Bản án 93/2019/HS-ST ngày 15/10/2019 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm

A ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THUỶ NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 93/2019/HS-ST NGÀY 15/10/2019 VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ LÀ THỰC PHẨM

Ngày 15 tháng 10 năm 2019 tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện T, thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 93/2019/TLST-HSST ngày 09 tháng 9 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 94/2019/QĐXXST-HS ngày 30 tháng 9 năm 2019 đối với bị cáo:

Lê Văn G (tên gọi khác: H), sinh năm 1982; tại Hải Phòng. Nơi cư trú: Thôn 7, xã T, huyện T, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 4/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Văn Ch, sinh năm 1963 và bà Đỗ Thị L, sinh năm 1962 (đã chết); vợ là Phạm Thị Thanh M, sinh năm 1984; có 02 con, con lớn sinh năm 2007, con nhỏ sinh năm 2012; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 10/5/2019; có mặt.

Bị hại: Ông Nguyễn Quý Q, sinh năm 1958 và bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1959; trú tại: Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội; ông Q có mặt, bà D vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội D vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 09/01/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện T tiếp nhận đơn tố cáo của Ông Nguyễn Quý Q, sinh năm 1958 và bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1959; trú tại: Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội- chủ cơ sở “Ô mai phố cổ” tố cáo Lê Văn G (tên thường gọi là H), trú tại: xã T, huyện T, thành phố Hải Phòng có hành vi sản xuất, buôn bán sản phẩm “mứt dừa bao tử” làm giả thương hiệu, nơi sản xuất của “Ô mai phố cổ”. Ông Q phát hiện tại cửa hàng T ở xã A, T, Hải Phòng và của hàng X ở xã T, T, Hải Phòng có bán sản phẩm “mứt dừa bao tử” do anh G sản xuất và giao nộp cho Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra 02 gói “mứt dừa bao tử” được mua tại hai cửa hàng nêu trên.

Khoảng 13 giờ 50 phút ngày 09/01/2019, Tổ công tác Công an huyện T làm nhiệm vụ tại tỉnh lộ 359 thuộc địa phận thôn 3, xã T, T, Hải Phòng phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 15D-013.76 do Lê Văn G, sinh năm 1982, trú tại thôn 7, xã T, huyện T, thành phố Hải phòng điều khiển có biểu hiện nghi vấn chở hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Quá trình kiểm tra lực lượng Công an phát hiện trên thùng xe ô tô có 15 gói “mứt dừa bao tử” loại 500g/gói, miếng sợi nhỏ màu vàng; 62 gói “mứt dừa bao tử” loại 500g/gói, miếng sợi nhỏ màu trắng; 15 gói “mứt dừa bao tử loại 500g/gói, miếng nhỏ màu xanh; 100 gói mứt dừa sợi loại 300g/gói; 18 gói nho vàng loại 500g/gói; 20 gói nho xanh loại 500g/gói; 30 gói nho xanh loại 220g/gói. Tất cả các mặt hàng trên, trên bao bì sản phẩm đều dán nhãn ghi “CP Ô mai phố cổ”, “cơ sở sản xuất ô mai phố cổ”, “số 66 ngõ 219 Đê Tô Hoàng, p. Cầu Dền, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội”, G không cung cấp được giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc số hàng hóa trên.

Quá trình làm việc Lê Văn G đã tự nguyện dẫn lực lượng Công an về nơi ở của G tại thôn 7, xã T, huyện T, Hải Phòng. Tại đây cơ quan Công an thu giữ: 105 gói “nho xanh” (loại gói 500g); 290 gói “nho xanh”(loại gói 220g); 15 gói “nho vàng”(loại gói 400g); 85 gói “nho vàng”(loại gói 220g); 90 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu trắng (loại 500g/gói); 40 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng to màu trắng (loại 500g/gói); 110 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu vàng (loại 500g/gói); 55 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu xanh (loại 500g/gói); 28 gói “mứt dừa bao tử” dạng sợi màu trắng (loại 300g/gói); 1.800 nhãn ghi tên sản phẩm “Nho vàng”; 700 nhãn ghi tên sản phẩm “Nho xanh”; 800 nhãn ghi tên sản phẩm “Mứt dừa bao tử”; 17 túi nilon đã dán nhãn “Mứt dừa bao tử”; 09 túi nilon đẫ dán nhãn “Nho vàng”;

