Bản án 350/2017/HSST ngày 19/09/2017 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 350/2017/HSST NGÀY 19/09/2017 VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ LÀ THUỐC CHỮA BỆNH, THUỐC PHÒNG BỆNH

Ngày 19/9/2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 381/2017/HSST ngày 13/7/2017 đối với các bị cáo:

1/ Mai Công P; sinh năm 1953 tại Đồng Tháp; hộ khẩu thường trú: Đô Đốc L, phường Tân Q, quận Tân P, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: buôn bán tự do; trình độ văn hóa: 9/12; hoàn cảnh gia đình: bị cáo có vợ và 04 người con, con lớn nhất sinh năm 1971, con nhỏ nhất sinh năm 1981; con ông: Mai Văn T (sống); con bà: Trần Thị C (sống); tiền án: Ngày 26/3/2010, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 05 năm 06 tháng tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”; thời hạn tù tính từ ngày 14/01/2009; tiền sự: không; bị cáo bị tạm giam từ ngày 25/8/2016 (có mặt)

2/ Mai Thanh H1; tên gọi khác: M; sinh năm 1977 tại Đồng Tháp; hộ khẩu thường trú: Đô Đốc L, phường Tân Q, quận Tân P, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: không; trình độ học vấn: 4/12; hoàn cảnh gia đình: bị cáo chưa có vợ, con; con ông: Mai Công P (sống); con bà: Nguyễn Thị L (sống); tiền án: Ngày 20/8/2012, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử là 05 năm tính từ ngày tuyên án về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Ngày 09/01/2013, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao rút kháng nghị bản án sơ thẩm ngày 20/8/2012; tiền sự: không; tạm giam từ ngày 25/8/2016 (có mặt)

3/ Khưu Tuấn C; sinh năm 1969 tại Thành phố Hồ Chí Minh; hộ khẩu thường trú: đường Lò G, Phường A, Quận X, Thành phố Hồ Chí Minh; chỗ ở: đường Lồng Đ, Rạch Cát Bến L, Phường B, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: tự do; trình độ văn hóa: 7/12: hoàn cảnh gia đình: có vợ và 01 con sinh năm 1998; con ông: Khưu S (sống); con bà: Khưu Tô Hà M (sống); tiền án: Ngày 25/8/2010, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 04 năm 06 tháng tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”. Thời hạn tù tính từ ngày 09/9/2009; tiền sự: không; tạm giam từ ngày 25/8/2016 (có mặt)

4/ Trần Quang S; sinh năm 1986 tại Thành phố Hồ Chí Minh; hộ khẩu thường trú: Võ Văn T, Phường A, Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh; chỗ ở: nhà không số đường Rạch Cát Bến L, Phường B, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: tự do; trình độ văn hóa: 9/12; con ông: Trần Quang D (chết); con bà: Nguyễn Thị Ngọc D (sống); tiền án: ngày 24/9/2009, Tòa án nhân dân Quận Z xử phạt 01 năm 10 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản”; Thời hạn tù tính từ ngày 27/02/2009. Ngày 22/8/2012, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 01 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Thời hạn tù tính từ ngày 09/4/2012. Ngày 22/5/2014, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm và tuyên phạt 03 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày 21/8/2013; tiền sự: không tạm giam từ ngày 25/8/2016 (có mặt)

5/ Trần Quang B; sinh năm 1990 tại Quảng Ngãi; hộ khẩu thường trú: đội Q, thôn E, xã Nghĩa N, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi; chỗ ở: Lê Cao L, phường Phú T, quận Tân P, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: in ấn bao bì; trình độ văn hóa: 9/12; hoàn cảnh gia đình: bị cáo chưa có vợ, con; con ông: Trần H (sống); con bà: Lê Thị Lệ C (sống); tiền án, tiền sự: không; tạm giam từ ngày 25/8/2016 (có mặt)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1/ Ông Lê Tòng N (có mặt)

Thường trú: Trần Văn Đ, Phường F, Quận Z, Thành phố Hồ Chí Minh

2/ Bà Nguyễn Thị Kim H2 (có mặt)

Thường trú: Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T, Thành phố Hồ ChíMinh

3/ Nguyễn Ngọc Kim S (có mặt)

Thường trú: Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T, Thành phố Hồ Chí Minh

4/ Ông Nguyễn Kim P (có mặt)

Thường trú: Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T, Thành phố Hồ Chí Minh

NHẬN THẤY

Các bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố về hành vi phạm tội như sau:

Vào lúc 11 giờ ngày 25/8/2016, Tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Tham nhũng – Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện và lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Mai Thanh H1 đang điều khiển xe gắn máy chở một thùng các tông bên trong có chứa thuốc tân dược dạng viên con nhộng không có nhãn hiệu từ nhà đường Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T để chở đến nhà không số, đường Lồng Đ, Rạch Cát Bến L, Phường B, Quận Y giao cho Khưu Tuấn C dùng sản xuất thuốc tân dược giả nhãn hiệu Pharmaton và Di Ansel.

Tại Cơ quan điều tra, Mai Thanh H1 khai nhận số thuốc tân dược bắt quả tang là thuốc tân dược nhãn hiệu IBUPARAVIC (do Công ty KHACOPHARMA sản xuất), được H mua tại quầy J7 chợ thuốc tân dược Quận 10, không có hóa đơn chứng từ, đem về nhà Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T để bóc bỏ vỉ, sau đó giao thuốc viên đã tách vỉ cho Khưu Tuấn C để C làm giả thuốc tân dược nhãn hiệu ngoại nhập khẩu, bán ra thị trường thu lợi. Trong khi H đang trên đường chở thuốc giao cho C thì bị bắt giữ.

