Top mẫu kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn? Kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có nội dung gì?
Top mẫu kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn?
*Mời các bạn học sinh tham khảo top mẫu kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn dưới đây nhé!
Top mẫu kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn? 1. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn Treo biển Câu chuyện kể về một cửa hàng bán cá ở con phố nọ. Hôm nọ, ông chủ đặc biệt đặt làm một cái biển lớn, ghi chữ to tướng: “Ở đây có bán cá tươi”. Khi biển vừa được treo lên, liền có một người qua đường góp ý rằng: Lâu nay nhà này bán cá ươn hay sao tự nhiên hôm nay đặt biển ghi “cá tươi”. Nghe vậy, ông chủ liền xóa chữ “tươi” ở trên biển. Hôm sau, có vị khách nọ đến mua cá, cũng nhìn biển rồi góp ý: “Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”!”. Thế là chủ cửa hàng lại xóa hai chữ “ở đây” ngay. Vài hôm sau, cửa hàng lại đón tiếp một vị khách vui tính khác. Vị khách này góp ý rằng cá trên sạp là để bán chứ có phải đem khoe đâu mà phải ghi “có bán”. Thế là lập tức ông chủ quán lại xóa ngay hai chữ đó đi. Lúc này, tấm biển còn mỗi một chữ “cá” to đùng. Nghĩ rằng vậy thì còn gì mà nhận xét nữa đâu, ông chủ lấy làm yên tâm lắm. Thế mà vài hôm sau, người láng giềng sang chơi lại nhìn tấm biển và nói rằng: “Ôi dào, chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh. Đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá mà còn phải đề biển làm gì?”. Thế là ông chủ liền cất biển đi luôn, chẳng thèm treo biển nữa. Phí tiền công đóng một cái biển to đùng. 2. Kể lại truyện ngụ ngôn Lợn cưới áo mới Trong kho tàng truyện ngụ ngôn nước ta, có rất nhiều những câu chuyện gợi lên tiếng cười từ thói khoe khoang không đúng lúc, đúng chỗ. “Lợn cưới áo mới” chính là một câu chuyện như vậy. Câu chuyện kể về một anh chàng vốn có tính thích khoe của. Một hôm, anh ta may được một chiếc áo mới rất đẹp, nên liền ra đứng trước cổng, chờ có ai đi qua thì khoe ngay. Nhưng chẳng hiểu sao, từ sáng đến chiều, anh ta cũng chẳng gặp được ai để khoe cả, nên tức tối lắm. Đúng lúc đó, có một anh chàng hớt hải từ xa chạy lại, lớn tiếng hỏi “Bác có thấy con lợn cưới của em chạy qua đây không?”. Anh chàng liền đáp lại: “Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chưa thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”. Câu chuyện kết thúc với lời đáp quá dư thừa thông tin của anh chàng trong câu chuyện. Dù tình huống chẳng ai hỏi, anh ta vẫn phải cố khoe khoang về cái áo mới của mình. Chi tiết đó đã phóng đại lên về thói khoe của của anh chàng, làm bật lên tiếng cười giòn tan cho người đọc. Đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng chớ có thích khoe khoang và phải biết chọn đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng mà chia sẻ. 3. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà em đặc biệt yêu thích là câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng. Truyện kể về một chú ếch nọ sống dưới cái giếng từ khi mới sinh. Xung quanh chú chỉ toàn nhái, cua, ốc bé nhỏ hơn chú ta, nên thành ra nó cứ nghĩ mình là to lớn nhất. Mỗi khi ếch ta cất tiếng kêu ồm ộp vang vọng khắp giếng là những con vật bé nhỏ kia hoảng sợ lẩn trốn. Ếch càng phô trương, nghĩ mình là chúa tể thế giới. Mà thế giới trong mắt chú chính là khoảng trời bằng miệng giếng. Một năm nọ trời mưa to, nước giếng dâng cao, tràn qua miệng giếng, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói nghênh nganh, nó cứ thế đi lại khắp nơi chẳng thèm nhìn ngó. Kết quả nó bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp. Kết quả của con ếch chính là bài học lớn về thói huênh hoang, tự cao tự đại mà ông cha ta muốn con cháu không nên phạm phải. 4. Kể truyện ngụ ngôn Thỏ và rùa Thỏ và Rùa là câu chuyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi đầu tiên mà em được đọc. Và cho đến bây giờ, em vẫn còn nhớ rõ những tình tiết của câu chuyện đó. Câu chuyện kể về một khu rừng bình yên, nơi các con vật chung sống hòa thuận với nhau. Bên bờ hồ, có một chú rùa đang sinh sống. Sáng sáng, chú dậy sớm tập chạy bộ, kiên trì suốt một thời gian dài, mặc kệ ánh mắt hoài nghi của các con vật khác. Cho đến một ngày nọ, chú bị một chú thỏ đi ngang qua cười nhạo và miệt thị rất khó nghe. Thế là chú rùa đã thách đấu chú thỏ cùng chạy thi, tất nhiên là chú thỏ đã đồng ý. Ngày diễn ra cuộc thi kì lạ đó, cả khu rừng cùng tập hợp để quan sát. Ngay sau tiếng còi, thỏ lao nhanh về phía trước như một mũi tên, nhanh chóng bỏ rùa lại ở phía sau. Thấy đối thủ chậm chạp, thỏ liền dừng lại, vui đùa với đàn bướm trắng, rồi nằm dưới gốc táo ngủ một giấc say sưa. Khi chú ta choàng tỉnh dậy, thì rùa đã về gần đến đích. Dù thỏ ba chân bốn cẳng chạy hết sức cũng chẳng thể đuổi kịp nữa. Kết quả đã quá rõ ràng: rùa thắng thỏ. Từ đó, câu chuyện nhắn nhủ đến chúng ta rằng