10 túi nilon đã dán nhãn “Nho xanh”. Toàn bộ mặt hàng đã được đóng gói thành phẩm, bên ngoài có dán nhãn, nhãn, vỏ túi đã dán nhãn đều ghi nội D: “CP Ô mai phố cổ”, “cơ sở sản xuất ô mai phố cổ”, “Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội”. Ngoài ra, lực lượng Công an còn thu giữ: 01 máy dập hạn sử dụng loại cầm tay ghi sản xuất tại Công ty TNHH SXTM và xuất nhập khẩu Quang Trung; 01 máy hàn mép túi nilon cũ đã qua sử dụng; 01 cân đồng hồ loại 02 kg, ghi sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa cũ đã qua sử dụng; 01 vỏ chai nhựa được tái chế thành phễu; 02 vỏ thùng bìa catton; 50 vỏ túi zip kích thước 20cmx30cm; 05 kg dừa sợi chưa đóng gói. Lực lượng Công an đã lập biên bản và dẫn giải G cùng toàn bộ số tang vật về trụ sở cơ quan Công an.

Ti Công văn số 122/SHTT-TTKN ngày 10/01/2019 của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ cung cấp: Bà Nguyễn Thị D địa Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội là chủ sở hữu nhãn hiệu “CP Ô mai phố cổ, hình” không bảo hộ riêng “C”, “P”, “Ô mai” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 198547 cho sản phẩm “ô mai hoa quả” thuộc nhóm 29.

Ti bản Kết luận giám định số 02/KLGĐ ngày 30/01/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hải Phòng kết luận: Các nội D ghi trên tem, nhãn dán các sản phẩm thu giữ tại nhà Lê Văn G so sánh với tem, nhãn hiệu sản phẩm của cơ sở Ô mai phố cổ là không cùng một bản in. Không tìm thấy một số chất độc thường gặp.

Ti bản Kết luận giám định số 08 HPL/KLGĐ(Đ6) ngày 07/6/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hải Phòng kết luận: Các mẫu Nho xanh, Nho vàng và Mứt dừa thu giữ tại nhà Lê Văn G và trên xe ô tô biển kiểm soát 15D-013.76 gửi giám định đều là thực phẩm (bút lục số 50).

Ngày 06/3/2019, Hội đồng định giá tài sản trong Tố tụng hình sự kết luận: 125 gói nho xanh (loại 500g/gói), 320 gói nho xanh (loại 220g/gói), 33 gói nho vàng (loại 400g/gói), 85 gói nho vàng (loại 220g/gói), 152 gói mứt dừa bao tử dạng miếng nhỏ màu trắng (loại 500g/gói), 40 gói mứt dừa bao tử dạng miếng to màu trắng (loại 500g/gói), 125 gói mứt dừa bao tử dạng miếng nhỏ màu vàng (loại 500g/gói), 70 gói mứt dừa bao tử dạng miếng nhỏ màu xanh (loại 500g/gói), 43 gói mứt dừa bao tử dạng sợi màu trắng (loại 300g/gói) có tổng giá trị là 39.374.000 đồng.

