Trình tự thủ tục thành lập nhà trẻ dân lập thực hiện như thế nào?

Muốn thành lập nhà trẻ dân lập thì thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào?

Trình tự thủ tục để thành lập nhà trẻ dân lập như thế nào?

Trình tự thủ tục cho phép thành lập nhà trẻ dân lập được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, được sử đổi, bãi bỏ bởi Điều 1 và Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, cụ thể:

*Hồ sơ gồm:

(1) Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

(2) Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

*Về trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập nhà trẻ tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP đến Ủy ban nhân dân cấp huyện

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mầm non; trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

* Lưu ý: Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày cho phép thành lập có hiệu lực, nếu nhà trẻ tư thục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập bị hủy bỏ.

Trình tự thủ tục thành lập nhà trẻ dân lập? Thành lập khi chưa được cho phép bị phạt đến 20 triệu đồng?

Trình tự thủ tục thành lập nhà trẻ dân lập thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền cho phép thành lập nhà trẻ dân lập thuộc về ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.
...

Như vậy, đối chiếu quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền cho phép thành lập nhà trẻ dân lập.

Hành vi thành lập nhà trẻ dân lập khi chưa được cấp phép thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:

Vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập; sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục hoặc tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục
...
3. Phạt tiền đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật là quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục; quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Như vậy, hành vi thành lập nhà trẻ dân lập khi chưa được cấp phép thì bị sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, ngoài bị phạt tiền thì hành vi thành lập nhà trẻ dân lập khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép còn phải chịu xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là quyết định thành lập; Ngoài ra nếu là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất.

Bên cạnh đó, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

Nhà trẻ dân lập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thủ tục thành lập nhà trẻ dân lập thực hiện như thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;