Khám xét khẩn cấp nhà Khưu Tuấn C, địa chỉ: nhà không số, đường Lồng Đ, Rạch Cát Bến L, Phường B, Quận Y, phát hiện Khưu Tuấn C cùng Trần Quang S đang làm giả thuốc tân dược nhãn hiệu Pharmaton và Di Ansel. Qua đấu tranh, Khưu Tuấn C khai việc tiến hành sản xuất thuốc tân dược giả trên là do Mai Công P thuê. C nhận thuốc viên, bao bì, vỏ thuốc từ Mai Thanh H1 và Mai Công P, sau đó cùng Trần Quang S cùng làm giả thuốc tân dược nhãn hiệu ngoại nhập khẩu bằng cách tiến hành ép vỉ thuốc, cắt vỉ, đóng hộp thuốc để làm thuốc giả.

Khám xét khẩn cấp nhà của Mai Công P, địa chỉ: Bình H, huyện Bình C, phát hiện và thu giữ 04 thùng thuốc giả đã thành phẩm các loại và 02 thùng vỏ hộp thuốc làm giả các loại. Mai Công P thừa nhận có tổ chức sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả các loại, cách thức thực hiện như sau: P mua thuốc tân dược các loại do Việt Nam sản xuất, rồi giao cho Mai Thanh H1 bóc tách vỉ, lấy viên thuốc rời cùng bao bì thuốc tân dược giả, giao cho Khưu Tuấn C để sản xuất thuốc giả, sau đó giao lại cho P để mang đi tiêu thụ. Về bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu thuốc tây giả các loại, Mai Công P thuê Trần Quang B in.

Khám xét khẩn cấp nơi ở của Trần Quang B, tại số 59 Lê Cao, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thu giữ một máy vi tính xách tay, một đầu máy vi tính (CPU) dùng để tạo mẫu sản phẩm giả, một thùng giấy Carton bao bì thuốc tân dược dùng để làm mẫu… Trần Quang B thừa nhận có thiết kế mẫu bao bì thuốc ngoại nhập, sau đó mang đi thuê người in thành các loại bao bì, nhãn hướng dẫn sử dụng.

Cùng ngày 25/8/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Thành phố Hồ Chí Minh khám xét khẩn cấp các địa điểm có liên quan đến việc sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả của Mai Công P cùng đồng phạm, gồm: nhà Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T; nhà ở địa chỉ xã Thanh P, đường Bến L, tỉnh Long An; Nhà đường Trần Văn Đ, phường F, Quận Z; Xưởng in Ngọc K, số 199 Nguyễn Đình C, phường G, quận Phú N; Xưởng in Tiến P, đường 9X, phường Bình Hưng Hòa Y, quận Bình T, phát hiện và thu giữ một số lượng lớn thuốc tân dược giả các loại cùng công cụ, phương tiện để sản xuất thuốc giả. Kết quả điều tra đã xác định như sau:

Từ tháng 3/2016, Mai Công P bắt đầu tổ chức sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả nhãn hiệu nước ngoài các loại. Mai Công P cùng Mai Thanh H1 (con ruột của P), cùng làm thuốc tân dược giả và H được trả công từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng/tuần. P còn thuê Khưu Tuấn C làm thuốc tân dược giả và tiền công theo sản phẩm là 500 đồng/vỉ thành phẩm.

Mai Công P trực tiếp đi chợ Kim B mua vật liệu, thiết bị về lắp ráp thành máy ép vỉ, máy cắt vỉ. Sau đó P giao cho Mai Thanh H1 01 máy ép, 01 máy cắt vỉ, để tại ấp 1R, xã Thanh P, huyện Bến L, tỉnh Long An. P giao cho Khưu Tuấn C 02 máy cắt vỉ, 01 máy ép vỉ, 01 bàn cắt, để tại địa chỉ: nhà không số, đường Lồng Đ, Rạch Cát Bến L, Phường B, Quận Y sử dụng để làm thuốc tân dược giả.

P đặt hàng một đối tượng tên Quý (không rõ lai lịch) làm vỉ nhôm có in nhãn thuốc tân dược giả, vỉ nhựa, hộp thuốc giấy. Đến khoảng giữa tháng 3/2016, do đối tượng Q in bao bì bị lỗi và sau đó không liên lạc được với Q, P đổi qua đặt Trần Quang B in thêm 04 loại vỏ hộp giấy thuốc tân được giả gồm: Fugacar, Laroscorbine, Neo-Codion, Neo-Tergynan (cụ thể số lượng in P không nhớ rõ). Nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc giả là thuốc tân dược do Việt Nam sản xuất, giá rẻ, được mua lẻ ở các quầy thuốc ở chợ thuốc Quận W. P giao cho Mai Thanh H1 đi mua, sau đó mang về tách vỉ lấy viên thuốc rời để sử dụng sản xuất thuốc giả nhãn hiệu nước ngoài.

Việc sản xuất thuốc giả Mai Công P giao cho Khưu Tuấn C và Mai Thanh H1 thực hiện bằng cách mua thuốc tân dược do Việt Nam sản xuất, sau đó mang về tách vỉ lấy viên thuốc rời rồi ép vỉ lại thành thuốc tân dược nhãn hiệu nước ngoài; cụ thể gồm các loại sau: Voltarel Regard 50mg; Neo Codion; Alpha Chymotrypsine; Di-Ansel; Pharmaton; Fugacar; Laroscorbine; Neo-Tergynan; Vastarel. Sau khi các đối tượng này làm xong thì giao lại cho P để mang đi tiêu thụ. Việc tiêu thụ thuốc tân dược giả do Mai Công P thực hiện toàn bộ, thường bán số thuốc giả này đi các tỉnh cho các đối tượng tên T1 ở An Giang; Kt ở Cao L, Đồng Tháp; T2 ở Tiền Giang; T3 ở Bến Tre (không rõ nhân thân, lai lịch). Việc giao dịch cụ thể như sau: các đối tượng này gọi điện thoại cho P để đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, P gọi điện thoại báo thì các đối tượng này sẽ chuyển tiền qua chành xe lên cho P và P sẽ gửi hàng qua chành xe cho các đối tượng này, việc mua bán không có giấy tờ, sổ sách gì để theo dõi.