Ti Cơ quan điều tra Lê Văn G khai: Lê Văn G là người phân phối các sản phẩm của cơ sở sản xuất “Ô mai phố cổ” - địa chỉ: Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Quý Q làm chủ để về cung cấp cho thị trường thành phố Hải Phòng từ khoảng năm 2013 đến nay. Nhận thấy, việc mua các sản phẩm của cơ sở sản xuất “Ô mai phố cổ” về bán thu lợi không cao nên G đã nảy sinh ý định làm giả các sản phẩm “nho xanh”, “nho vàng”, “mứt dừa bao tử” mang nhãn hiệu “Ô mai phố cổ” để bán nhằm thu lời cao hơn. Thực hiện ý định trên G đã mua máy hàn mép túi; máy dập hạn sử dụng; cân; phễu tự chế; bút dạ; thùng bìa cactong; bao bì, nhãn mác ghi thông tin “CP Ô mai phố cổ”, “cơ sở sản xuất ô mai phố cổ”, “Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội” và các nguyên liệu như mứt dừa non, mứt dừa già, nho khô xanh, nho khô vàng ở khu vực chợ Đ, thành phố Hà Nội của người không quen biết để về đóng gói sản phẩm. Sau khi mua được máy móc, thiết bị, bao bì, nguyên liệu, nhãn mác, G mang về nhà kho của gia đình tại thôn 7, xã T, huyện T, thành phố Hải Phòng. G cho các nguyên liệu đã mua vào trong vỏ túi và cho lên cân theo khối lượng tưng ứng trên vở túi. Sau đó dùng máy dập hạn sử dụng để dập ngày sản xuất và hạn sử dụng lên sản phẩm rồi dùng máy hàn mép túi để dập kín các sản phẩm lại rồi dán nhãn mắc lên từng sản phẩm tương ứng như thật. Do nhãn “mứt dừa bao tử” chỉ có một loại đã in sẵn khối lượng 300g nên khi sản xuất sản phẩm “mứt dừa bao tử” loại 500g thì G dùng bút dạ màu đen sửa 300g thành 500g. G sử dụng xe ô tô biển kiểm soát 15B - 031.76 chở các sản phẩm đã được đóng gói hoàn chỉnh như thật giao bán cho khách có nhu cầu trên địa bàn huyện T, Hải Phòng. G đã đến cửa hàng tạp hóa Xuân Trường do bà Bùi Thị X, sinh năm 1965 ở thôn Q, xã T làm chủ và cửa hàng tạp hóa Tú Cảnh do ông Trần Văn T, sinh năm 1960 ở thôn A, xã A làm chủ giao khoảng 5-7 gói “mứt dừa bao tử” để làm mẫu, chào bán thử cho khách nhưng cả hai cửa hàng này đều chưa trả tiền cho G. Bà Xuân và ông Tú không biết những gói “mứt dừa bao tử” đó là hàng giả thương hiệu “Ô mai phố cổ” do G tự sản xuất ra và tự nguyên giao nộp những sản phẩm do G gửi bán.

Ti cơ quan điều tra Bà Nguyễn Thị D và ông Nguyễn Quý Q (chồng bà D) đều ở Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội” là chủ hộ kinh doanh ô mai phố cổ trình bày: Hộ kinh doanh ô mai phố cổ được Phòng Tài chính – Kế hoạch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh “sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, bánh mứt kẹo, ô mai”, địa chỉ tại số Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội”. Nhãn hiệu “ô mai phố cổ” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Đăng bạ quốc gia nhãn hiệu. Lê Văn G là khách hàng thường xuyên mua các sản phẩm “ô mai phố cổ” do hộ gia đình ông bà sản xuất để bán lại tại thị trường thành phố Hải Phòng. Ông bà không đồng ý cho G dùng nhãn hiệu “ô mai phố cổ” để trực tiếp sản xuất các sản phẩm Nho xanh, Nho vàng và Mứt dừa. Ông Q, bà D không yêu cầu, đề nghị G bồi thường thiệt hại và đề nghị xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho G.

