di sản thừa kế” với bị đơn ông Triệu Quốc H.
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về việc chia di sản thừa kế đối với phần đất có diện tích 10.369,8 m2 thuộc các thửa 93, 95, 96 và 97 tờ bản đồ số 14 (bản đồ VN 2000) tọa lạc tại xã An Thạnh, huyện Bến Cầu.
1.1 Giao những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà Triệu Thị C là ông Trần Phát L, chị Trần Thị Quỳnh Tr, chị Trần Thị Diễm Tr, chị Trần Thị Thảo Tr và chị Trần Thị Uyên Tr được quyền quản lý, sử dụng các phần đất bao gồm:
1.1.1 Diện tích 221,5 m2/953,4 m2 thuộc 01 phần thửa đất số 103, tờ bản đồ số 18, loại đất ODT 50 m2 + LNK 171,5 m2. Tứ cận: Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 6,7 mét, Tây giáp thửa 102 dài 5,5 mét, Nam giáp phần bà Th được chia dài 36,20 mét, Bắc giáp phần bà O được chia dài 36,87 mét. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại thị trấn G.
1.1.2 Diện tích 2758,5 m2/10960 m2, loại đất LUC, thuộc 01 phần các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005). Tứ cận: Đông giáp phần bà V được chia dài 171,95 mét, Tây giáp phần bà Th được chia dài 172,17 mét, Nam giáp thửa 344 dài 15,54 mét, Bắc giáp đường đất dài 16,58 mét.
1.2 Giao bà Triệu Thị Th được quyền quản lý, sử dụng các phần đất bao gồm:
1.2.1 Diện tích 331,1 m2, thuộc thửa 162, tờ bản đồ số 19 (bản đồ VN 2000) loại đất loại đất ODT 200 m2 + CLN 131,1 m2. Tứ cận: Đông giáp thửa 164 dài 23,72 mét, Tây giáp đường Ngô Gia Tự dài 6,53 mét, Nam giáp các thửa 195, 196, 197, 199 dài 23,74 mét 6,09 5,91 mét 6,41 8,97 mét, ắc giáp đường bê tông dài 30,47 mét.
1.2.2 Diện tích 260,3 m2/953,4 m2, thuộc 01 phần các thửa đất số 103, tờ bản đồ số 18, loại đất ODT 50 m2 + LNK 210,3 m2. Tứ cận: Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 8 mét, Tây giáp thửa 102 dài 6,58 mét, Nam giáp phần bà V được chia dài 35,45 mét, Bắc giáp phần bà C được chia dài 36,20 mét.
Cả 02 phần đất trên đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
1.2.3 Diện tích 2795,5 m2/10960 m2, loại đất LUC, thuộc 01 phần các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005). Tứ cận: Đông giáp phần bà C được chia dài 172,17 mét, Tây giáp các thửa 223, 236, 259, 270, 290, 316, Nam giáp thửa 344 dài 15,55 mét, Bắc giáp đường đất dài 16,60 mét.
1.3 Giao bà Triệu Kim O được quyền quản lý, sử dụng các phần đất bao gồm:
1.3.1 Diện tích 224,8 m2/953,4 m2 thuộc 01 phần thửa đất số 103, tờ bản đồ số 18, loại đất ODT 50 m2 + LNK 174,8 m2. Tứ cận: Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 6,7 mét, Tây giáp thửa 102 dài 5,5 mét, Nam giáp phần bà C được chia dài 36,87 mét, Bắc giáp thửa 94 dài 37,57 mét. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
1.3.2 Diện tích 2648,8 m2/10960 m2, loại đất LUC thuộc huyện Trảng Bàng, thuộc 01 phần các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005) Tứ cận: Đông giáp các thửa 249, 272, 291, 306 và 330 dài 171,83 mét, Tây giáp phần bà V được chia dài 171,75 mét, Nam giáp thửa 344 dài 15,54 mét, Bắc giáp đường đất dài 16,60 mét.
gồm:
1.4 Giao bà Triệu Kim V được quyền quản lý, sử dụng các phần đất bao 1.4.1 Diện tích 130 m2 thuộc thửa 42, tờ bản đồ số 26 (bản đồ VN 2000), loại đất ODT. Tứ cận Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 10, 29 mét, Tây giáp thửa 38 dài 10,81 mét, Nam giáp đường bê tông dài 11,34 mét, Bắc giáp thửa 41 dài 13,63 mét.
1.4.2 Diện tích 246,8 m2/953,4 m2 thuộc 01 phần các thửa đất số 103, tờ bản đồ số 18, loại đất ODT 50 m2 + LNK 196,8 m2 Tứ cận: Đông giáp đường Ngô Gia Tự dài 7,73 mét, Tây giáp thửa 102 dài 6,35 mét, Nam giáp đường bê tông dài 34,77 mét, Bắc giáp phần bà Th được chia dài 35,45 mét.
Cả hai phần đất đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại thị trấn G, huyện Gò Dầu.
1.4.3 Diện tích 2757,2 m2/10960 m2, loại đất LUC thuộc 01 phần các thửa đất số 237, 248, 271, 280, 305 và 317, tờ bản đồ số 03 (bản đồ 2005). Tứ cận: Đông giáp phần bà O được chia dài 171,75 mét, Tây giáp phần bà C được chia dài 171,95 mét, Nam giáp thửa 344 dài 15,54 mét, Bắc giáp đường đất dài 16,60 mét.
Các diện tích đất thuộc các Mục 1.1.2, 1.2.3, 1.3.2, 1.4.3 tọa lạc tại ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cụ Triệu Văn Đức đứng tên được Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bàng cấp số vào sổ 1145, ngày 26-3-1996.