Quá trình sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả như trên, Mai Công P thuê Lê Tòng N, làm nghê xe ôm, chở hàng ra gửi ở chành xe, mỗi chuyến trả 50.000 đồng. Vào khoảng đầu tháng 08/2016, có một số hàng thuốc không giao được, Mai Công P có nhờ N lấy về giữ dùm để tại nhà của Nghĩa tại địa chỉ đường Trần Văn Đ, Phường F, Quận Z.

- Ngày 20/9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định Trưng cầu Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh giám định đối với số vật chứng là thuốc tân dược các loại nêu trên, kết quả:

+ Trong số các mẫu thuốc tân dược gửi giám định, có 06 loại thuốc mang nhãn hiệu Neo –Tergynan, Fugacar, Laroscorbine, Di – Ansel, Pharmaton, Vastarel 20mg không đạt chỉ tiêu chất lượng, là thuốc giả.

+ Còn lại mẫu thuốc tân dược mang nhãn hiệu Voltaren Retard 50mg: không kiểm nghiệm được do không có tiêu chuẩn chất lượng. Xác minh tại Văn phòng đại diện Công ty Norvatis Pharma Services AG tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả xác định: mẫu thuốc vật chứng nêu trên không phải là hàng chính hãng của Tập đoàn Norvatis. Tập đoàn Norvatis không có lưu hành sản phẩm có tên thương mại là Voltaren Retard 50mg trên toàn cầu.

+ Các mẫu thuốc tân dược mang nhãn hiệu Neo-Codion, Alpha Chymotrypsine Choay, Lexomil: không kiểm nghiệm được do không có chất chuẩn đối chiếu.

- Ngày 02/12/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cho các bị can thực nghiệm điều tra về việc sử dụng các máy móc do Cơ quan điều tra thu giữ khi khám xét để sản xuất thuốc tân dược giả. Kết quả như sau:

+ Bị cáo Mai Thanh H1 đã thực hiện như sau: cho thuốc viên vào vỉ nhôm hiệu Fugacar, Laroscobine, sau đó đưa vào máy ép vỉ thuốc để dập thành vỉ thuốc, rồi đưa vỉ thuốc vào máy cắt thành vỉ thuốc thành phẩm.

+ Bị cáo Khưu Tuấn C đã thực hiện như sau: cho thuốc viên vào vỉ nhựa, để màng nhôm có in nhãn hiệu thuốc tân dược giả lên trên, sau đó đưa vào máy ép vỉ thuốc để dập thành vỉ thuốc, rồi đưa vỉ thuốc vào máy cắt thành vỉ thuốc thành phẩm.

+ Bị cáo Trần Quang S đã thực hiện như sau: cho thuốc viên vào vỉ nhựa, để màng nhôm có in nhãn hiệu thuốc tân dược giả lên trên; sau đó đưa vào máy ép vỉ thuốc để dập thành vỉ thuốc, rồi đưa vỉ thuốc vào máy cắt thành vỉ thuốc thành phẩm.

+ Bị cáo Trần Quang B đã thực hiện thao tác chế bản, tạo mẫu võ bao bì thuốc tân dược giả bằng cách khởi động máy vi tính cá nhân (máy laptop), sau đó sử dụng chương trình máy tính để mở, chỉnh sửa phôi in vỏ bao bì thuốc tân dược giả các loại, rồi thực hiện động tác in file bao bì giấy.

- Quá trình điều tra, Mai Công P, Mai Thanh H1, Khưu Tuấn C, Trần Quang B khai nhận hành vi phạm tội như sau:

Bị cáo Mai Công P, khai: từ khoảng tháng 3/2016, Mai Công P bắt đầu tổ chức sản xuất, buôn bán các loại thuốc tân dược giả nhãn hiệu nước ngoài gồm: Voltarel Regard 50mg; Neo Codion; Alpha  Chymotrypsine; Di-Ansel; Pharmaton; Fugacar; Laroscorbine; Neo-Tergynan; Vastarel. Số lượng thuốc giả đã sản xuất được hiện không nhớ cụ thể, do không có sổ sách, giấy tờ quản lý cũng như trong quá trình sản xuất, có nhiều sản phẩm bị lỗi, không bán được, pG bỏ. Việc sản xuất thuốc giả Mai Công P giao cho Khưu Tuấn C và Mai Thanh H1 thực hiện toàn bộ, C và H làm giả các loại thuốc tân dược các nhãn hiệu như: Voltarel Regard 50mg, Neo-codion, Alpha Chymotrypsine, Di-Ansel, Pharmaton. Cchủ yếu làm giả thuốc tân dược nhãn hiệu Di-Ansel và Pharmaton. Mai Thanh H1 làm thuốc giả các nhãn hiệu Fugacar, Laroscorbine, Neo- Tergynan, Vastarel. Các loại thuốc khác cả hai tự phân công làm (do các loại thuốc này làm bán không chạy, làm số lượng ít). Ngoài Mai Thanh H1, Khưu Tuấn C, P khai không thuê ai khác cùng tham gia vào việc sản xuất thuốc giả như trên. Khi thuê mướn H và C sản xuất thuốc giả, cả hai đều biết đây là sản xuất thuốc tân dược giả nhưng vẫn làm thuê cho P để kiếm tiền.

Về bao bì dùng sản xuất thuốc giả: khoảng tháng 01/2016, khi có ý định làm thuốc tân dược giả, P có hỏi thăm và được biết đối tượng tên Quý có làm được bao bì thuốc giả. P có liên hệ và gặp Q tại quán cà phê gần chợ thuốc Quận 10. Sau khi trao đổi, P đã đặt Q in bao bì cho thuốc giả cho P với số lượng là: mỗi loại vỏ hộp bao bì giấy, vỉ nhựa là 1.000 hộp kèm 2.000 vỉ nhựa; mỗi loại vỉ nhôm nhãn hiệu các loại là 10kg. Ngoài ra còn đặt mua của Q tem chống giả Fugacar (5000 con tem). Tổng cộng số tiền mua bao bì, tem giả của Q là10.300.000 đồng (tem chống giả là 2.500.000 đồng; vỉ nhựa: 3.000.000 đồng; hộp giấy bao bì nhôm là 4.800.000 đồng). P chỉ đặt Q làm một lô hàng như trên, mà không đặt thêm số lượng bao bì nào khác. Sau khi đặt hàng, Q tiến hành làm và giao hàng cho P làm nhiều đợt, giao hàng trực tiếp cho P tại quán cà phê và P trả tiền mặt cho Q. Sau khi nhận lô hàng nêu trên, đến khoảng tháng 3/2016 P không còn liên lạc được với Q nữa (số điện thoại trước của Q không còn sử dụng), do đó P không đặt in được nữa mà chuyển qua đặt bao bì vỏ hộp giấy của Trần Quang B.