Vt chứng của vụ án gồm: 123 gói “nho xanh” (loại 500/gói); 318 gói “nho xanh” (loại 220g/gói); 31 gói “nho vàng” (loại gói 400g/gói); 83 gói “nho vàng” (loại 220g/gói); 152 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu trắng (loại 500g/gói); 38 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng to màu trắng (loại 500g/gói); 123 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu vàng; 68 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu xanh (loại 500g/gói); 41 gói “mứt dừa bao tử” dạng sợi màu trắng (loại 300g/gói); 1.799 nhãn ghi tên sản phẩm “Nho vàng”; 699 nhãn ghi tên sản phẩm “Nho xanh”; 793 nhãn ghi tên sản phẩm “Mứt dừa bao tử”; 16 túi nilon đã dán nhãn “Mứt dừa bao tử”; 08 túi nilon đã dán nhãn “Nho vàng”; 09 túi nilon đã dán nhãn “Nho xanh”; 01 máy dập hạn sử dụng loại cầm tay ghi sản xuất tại Công ty TNHH SXTM và xuất nhập khẩu Quang Trung; 01 máy hàn mép túi nilon cũ đã qua sử dụng; 01 cân đồng hồ loại 02 kg, ghi sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa, cũ đã qua sử dụng; 01 vỏ chai nhựa được tái chế thành phễu; 02 vỏ thùng bìa cactong; 48 vỏ túi díp kích thước 20x30cm; 04 kg dừa sợi chưa đóng gói. Tất cả được niêm phòng trong 39 thùng cattong có dán giấy niêm phong; 01 phong bì niêm phong chứa 01 bút dạ màu đen; 01 xe ô tô BKS: 15D - 013.76, chuyển Chi cục Thi hành án dân sự huyện T quản lý.

Tại Cáo trạng số 93/CT - VKSTN ngày 09/9/2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thuỷ Nguyên đã truy tố Lê Văn G về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, theo quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội đúng như nội D cáo trạng đã truy tố và xin Hội đồng xét xử xem xét được hưởng mức hình phạt nhẹ nhất.

Bị hại là ông Nguyễn Quý Q khai: Hộ kinh doanh ô mai phố cổ được Phòng Tài chính – Kế hoạch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh “sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, bánh mứt kẹo, ô mai”, địa chỉ tại Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội. Nhãn hiệu “ô mai phố cổ” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Đăng bạ quốc gia nhãn hiệu. Lê Văn G là khách hàng thường xuyên mua các sản phẩm “ô mai phố cổ” do hộ gia đình ông bà sản xuất để bán lại tại thị trường thành phố Hải Phòng. Ông bà không đồng ý cho bị cáo G dùng nhãn hiệu “ô mai phố cổ” để trực tiếp sản xuất các sản phẩm Nho xanh, Nho vàng và Mứt dừa. Ông Q không yêu cầu bị cáo Lê Văn G bồi thường thiệt hại và đề nghị xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Bà Nguyễn Thị D vắng mặt tại phiên tòa nhưng có lời khai trong hồ sơ thống nhất với lời khai của ông Nguyễn Phú Q.

Đại diện Viện kiểm sát trình bày lời luận tội, sau khi phân tích, đánh giá tính chất của vụ án, mức độ hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đặc điểm nhân thân từng bị cáo đã đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 1 Điều 193; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Lê Văn G mức hình phạt từ 24 (hai mươi tư) đến 30 (ba mươi) tháng tù về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, ấn định thời gian thử thách, giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Ngoài ra, Kiểm sát viên còn đề nghị Hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo, xử lý vật chứng và buộc bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Về dân sự đã giải quyết xong ở giai đoạn điều tra, người bị hại không còn yêu cầu đề nghị gì nên Kiểm sát viên không đề cập giải quyết.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội D vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện T, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện T, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp. Hành vi, quyết định tố tụng của thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa đã thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