1.5 Giao ông Triệu Quốc H được quyền quản lý, sử dụng phần đất diện tích 932,2 m2 thuộc thửa đất số 127, tờ bản đồ số 19 (bản đồ VN 200), loại đất ODT 200 m2 + 732,2 m2. Tứ cận: Đông giáp các thửa 128 và 129 dài 26,69 mét, Tây giáp đường Ngô Gia Tự dài 23 mét; Nam giáp các thửa 161 và 163 dài 39,17 mét, Bắc giáp đường bê tông dài 36,19 mét. Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
Các đương sự có quyền và nghĩa vụ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như nội dung phần quyết định đã tuyên, khi bản án có hiệu lực pháp luật.
2. Các nguyên đơn bà Triệu Thị Th, bà Triệu Kim O, bà Triệu Kim V và những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà Triệu Thị C là ông Trần Phát L, chị Trần Thị Quỳnh Tr, chị Trần Thị Diễm Tr, chị Trần Thị Thảo Tr và chị Trần Thị Uyên Tr có nghĩa vụ thanh toán cho ông Triệu Quốc H số tiền chênh lệch tài sản thừa kế được hưởng cụ thể:
- Ông Trần Phát L và các con gồm: chị Trần Thị Quỳnh Tr, chị Trần Thị Diễm Tr, chị Trần Thị Thảo Tr và chị Trần Thị Uyên Tr có nghĩa vụ liên đới thanh toán cho ông Triệu Quốc H số tiền 142.878.778 đồng (Một trăm bốn mươi hai triệu tám trăm bảy mươi tám ngàn bảy trăm bảy mươi tám đồng) trong phạm vi di sản do bà Triệu Thị C để lại.
- Bà Triệu Thị Th có nghĩa vụ thanh toán cho ông Triệu Quốc H số tiền 263.757.556 đồng (Hai trăm sáu mươi ba triệu bảy trăm năm mươi bảy ngàn năm trăm năm mươi sáu đồng).
- Bà Triệu Thị O có nghĩa vụ thanh toán cho ông Triệu Quốc H số tiền 117.243.778 đồng (Một trăm mười bảy triệu hai trăm bốn mươi ba ngàn bảy trăm bảy mươi tám đồng).
- Bà Triệu Thị V có nghĩa vụ thanh toán cho ông Triệu Quốc H số tiền 274.757.556 đồng (Hai trăm bảy mươi bốn triệu bảy trăm năm mươi bảy ngàn năm trăm năm mươi sáu đồng).
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nếu người phải thi hành án chưa trả đủ số tiền nêu trên, thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải trả cho người được thi hành án số tiền lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn L về việc đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất đối với phần đất có diện tích 186,6 m2/331,1 m2 thuộc thửa 162, tờ bản đồ số 19 tọa tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
4. Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của ông Lê Văn L đối với phần đất có diện tích 147,3 m2/331,1 m2 thuộc thửa 162, tờ bản đồ số 19 tọa lạc tại thị trấn G, huyện G.
5. Về tài sản trên đất: Các đương sự không có tranh chấp nên không đặt ra giải quyết.
6. Về việc ông H đang cho thuê đất đối với các phần đất diện tích 130 m2, 10.369,8 m2 và 10.960 m2 tất cả các đương sự đều không có yêu cầu nên Hội đồng xét xử không đặt ra giải quyết.
7. Về án phí Bà Triệu Kim V phải chịu 112.366.242 đồng (Một trăm mười hai triệu ba trăm sáu mươi sáu ngàn hai trăm bốn mươi hai đồng) khấu trừ số tiền tạm ứng án phí bà V đã nộp 19.500.000 đồng (Mười chín triệu năm trăm ngàn đồng) theo biên lai thu số 0009845 ngày 06-12-2019 và 15.669.000 đồng (Mười lăm triệu sáu trăm sáu mươi chín ngàn đồng) theo biên lai thu số 0012194 ngày 14-9- 2020, còn phải nộp 77.197.242 đồng (Bảy mươi bảy triệu một trăm chín mươi bảy ngàn hai trăm bốn mươi hai đồng). Tất cả các biên lai thu đều của Chi cục Thi hành án dân sự huyện G.
Ông Triệu Quốc H phải chịu 114.549.364 đồng (Một trăm mười bốn triệu năm trăm bốn mươi chín ngàn ba trăm sáu mươi bốn đồng).
- Chị Trần Thị Quỳnh Tr, chị Trần Thị Diễm Tr, chị Trần Thị Thảo Tr và chị Trần Thị Uyên Tr có nghĩa vụ liên đới chịu 60.529.939 đồng (Sáu mươi triệu năm trăm hai mươi chín ngàn chín trăm ba mươi chín đồng) trong phạm vi di sản do bà Triệu Thị C để lại.
7.2 Án phí dân sự phúc thẩm:
Hoàn trả cho ông Triệu Quốc H 300.000 đồng (Ba trăm ngàn đồng) tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo biên lai thu số 0012303 ngày 12/10/2020 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện G.
8. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản: Bà V tự nguyện chịu toàn bộ chi phí số tiền 44.192.000 đồng (Bốn mươi bốn triệu một trăm chín mươi hai ngàn đồng). Ghi nhận bà V đã nộp tạm ứng số tiền 44.192.000 đồng (Bốn mươi bốn triệu một trăm chín mươi hai ngàn đồng) và đã chi xong.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tranh chấp di sản thừa kế số 17/2022/DS-PT
Số hiệu: | 17/2022/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Tây Ninh |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 23/02/2022 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về