Việc tiêu thụ thuốc tân được giả, Mai Công P khai chỉ bán đi các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, cụ thể như sau: có một số đối tượng tên T1 ở An Giang; K ở Cao L, Đồng Tháp; T2 ở Tiền Giang; T3 ở Bến Tre (không rõ nhân thân, lai lịch), gọi điện thoại cho P để đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, P gọi điện thoại báo thì các đối tượng này sẽ chuyển tiền theo xe lên cho P và P sẽ chuyển hàng theo xe cho các đối tượng này. Việc mua bán không có giấy tờ, sổ sách gì. P nhớ đã bán được số lượng thuốc tân dược giả như sau:

Voltaren 50 mg: đã bán được khoảng 200 hộp, giá 20.000 đồng/hộp, thu số tiền 4.000.000 đồng;

Neo-codion: đã bán được khoảng 300 hộp, giá 12.000 đồng/hộp, thu số tiền3.600.000 đồng;

Alpha chymotrypsine Choay: đã bán được khoảng 300 hộp, giá 13.000 đồng/hộp, thu số tiền 3.900.000 đồng;

Neo-Tergynan: đã bán được khoảng 300 hộp; giá 18.000 đồng/hộp, thu số tiền 5.400.000 đồng; Fugacar: đã bán được khoảng 500 hộp; giá 3000 đồng/hộp, thu số tiền là 1.500.000 đồng;

Laroscorbine; Pharmaton; Vastarel 20 mg, Lexomile: không bán được; Di-Ansel: đã bán được khoảng 200 hộp, giá 2000 đồng/hộp, thu số tiền là 4.000.000 đồng. Tổng số tiền thu được từ việc bán thuốc giả như trên là22.400.000 đồng; mỗi hộp thuốc lời khoản 1.000 đồng; số tiền lời thu được là khoảng 1.800.000 đồng (đã trừ tiền công trả cho Mai Thanh H1, Khưu Tuấn C, tiền bao bì…).

Bị cáo Mai Thanh H1 khai: trong quá trình sản xuất thuốc tân dược giả, H mua thuốc nguyên liệu ở các quầy trong chợ thuốc quận 10, gồm: Quầy MA (thuốc Pharmaton); Quầy FB (thuốc Diantavit); Công ty Dược phẩm An T (thuốc Alpha); Quầy JC (thuốc vitamin C). Sau đó, H thuê nhà không số, ấp R, xã Thanh P, Bến L, Long An (thuê của ông Nguyễn Kim P, Nguyễn Ngọc Kim S) để sản xuất thuốc tân dược giả tại đây. Ngoài ra, H có mượn nhà Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T (là nhà Nguyễn Thị Kim H2) để chứa thuốc giả, vỉ bao bì. Quá trình thuê mướn, mướn nhà như trên, H không cho người thuê nhà, mượn nhà biết mục đích sử dụng nhà làmthuốc tân dược giả và chứa thuốc tân dược giả. Quá trình sản xuất thuốc tân dược giả, Mai Thanh H1 được Mai Công P trả công từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng/tuần.

Bị cáo Khưu Tuấn C khai: được Mai Công P thuê làm giả 02 loại thuốc tân dược giả là Pharmaton và Di-Ansel với giá 2000 đồng/hộp (hộp 4 vỉ, 500 đồng/vỉ). Mỗi đợt sản xuất trung bình C làm khoảng 150 hộp/ngày, tuy nhiên do không làm thường xuyên mà làm theo đợt hàng nên C không nhớ rõ đã làm được số lượng thuốc giả cụ thể là bao nhiêu. Trung bình mỗi tháng số tiền C thu được từ việc sản xuất thuốc giả cho Mai Công P như trên là khoảng 8.000.000 đồng. Khoảng đầu tháng 8/2016, Cthuê Trần Quang S cùng làm thuốc tân dược giả với C tại địa chỉ: nhà không số, Rạch C, Bến L, PhườngB, Quận Y và trả công cho S được khoảng 3.000.000 đồng.

Đối với số thuốc giả do C sản xuất như trên, sau khi làm xong, C giao hết cho Mai Công P để nhận tiền công. Việc sử dụng thuốc này thế nào C hoàn toàn không biết.

Bị cáo Trần Quang S, khai: Khoảng đầu tháng 8/2016, do vừa đi cải tạo về, thất nghiệp đến ở nhờ chỗ Khưu Tuấn C, địa chỉ: Nhà không số đường Rạch C, Bến L, Phường B, Quận Y. Quá trình sống chung, S thấy C có tiến hành làm thuốc tân dược giả nên Sơn có xin cho phụ và C đã đồng ý thuê S phụ sản xuất thuốc giả, tiền công thỏa thuận 3.000.000 đồng/tháng, bao ăn ở. S đã phụ C tiến hành sản xuất 02 loại thuốc giả là Pharmaton và Di-Ansel, từ khoảng ngày 06/8/2016 đến 25/8/2016 thì bị bắt. Ngoài công việc như trên Sơn không làm thêm gì khác. S không nhớ đã làm được số lượng thuốc giả là bao nhiêu; C đã trả cho S số tiền là 3.000.000 đồng, trả bằng tiền mặt. Sơn biết rõ việc cùng C làm giả thuốc tân dược là vi phạm pháp luật hình sự, nhưng vẫn thực hiện như trên để có tiền tiêu xài.