[2] Lời khai của bị cáo tại phiên toà phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với Kết luận giám định số 02/KLGĐ ngày 30/01/2019 và Kết luận giám định số 08 HPL/KLGĐ(Đ6) ngày 07/6/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hải Phòng, phù hợp với lời khai bị hại, người làm chứng, vật chứng thu giữ và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, có đủ căn cứ kết luận: Khoảng tháng 12 năm 2018, Lê Văn G đã có hành vi mua các máy móc, công cụ, phương tiện, các nguyên liệu thực phẩm “nho xanh”, “nho vàng”, “mứt dừa bao tử” để thực hiện việc sản xuất, đóng gói làm giả thành các sản phẩm thực phẩm “nho xanh”, “nho vàng”, “mứt dừa bao tử” mang nhãn hiệu “CP Ô mai phố cổ”, “cơ sở sản xuất ô mai phố cổ”, “Số 66, ngõ 219, phường C, quận H, thành phố Hà Nội” với mục đích để bán cho người tiêu dùng bị cơ quan Công an phát hiện bắt giữ ngày 09/01/2019. Hành vi của bị cáo Lê Văn G đã thoả mãn cấu thành tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” vi phạm Khoản 1 Điều 193 Bộ luật Hình sự như Cáo trạng đã truy tố là có căn cứ và đúng pháp luật.

Hành vi mà bị cáo thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, không những trực tiếp xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà nước mà còn xâm phạm đến quyền bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nên cần phải xét xử mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và đặc điểm nhân thân bị cáo.

[3] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

[4] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Tại cơ điều tra và tại phiên tòa bị cáo đều khai báo thành khẩn và tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi phạm tội là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, bị cáo có ông nội được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến, người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt nên bị cáo được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, là căn cứ để xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

[5] Sau khi xem xét, đánh giá tính chất của vụ án, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và đặc điểm nhân thân bị cáo. Hội đồng xét xử thấy rằng: Nhân thân bị cáo không có tiền án, tiền sự; bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mặt khác, bị cáo có nơi cư trú ổn định, rõ ràng. Vì vậy không cần thiết phải cách ly xã hội một thời gian đối với bị cáo, sau khi ấn định mức hình phạt tù có thể áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự, cho bị cáo được hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách và giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục như đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa cũng đủ tác dụng giáo dục cải tạo riêng bị cáo và thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

[6] Về hình phạt bổ sung: Theo Khoản 5 Điều 193 Bộ luật Hình sự thì bị cáo còn có thể bị phạt tiền nhưng xét thất bị cáo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có công việc ổn định nên Hội đồng xét xử miễn áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo.

[7] Về dân sự: Đã giải quyết xong tại giai đoạn điều tra, người bị hại không còn yêu cầu, đề nghị gì nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.

[8] Về xử lý vật chứng: Hiện Chi cục Thi hành án dân sự huyện T đang quản lý: 123 gói “nho xanh” (loại 500/gói); 318 gói “nho xanh” (loại 220g/gói); 31 gói “nho vàng” (loại gói 400g/gói); 83 gói “nho vàng” (loại 220g/gói); 152 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu trắng (loại 500g/gói); 38 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng to màu trắng (loại 500g/gói);

123 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu vàng; 68 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu xanh (loại 500g/gói); 41 gói “mứt dừa bao tử” dạng sợi màu trắng (loại 300g/gói); 1.799 nhãn ghi tên sản phẩm “Nho vàng”; 699 nhãn ghi tên sản phẩm “Nho xanh”; 793 nhãn ghi tên sản phẩm “Mứt dừa bao tử”;

16 túi nilon đã dán nhãn “Mứt dừa bao tử”; 08 túi nilon đã dán nhãn “Nho vàng”; 09 túi nilon đã dán nhãn “Nho xanh”; 01 máy dập hạn sử dụng loại cầm tay ghi sản xuất tại Công ty TNHH SXTM và xuất nhập khẩu Quang Trung; 01 máy hàn mép túi nilon cũ đã qua sử dụng; 01 cân đồng hồ loại 02 kg, ghi sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa, cũ đã qua sử dụng; 01 vỏ chai nhựa được tái chế thành phễu; 02 vỏ thùng bìa cactong; 48 vỏ túi díp kích thước 20x30cm; 04 kg dừa sợi chưa đóng gói. Tất cả được niêm phòng trong 39 thùng cattong có dán giấy niêm phong; 01 phong bì niêm phong chứa 01 bút dạ màu đen; 01 xe ô tô BKS: 15D - 013.76 có dán giấy niêm phong có chữ ký của các thành phần tham gia .