chớ có chủ quan, khinh địch như bạn thỏ trong câu chuyện, kẻo có ngày chuốc lấy thất bại thảm hại. 5. Kể lại một truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành và con gấu Truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành và con gấu của Ê-dốp là câu chuyện rất hay và ý nghĩa. Chuyện kể về hai người bạn cùng nhau đi dạo trong rừng. Khi cả hai đang vui vẻ tận hưởng phong cảnh và bầu không khí trong lành, thì từ xa xuất hiện một con gấu lớn chạy lại. Đối mặt với nguy hiểm, người đi phía trước nhanh chóng túm được một cành cây lớn mọc thấp và ẩn mình vào đám lá. Bỏ mặc bạn mình bơ vơ đối mặt với con thú dữ. Người bạn bị bỏ lại không biết làm sao, chợt nhớ đến thông tin đã từng đọc, vội nằm bẹp xuống đất, vùi mặt vào cát giả vờ chết. Gấu tiến đến gần, dí mõm ngửi mãi vẫn không thấy anh ta nhúc nhích gì, đành bỏ đi. Lúc này, người bạn đã trốn đi một mình kia mới chạy lại, giả vờ quan tâm và hỏi thăm bạn. Anh ta thắc mắc rằng con gấu đã nói gì với bạn mình lúc nãy. Nhìn người bạn tồi trước mắt, anh chàng bị bỏ lại đã nói rằng: “Ông gấu bảo tớ không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”. 6. Kể lại truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con Truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten là câu chuyện mà em thích nhất. Truyện kể về một cuộc đối thoại giữa con sói đói và chú chiên con tội nghiệp bên bờ suối. Sẵn cơn đói bụng, chó sói tìm mọi cách để buộc tội chiên con, nhằm hợp lí việc mình ăn thịt con vật nhỏ bé kia. Đầu tiên, nó buộc tội chiên con làm đục nước uống cùng mình. Nhưng than ôi, rõ ràng là sói uống nước ở nguồn trên, cách chỗ chiên con uống nước hơn hai chục bước. Nghe chiên con giải thích. Sói lại tiếp tục gợi chuyện. Nó bảo rằng năm ngoái, đã nghe thấy chiên con nói xấu về mình. Chiên con vội phân bua: Năm ngoái tôi còn chưa ra đời, bây giờ vẫn còn đang bú sữa mẹ. Sói lại tiếp tục đổ tội rằng thế thì chính là anh chị của chiên con. Lần này, chiên con lại giải thích: Mẹ chỉ sinh mỗi tôi thôi, nên tôi chẳng có anh chị em nào cả. Đến mức này, sói chẳng thể chịu được nữa. Cơn đói bụng cồn cào khiến nó quên hết mọi chuyện, không thể bịa đặt được gì để vu oan cho chiên con nữa. Nó gào lên chiên con với chó và người là một hội cùng nhau nói xấu về nó. Nói xong nó lao lên ăn thịt chiên con tội nghiệp. Kết thúc của câu chuyện cho chúng ta thấy được sự vô lý và xấu xa của kẻ ác trong xã hội. Mọi lí lẽ chỉ để phục vụ cho thú tính của chúng mà thôi. Chúng ta cần phải tránh thói xấu đó, không được bịa đặt, nói dối, vu oan cho người khác để bảo vệ bản thân mình. |
*Lưu ý: Thông tin về top mẫu kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn chỉ mang tính chất tham khảo./.
Top mẫu kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn? Kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có nội dung gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có nội dung:
- Giá trị nhận thức của văn học
- Đề tài và chủ đề của văn bản; mối liên hệ giữa chi tiết với chủ đề, cách xác định chủ đề văn bản; thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản
- Văn bản tóm tắt
- Hình thức của tục ngữ
- Đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tác dụng của mỗi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể
- Một số yếu tố hình thức của thơ bốn, năm chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp
- Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn
- Những trải nghiệm cuộc sống và việc hiểu văn học
Học sinh lớp 7 khi đi học phải có quy tắc ứng xử như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì quy tắc ứng xử của học sinh lớp 7 khi đi học như sau:
- Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện
- Bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.










- 8+ viết đoạn văn về tấm gương người tốt việc tốt ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì trong trường học?
- Top 10 đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học ngắn gọn, cảm xúc?
- 4+ Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc ngắn gọn, hay nhất?
- Top 3 bài văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước lớp 9?
- 3+ bài văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống lớp 8? Trường trung học cơ sở có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- Lời bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim? Hợp âm bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim?
- Danh sách bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam năm 2024? Quy định về tập luyện và thi đấu thể thao trong nhà trường?
- Top 5 bài văn tả một người em mới gặp lần đầu mà em nhớ mãi ngắn gọn? Trường tiểu học có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- 5+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ? Đặc điểm tính chất nội dung môn Ngữ Văn?
- Tổng hợp 100+ mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, cảm động?