Bị cáo Trần Quang B khai: B là giám đốc Công ty trách nhiệm In ấn A, địa chỉ: đường Cư xá Phú Lâm B, Phường E, Quận F. Nơi này Bình chỉ để bảng hiệu Công ty chứ không hoạt động tại đây. Vào khoảng tháng 12/2015, qua người quen giới thiệu, B đến gặp Mai Công P ở khu vực chợ thuốc Quận 10. Qua đó P có thuê B in bao bì thuốc tân dược các loại để cho P sản xuất thuốc tân dược giả. Tháng 3/2016, P đã đưa cho B mẫu bao bì thuốc tân dược nhãn hiệu nước ngoài (khoảng 5, 6 loại) để B mang về làm file in trên máy vi tính để báo giá cho P, mẫu nào P thấy đạt thì sẽ đặt B làm. B mang mẫu về và sử dụng các phần mềm máy tính như AI, Phototshop, Corel để làm thành file mẫu in bao bì trên máy vi tính. Quá trình làm B có in mẫu ra cho P duyệt. Mẫu nào đạt thì B mang ra khu vực chợ thuốc Quận W trên đường Tô Hiến T, gặp một đối tượng tên Bảo (không rõ lai lịch) để đặt làm bản kẽm in ấn. Sau khi xong thì Bình mang bản kẽm và giấy đến xưởng in Ngọc K, ở địa chỉ: Đỗ B, phường Tây T, quận Tân P để in bao bì thuốc giả. B trực tiếp đến xưởng gặp G, chủ xưởng để đặt in, khi làm xong thì B trực tiếp đến lấy và trả tiền mặt cho G tại đây. Khi đặt in, B chỉ nói nhờ in gia công cho Công ty in ấn A. Ngoài xưởng in Ngọc K, trong khoảng tháng 5/2016, B có đến liên hệ đặt in tại Xưởng in của Công ty Tiến P nhưng không thực hiện được. Bình đã tiến hành làm bao bì thuốc tân dược giả cho Mai Công P từ tháng 3/2016 đến tháng 6/2016, với số lượng cụ thể như sau: Fugacar (bao bì vỏ hộp): 5000 vỏ với giá 800 đồng/vỏ; Neo-Codion (vỏ hộp): 1000 vỏ với giá 1000 đồng/vỏ; Neo-Tergynan (vỏ hộp): 1000 vỏ với giá 1000 đồng/vỏ; Alpha Choay (vỏ hộp): 1000 vỏ với giá 1000 đồng/vỏ; 500 tờ hướng dẫn sử dụng Neo – Tergynan, 500 tờ hướng dẫn sử dụng Alpha Choay (không lấy tiền do giá rẻ) + 1000 vỏ hộp Laroscorbine với giá 1.500.000 đồng.

Đến khoảng tháng 5/2016, P có đưa thêm cho B các mẫu vỏ thiếc thuốc Fugacar và một số loại thuốc khác, nhưng do B không in được chất liệu thiếc nên không nhận làm.

B biết rõ việc nhận in ấn bao bì thuốc tân dược giả nhãn hiệu nước ngoài cho Mai Công P để sản xuất thuốc tân dược giả như trên là vi phạm pháp luật. Do B có thành lập Công ty In ấn A từ tháng 4/2015, nên biết quy định về in ấn, sản xuất thuốc. Trong quá trình giao dịch, in ấn bao bì cho P, P cho biết số bao bì này dùng để sản xuất thuốc tây giả và Bình đã đồng ý làm với giá tiền in bao bì cao hơn so với giá in bình thường.

Lê Tòng N khai: N làm nghề chạy xe ôm ở khu vực ga Sài Gòn. Vào khoảng tháng 3/2016, trong lúc N đang chạy xe ôm ở khu vực Quận A thì Mai Công P có tới liên hệ với N thuê chở hàng dùm. N đã chở hàng thuê cho P từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2016, khi cần giao hàng, P gọi điện thoại hẹn N chạy ra khu vực đường Cao L, Quận Y, sau đó P trực tiếp mang hàng ra đưa cho N (hàng đã được gói trong thùng hoặc bao ni lông đen) cùng với một tờ giấy có ghi số điện thoại người nhận, để N chở ra bến xe, kiếm xe khách chạy đi các tỉnh để gửi hàng cho người nhận được ghi thông tin sẵn trên bao bì. Trung bình khoảng 4 đến 5 ngày Nghĩa chở một chuyến, mỗi lần chở một gói hoặc một thùng các tông hàng. Hàng thường giao đi các tỉnh miền Tây (hiện N không nhớ rõ chuyển đi đâu). Mỗi chuyến thường P trả cho Nghĩa 50.000 đồng. Đến khoảng tháng 8/2016, P có giao một số hàng cho N để đi giao cho khách. Tuy nhiên sau đó P gọi điện thoại báo là khách không chịu nhận hàng và nhờ Nghĩa giữ dùm. Do đó Nghĩa đã mang về cất giữ tại nhà, địa chỉ: Trần Văn Đ, phường F, Quận Z cho đến ngày 25/8/2016, bị Cơ quan điều tra phát hiện, thu giữ. N khai không biết hàng hóa của P là gì, do khi thuê, P không nói cho biết đó là hàng gì vì hàng đã được đóng gói trong thùng các tông hoặc bao ni lông đen nên không thấy được hàng hóa bên trong.