Xét 01 xe ô tô BKS: 15D - 013.76 là tài sản chung thuộc sở hữu của gia đình bị cáo, dùng để chở hàng thật, việc bị cáo sử dụng để chở hàng giả, gia đình bị cáo không biết nên trả lại cho bị cáo sử dụng. Đối 01 máy dập hạn sử dụng loại cầm tay; 01 máy hàn mép túi nilon; 01 cân đồng hồ loại 02 kg là vật chứng sử dụng vào mục đích phạm tội nên tich thu phát mại sung quya Nhà nước. Các vật chứng còn lại trực tiếp liên quan đến tội phạm và không còn giá trị sử dụng nên tịch thu tiêu hủy là phù hợp với quy định Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

[9] Về án phí và quyền kháng cáo: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm và được quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 193; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự; xử phạt: Lê Văn G 30 (Ba mươi) tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”. Thời gian thử thách là 60 (sáu mươi) tháng, tính từ ngày tuyên án.

Giao các bị cáo Lê Văn G cho Ủy ban nhân dân xã T, huyện T, thành phố Hải Phòng giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự: Tuyên:

- Tịch thu tiêu hủy: 123 gói “nho xanh” (loại 500/gói); 318 gói “nho xanh” (loại 220g/gói); 31 gói “nho vàng” (loại gói 400g/gói); 83 gói “nho vàng” (loại 220g/gói); 152 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu trắng (loại 500g/gói); 38 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng to màu trắng (loại 500g/gói); 123 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu vàng; 68 gói “mứt dừa bao tử” dạng miếng nhỏ màu xanh (loại 500g/gói); 41 gói “mứt dừa bao tử” dạng sợi màu trắng (loại 300g/gói); 1.799 nhãn ghi tên sản phẩm “Nho vàng”; 699 nhãn ghi tên sản phẩm “Nho xanh”; 793 nhãn ghi tên sản phẩm “Mứt dừa bao tử”; 16 túi nilon đã dán nhãn “Mứt dừa bao tử”; 08 túi nilon đã dán nhãn “Nho vàng”; 09 túi nilon đã dán nhãn “Nho xanh”; 01 vỏ chai nhựa được tái chế thành phễu; 02 vỏ thùng bìa cactong; 48 vỏ túi díp kích thước 20x30cm; 04 kg dừa sợi chưa đóng gói. Tất cả được niêm phòng trong 39 thùng cattong có dán giấy niêm phong; 01 phong bì niêm phong chứa 01 bút dạ màu đen;

- Tịch thu phát mại sung quỹ Nhà nước các vật chứng : 01 máy dập hạn sử dụng loại cầm tay ghi sản xuất tại Công ty TNHH SXTM và xuất nhập khẩu Quang Trung; 01 máy hàn mép túi nilon cũ đã qua sử dụng; 01 cân đồng hồ loại 02 kg, ghi sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa, cũ đã qua sử dụng;

- Trả lại cho bị cáo Lê Văn G 01 xe ô tô BKS: 15D - 013.76 có dán giấy niêm phong có chữ ký của các thành phần tham gia.

(Các vật chứng nêu trên có đặc điểm được mô tả tại biên bản giao nhận vật chứng ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, thành phố Hải Phòng).

Về án phí: Căn cứ Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Xử: Bị cáo Lê Văn G phải chịu 200.000 (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Bị cáo, người bị hại có mặt được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tuyên án. Người bị hại vắng mặt được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7 và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

887
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 93/2019/HS-ST ngày 15/10/2019 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm

Số hiệu:93/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 15/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;