Lê Hùng G, Giám đốc Xưởng in Ngọc K khai: Công ty TNHH SX-TM-DV Ngọc K, trụ sở tại: Nguyễn Đình C, phường G, quận Phú N được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 02/4/2014. Ngành nghề kinh doanh chính là in ấn. Công ty Ngọc K có đăng ký địa điểm kinh doanh tại Đỗ B, phường Tây T, quận Tân P để sử dụng làm xưởng in. G là người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc Công ty. Vào khoảng tháng 5/2016, Trần Quang B (khi đó nói tên là Trần B) có đến xưởng in Công ty Ngọc K đặt G in bao bì thuốc tân dược các loại. Sau khi thỏa thuận, G đã đồng ý. Theo đó, B trực tiếp mang giấy cùng bản kẽm in (do B đặt của đốitượng Bảo làm từ trước) đến giao cho Xưởng in Ngọc K và đặt số lượng in. Dựa trên loại giấy, số lượng in, G báo giá cho Bình (thường giá khoảng 1.000 đồng/tờ). Nếu Bình đồng ý thì G tiến hành in. Khi in xong thì Bình trực tiếp đến xưởng in để lấy. Tổng cộng, Bình đã đặt in bao bì thuốc tân dược tại xưởng in của G được 02 lần, cụ thể: Ngày 13/5/2016, Bình đặt in số lượng khoảng 3.000 tờ (bao bì vỏ hộp, hướng dẫn sử dụng thuốc). Tiền công in là 4.083.000 đồng.

Ngày 17/6/2016, Bình đặt in số lượng khoảng 3.500 tờ (bao bì vỏ hộp, hướng dẫn sử dụng thuốc). Tiền công in là 5.000.000 đồng. Do việc giao dịch, thỏa thuận nói trên chỉ là thỏa thuận miệng, không có ký hợp đồng cũng như không có sổ sách theo dõi việc in ấn nên G không nhớ chính xác đã in những loại gì, số lượng cụ thể bao nhiêu. Ngoài 02 lần như trên, G không có nhận in ấn gì khác cho B, cũng như có giao dịch làm ăn gì khác. G không biết B sản xuất hàng giả, không biết Mai Công P là ai.

- Cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành triệu tập, ghi lời khai đối với Nguyễn Thị Kim H2, Nguyễn Ngọc Kim S, Nguyễn Kim P là chủ các căn nhà tại địa chỉ Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T (do Mai Thanh H1 sử dụng để chứa thuốc giả) và nhà không số ấp R, xã Thanh P, huyện Bến L, tỉnh Long An. Kết quả các cá nhân này khai nhận như sau:

Vào khoảng đầu năm 2015, Mai Thanh H1 có quen với Nguyễn Ngọc Kim Sương, trong quá trình quan hệ qua lại, H1 có đến nhà của Nguyễn Thị Kim H2, tại địa chỉ: Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T. Thấy nhà còn nhiều chỗ trống, H1 đã hỏi nhờ H2 cho gửi một số thùng các tông tại đây. Khi hỏi thì H1 cho biết là H1 làm nghề in ấn bao bì, do nhà chật nên không có chỗ để thùng. Vì vậy, H2 đã đồng ý và H1 tự chở hàng để tại nhà H2. H2 khai chỉ cho ông H1 mượn để nhờ hàng hóa, chứ không có cho thuê mướn cũng như phụ giúp gì. Quá trình H1 gửi hàng, H2 không biết hàng hóa chứa bên trong là gì. Đến khi Cơ quan điều tra khám xét thì H2 mới biết hàng gửi là thuốc tân dược giả.

Ngoài ra, H1 còn mượn Nguyễn Ngọc Kim S thuê nhà không số, ấp Thanh T, xã Thanh P, huyện Bến L, tỉnh Long An, (do Sương đứng tên thuê của Trịnh Thanh P). S đã giao lại căn nhà trên cho H1 sử dụng. S vẫn đứng tên hợp đồng thuê nhưng H1 sử dụng toàn bộ, tới tháng H1 tự mang tiền đến trả cho chủ nhà. Việc H1 sử dụng căn nhà này như thế nào S hoàn toàn không biết.

- Cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành triệu tập, ghi lời khai đối với đại diện các quầy thuốc thuộc Trung tâm Thương mại Dược phẩm & Trang thiết bị Y Tế, địa chỉ: Tô Hiến T, Cư xá Bắc G, Phường X, Quận W, Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Quầy JA (Công ty Cổ phần Dược phẩm & Dịch vụ Y tế Khánh H); Quầy JB (Công ty TNHH Dược phẩm An T); Quầy JC (Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm An K), Quầy MD (Công ty CP TM - DV Tổng hợp Tân T). Tại Cơ quan cảnh sát điều tra, đại diện các quầy thuốc đều khai: Các quầy thuốc trên đều là đại lý cho các Công ty dược trong nước, chủ yếu là bán sỉ, bán buôn mặt hàng thuốc các loại. Trong quá trình hoạt động, thỉnh thoảng quầy thuốc cũng có bán lẻ thuốc tân dược cho khách vãng lai. Do số lượng khách lẻ đến mua hàng mỗi ngày ít, không có lập sổ sách theo dõi khách hàng, hoặc chỉ ghi bán hàng cho khách vãng lai, vì vậy không nhớ rõ có bán hàng cho Mai Công P, Mai Thanh H1 hay không, đại diện các quầy thuốc đều khai không có quen biết, quan hệ làm ăn gì với P và H1.

Theo Bản cáo trạng số 273/CT-VKS-P3 ngày 30/6/2015 của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì các bị cáo Mai Công P bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo điểm a, c khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự; các bị cáo Mai Thanh H1, Khưu Tuấn C, Trần Quang S bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo điểm a, c khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự; bị cáo Trần Quang B bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo điểm a khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi của mình như nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố vàg đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo, sau khi phân tích, đánh giá về tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo và hậu quả của vụ án, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đã đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt Mai Công P từ 10 đến 12 năm tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo điểm a, c khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự; bị cáo Mai Thanh H1, Khưu Tuấn C, và Trần Quang S từ 08 đến 10 năm tù cùng về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo điểm a, c khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự và đề nghị xử phạt bị cáo Trần Quang B từ 06 đến 08 năm tù về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo điểm a khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự. Đối với bị cáo Mai Thanh H1 đề nghị Hội đồng xét xử chuyển hình phạt 03 năm tù treo của bản án trước thành hình phạt tù giam và cộng với bản án mới. Về tang vật đề nghị Hội đồng xét xử xem xét xử lý theo quy định pháp luật.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ và đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa. Sau khi nghiên cứu, đánh giá tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ án

XÉT THẤY

Từ tháng 3/2016, Mai Công P cùng Mai Thanh H1 (con ruột P) bắt đầu sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả nhãn hiệu nước ngoài. Ngoài ra P còn thuê thêm Khưu Tuấn C làm cùng. P trả công cho H1 500.000 đồng đến 700.000 đồng/tuần và trả cho C 500 đồng/vỉ.

Để sản xuất thuốc giả, P trực tiếp đi mua vật liệu, thiết bị về lắp ráp thành máy ép vỉ, máy cắt vỉ. P giao cho H1 01 bộ máy ép, cắt vỉ để tại ấp R, xã Thanh P, huyện Bến L, tỉnh Long An và giao cho C 02 máy cắt vỉ, 01 máy ép vì và 01 bàn cắt để tại địa chỉ: nhà không số, đường Lồng Đ, Rạch Cát Bến L, Phường B, Quận Y để sử dụng làm thuốc tân dược giả. P còn đặt Quý (không rõ lai lịch) và Trần Quang B in các mẫu hộp thuốc giả. Nguyên liệu để sản xuất thuốc là thuốc tân dược do Việt Nam sản xuất, giá rẻ được H1 mua lẻ ở các quầy thuốc và chợ thuốc rồi về tách vỉ lấy viên thuốc rời để sản xuất thuốc giả.

Việc sản xuất thuốc P giao cho C, H1 thực hiện, sau đó H1 thuê thêm Trần Quang S cùng làm bằng cách dùng viên thuốc Việt Nam đã tách vỉ rồi ép vỉ lại thành thuốc của các nhãn hiệu nước ngoài. Sau khi các đối tượng này làm xong thì giao thuốc thành phẩm cho P đi tiêu thụ.

Khoảng 11 giờ ngày 25/8/2016, khi Mai Thanh H1 đang điều khiển xe gắn máy chở một thùng carton bên trong có thuốc tân dược không rõ nhãn mác từ nhà số 92/44/20 đường Bùi Tư T, phường An L, quận Bình T đến nhà không số đường Lồng Đ, Rạch Cát Bến L, Phường B, Quận Y giao cho Khưu Tuấn C thì bị Tổ công tác thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Tham nhũng – Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện và lập bien bản bắt quả tang. Sau đó Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khám xét các địa điểm các bị cáo sản xuất thuốc như đã nêu trên thu được một số lượng lớn thuốc tân dược giả cùng công cụ, phương tiện để sản xuất thuốc.

Ngày 20/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định Trưng cầu Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh giám định đối với số vật chứng là thuốc tân dược các loại nêu trên, kết quả:

+ Trong số các mẫu thuốc tân dược gửi giám định, có 06 loại thuốc mang nhãn hiệu Neo –Tergynan, Fugacar, Laroscorbine, Di – Ansel, Pharmaton, Vastarel 20mg không đạt chỉ tiêu chất lượng, là thuốc giả.

+ Còn lại mẫu thuốc tân dược mang nhãn hiệu Voltaren Retard 50mg: không kiểm nghiệm được do không có tiêu chuẩn chất lượng. Xác minh tại Văn phòng đại diện Công ty Norvatis Pharma Services AG tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả xác định: mẫu thuốc vật chứng nêu trên không pG là hàng chính hãng của Tập đoàn Norvatis. Tập đoàn Norvatis không có lưu hành sản phẩm có tên thương mại là Voltaren Retard 50mg trên toàn cầu.

+ Các mẫu thuốc tân dược mang nhãn hiệu Neo-Codion, Alpha Chymotrypsine Choay, Lexomil: không kiểm nghiệm được do không có chất chuẩn đối chiếu.

Hành vi nêu trên của các bị cáo là đã phạm vào tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự.

Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến quyền bảo hộ của nhà nước, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước, gây nguy hại đến sức khỏe của người bệnh, người tiêu dùng. Các bị cáo là người trưởng thành, đã từng bị kết án về tội làm giả thuốc chữa bệnh nên hiểu rõ hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra nhưng vì ham lợi bất chính nên vẫn cố ý thực hiện hành vi. Do đó, cần pG xử phạt các bị cáo một mức hình phạt thật nghiêm khắc mới đủ sức răn đe giáo dục các bị cáo và phòng ngừa chung cho xã hội.

Trong vụ án này, bị cáo Mai Công P là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo các bị cáo còn lại thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo P trực tiếp mua vật liệu, thiết bị về lắp ráp máy ép vỉ, máy cắt vỉ, chỉ đạo H1 bóc, tách vỉ, lấy viên thuốc rời cùng bao bì thuốc tân dược giả, chỉ đạo Clàm giả thuốc tân dược, thuê Trần Quang B in bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu thuốc tây giả các loại, sau đó P mang thuốc giả đi tiêu thụ ở các tỉnh. Bị cáo phạm tội có tổ chức, đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý nên lần phạm tội này của bị cáo thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Hành vi này của bị cáo P đã phạm tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo điểm a, c khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự. Do bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu nên mức hình phạt của bị cáo pG cao hơn các bị cáo khác trong vụ án.

Bị cáo Mai Thanh H1 nhận máy ép, máy cắt từ P để làm thuốc giả. H1 mua thuốc nguyên liệu ở các quầy trong chợ thuốc rồi bóc, tách vỉ, lấy viên thuốc rời cùng bao bì thuốc tân dược giả và giao cho C để C sản xuất thuốc giả.

Bị cáo Khưu Tuấn C nhận thuốc viên, bao bì, vỏ thuốc từ bị cáo P và H1 rồi tiến hành ép vỉ thuốc, cắt vỉ, đóng hộp thuốc. Bị cáo Trần Quang S cùng tham gia phụ giúp C để làm giả thuốc tân dược nhãn hiệu ngoại nhập khẩu này, sau đó giao hết lại số thuốc này cho bị cáo P.

Bị cáo Trần Quang B nhận mẫu bao bì thuốc tân dược nhãn hiệu nước ngoài từ P làm file in trên máy vi tính, đặt làm bản kẽm in ấn để in bao bì thuốc giả

Hành vi phạm tội của các bị cáo đã phạm vào tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”. Các bị cáo phạm tội với vai trò đồng phạm, giúp sức, là người trực tiếp sản xuất thuốc giả và giao cho bị cáo P. Do đó phải áp dụng điểm a khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự để xử phạt các bị cáo.

Ngoài ra trong vụ án này, bị cáo Mai Thanh H1 đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích; bị cáo Trần Quang S đã có 03 tiền án, chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới, do đó lần phạm tội này của các bị cáo là thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Do đó cần phải áp dụng thêm điểm c khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo.

Bị cáo Khưu Tuấn C bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố theo điểm c khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự vì bị cáo đã tái phạm nguy hiểm.Tuy nhiên, Hội đồng xét xử xét thấy: căn cứ theo công văn 276/TANDTC-PC V/v hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 thì bị cáo Khưu Tuấn C đã được xóa án tích, lần phạm tội này không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Do đó, không cần thiết phải áp dụng điểm c khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo.

Đối với bị cáo Mai Thanh H1, ngày 20/8/2012 bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm nay lại tiếp tục phạm tội trong thời gian thử thách nên phải chuyển hình phạt 03 năm tù thành tù giam và cộng với bản án mới.

Tuy nhiên khi lượng hình, Hội đồng xét xử cũng xem xét: tại cơ quan cảnh sát điều tra các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo Trần Quang B phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự; bị cáo Mai Công P đã nộp khắc phục hậu quả 1.800.000 đồng để từ đó áp dụng các điểm b, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự để giảm cho các bị cáo một phần hình phạt mà lẽ ra các bị cáo phải chịu.

Đối với Lê Tòng N là người Mai Công P thuê chở thuốc tân dược giả đến các chành hàng giao cho về các tỉnh Miền Tây. Nghĩa không biết việc chở hàng cho P là hàng giả nên Cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự là có căn cứ.

Đối với Nguyễn Thị Kim H2, Nguyễn Ngọc Kim S, Nguyễn Kim P là những người cho Mai Thanh H1 thuê nhà hoặc cho mượn nhà để làm giả thuốC tân dược. Quá trình điều tra xác định H2, S và P không biết việc H1 sử dụng nhà để sản xuất thuốc tân dược giả nên Cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự là có căn cứ.

Đối với đối tượng Q in ấn bao bì cũng như các đối tượng tiêu thụ thuốc giả của Mai Công P là T1, K, T2, T3 do chưa rõ lai lịch nên chưa có căn cứ xử lý. Nếu điều tra làm rõ đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục xử lý theo pháp luật.

Về tang vật:

- Số thuốc tân dược giả cần tịch thu tiêu huỷ.

- Máy cắt, máy ép cần tịch thu sung quỹ nhà nước

- Số tiền 1.800.000 đồng bị cáo Mai Công P nộp khắc phục hậu quả cần tịch thu sung quỹ nhà nước.

Vì các lẽ nêu trên,

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố bị cáo Mai Công P phạm tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Các bị cáo Mai Thanh H1, Khưu Tuấn C, Trần Quang S và Trần Quang B phạm tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

1/ Áp dụng điểm a, c khoản 2 Điều 157; điểm b, p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự:

Xử phạt: Mai Công P 11 (mười một) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 25/8/2016.

2/ Áp dụng điểm a, c khoản 2 Điều 157; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 51, khoản 5 Điều 60 của Bộ luật hình sự:

Xử phạt: Mai Thanh H1 08 (tám) năm tù. Tổng hợp với hình phạt 03 (ba) năm tù của bản án số 272/2012/HSST ngày 20/8/2012 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, buộc bị cáo Mai Thanh H1 pG chấp hành một hình phạt chung là 11 (mười một) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 25/8/2016.

3/ Áp dụng điểm a khoản 2 Điều 157; điểm p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự:

Xử phạt: Khưu Tuấn C 08 (tám) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 25/8/2016.

4/ Áp dụng điểm a, c khoản 2 Điều 157; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự:

Xử phạt:Trần Quang S 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 25/8/2016.

5/ Áp dụng điểm a khoản 2 Điều 157; điểm p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự:

Xử phạt: Trần Quang B 05 (năm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 25/8/2016.

Áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự:

Tịch thu sung quỹ nhà nước 1.800.000 đồng (Theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án ngày 24/7/2017 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh)

Tịch thu sung quỹ nhà nước:

- 01 cái máy ép

-  01 cái máy cắt theo Biên bản giao nhận tang tài vật số 297/17 ngày 21/7/2017 của Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh)

+ 01 điện thoại di động hiệu Samsung đã qua sử dụng có số IMEI 352700/07/806845/8; 01 Ipad màu trắng đã qua sử dụng; 01 đầu CPU hiệu Dell đã qua sử dụng; 01 laptop hiệu ASUS đã qua sử dụng (nằm trong 45 (bốn mươi lăm) thùng carton và 01 (một) bịch nylon đã được niêm phong có chữ ký của các đương sự ghi ngày 26/8/2016)

(Theo Biên bản mở niêm phong đồ vật, tài liệu bị tạm giữ vào lúc 10 giờ 00 phút ngày 02/12/2016 tại Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Biên bản giao nhận tang tài vật số 297/17 ngày 21/7/2017 của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh)

Tịch thu tiêu hủy: số hàng hóa trong 45 (bốn mươi lăm) thùng carton và 01 (một) bịch nylon đã được niêm phong có chữ ký của các đương sự ghi ngày 26/8/2016 gồm: 25 kg viên thuốc con nhộng hiệu IBUPARAVIC được niêm phong trong 01 thùng các-tông có chữ ký niêm phong của Mai Thanh H1 đề ngày 02/12/2016.

Mỗi bị cáo phải nộp 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Các bị cáo, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2930
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 350/2017/HSST ngày 19/09/2017 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

Số hiệu:350/2017/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 19/09/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;