Top 4 mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc và ý nghĩa? Kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có những nội dung nào?
Top 4 mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc và ý nghĩa?
Dưới đây là các mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc và ý nghĩa mà các bạn học sinh có thể tham khảo ở môn Ngữ văn lớp 7:
Mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc - Mẫu số 1 Em được sống trong một gia đình đầy ắp tình thương và sự hòa thuận. Người được yêu mến và tôn trọng nhất là bà của em. Với em, bà là cơn mưa mùa hạ tưới mát cho tuổi thơ của em. Bà đã ngoài bảy mươi tuổi, như người xưa thường nói đây là tuổi “xưa nay hiếm”. Bà đã già nhưng vẫn nhanh nhẹn và dai sức lắm. Khuôn mặt thanh tú của bà in đầy các vết nhăn của thời gian và sự lo âu, vất vả. Bà trông như cây mai gầy guộc, mảnh mai nhưng rắn rỏi, vững vàng. Mái tóc bà đã sớm bạc trắng. Đôi mắt nhìn em thật nhân từ. Đôi tay của bà gầy guộc, các đường gân và mạch máu nổi rõ lên, nhưng vẫn nhanh nhẹn lo toan được đủ việc trong gia đình. Mẹ vẫn thường nói với em, cả đời bà vất vả quá, khi trẻ lo toan việc nhà để chồng yên tâm đi chiến đấu, nay lại chăm sóc gia đình để các con phấn đấu vươn lên, rồi bà lại chăm chút các cháu để chúng trưởng thành. Vậy là bao nhiêu gánh nặng gia đình một mình bà gánh vác hết. Ở trong nhà, bà luôn là trung tâm hòa giải mọi chuyện, bà thường nói: “Chuyện trong nhà, cứ lớn thì coi là nhỏ, mà nhỏ thì coi như là không có thì mọi chuyện sẽ êm đẹp cả thôi”. Tuy bà đã nhiều tuổi nhưng rất chăm tập thể dục buổi sáng. Bà cứ chê lũ trẻ chúng tôi học nhiều mà lại ham ngủ, ít tập tành. Việc nhà nhiều vậy mà bà tôi vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Bà tham gia Hội phụ nữ phường, Hội hòa giải, Hội từ thiện… Ai ai cũng quý mến bà, có việc gì mọi người thường tới hỏi và nghe bà phân tích. Bà tôi không khéo nói, nhưng bà nói lại hợp tình hợp lý nên dễ thuyết phục mọi người. Vừa rồi, nhà bác hàng xóm sơ ý bị cháy, bà kêu gọi mọi người giúp đỡ để vượt qua khó khăn buổi đầu. Tôi thật sự tự hào về bà mình. Bà sống giản dị và khiêm nhường. Những bữa cơm của gia đình em dưới tay bà thật ấm cúng. Bà khéo chiều lòng được cả nhà với những món ăn bình dân nhưng ngon lành, sạch sẽ. Nhà có máy giặt nhưng bà vẫn động viên mọi người giặt tay rồi hãy cho vào máy. Bà bảo như thế sạch hơn. Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần em bị sốt dịch. Trong trạng thái nóng sốt li bì, em phải đi viện một tuần. Bà luôn ở bên em, mỗi lần bừng tỉnh em thấy đôi mắt lo âu của bà, những cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng, những lời động viên, an ủi của bà hình như có sức mạnh hơn thuốc. Em bình phục dần, và lúc đó mới thấy có vài ngày mà đôi má bà hõm sâu, mái tóc bà bạc thêm nhiều. Lòng xúc động sâu sắc, em nắm chặt tay bà nghẹn ngào không nói nên lời. Em vô cùng yêu quý và biết ơn bà. Bà sẽ là người em kính yêu nhất. Em mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu |
Mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc - Mẫu số 2 Ai cũng đều yêu quý gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ rải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít của chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, một thời thơ dại và ngây ngô. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại vậy nên tôi yêu nhất bà ngoại của tôi. Khi còn nhỏ, tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền từ như bà tôi. Bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kỳ chuyện cổ. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Dáng người bà cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp. Đôi bàn tay truyền cho tôi làn hơi ấm, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xòe cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hóa ban tặng cho tôi. Tôi vẫn còn nhớ mãi từng cử chỉ của bà, cái cười nheo mắt, cái vỗ về an ủi... Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng vàng. Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người. Như một chân lý của cuộc đời, bà, vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan trọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này. |
Mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc - Mẫu số 3 Trong cuộc sống của mỗi người luôn có một nơi để ta trở về sau bao vất vả và mệt mỏi. Có người gọi đó là nhà, có người gọi đó là mái ấm là gia đình nhưng quan trọng nhất vẫn là ở nơi đó có người mà mình yêu thương, tin tưởng và là nơi để tựa vào. Đối với tôi người đó chính là bà, một người bà đáng kính. Những ngày tháng bên cạnh bà là những ngày làm nũng đòi bà mua cho bằng được cây kẹo mà mình thích, là những lúc bị bắt nạt luôn có bà che chở và bảo vệ, là hôm bà nhờ nhổ tóc sâu sẽ được cho bánh, kẹo để làm thù lao. Vào những ngày lễ tết, rằm trung thu tôi lại chạy đến nhà ngoại vì tôi biết ngoại sẽ lại cho tôi ăn những món thật ngon và lạ mà mẹ chưa bao giờ nấu. Đối với tôi món ngoại nấu sẽ là món ăn ngon nhất trên đời vì ngoại chẳng nấu bằng những hương liệu, gia vị bình thường mà ngoại nấu bằng tình yêu thương, nấu bằng niềm vui và hạnh phúc khi những đứa cháu cứ quấn lấy xin ngoại nấu cho một bữa ăn. Ngoại tôi sống một mình, không phải vì gia đình tôi không sống chung mà vì ngoại bảo thích sống một mình như vậy ngoại thích làm gì thì làm sẽ chẳng phiền đến ai cũng chẳng ai phiền đến ngoại. Tôi biết ngoại chỉ nói vậy thôi chứ thật sự ngoại cũng buồn lắm, tôi biết ngoại sợ làm phiền con cháu sợ con cháu lo cho mình nên mới vậy. Tính ngoại giống một đứa trẻ, tôi nghe mọi người nói khi về già thì tính tình sẽ rất trẻ con ví như tôi đi học xa ngoại sẽ suốt ngày gọi điện thoại bảo ngoại nhớ mong tôi về chuyện cũng sẽ bình thường nếu như ngoại không gọi một ngày gần 50 cuộc điện thoại chỉ để nói một nội dung duy nhất, ngoại cũng hay giận hờn vu vơ và vô cớ nếu như tôi có nấu ăn cho ba mẹ mà chẳng nấu cho ngoại hay khi về nhà ít chịu chơi với ngoại. Khi ở bên ngoại, ngoại như chẳng muốn xa tôi như muốn tôi chỉ được ở bên ngoại thôi vậy và tất cả những điều đó tôi điều nhận ra, nhận ra bà đang cô đơn, nhận ra bà sợ ở một mình, sợ cái vắng vẻ và yên ắng khi về nhà. Ngoại đã lớn tuổi, tóc cũng bạc trắng cả, miệng thì móm mém nhưng ngoại vẫn rất khỏe cho dù ngoại bệnh rất nhiều. Đừng thấy nó mâu thuẫn vì thật ra ngoại rất khỏe vẫn có thể tự buôn bán, tự lo cho bản thân, bưng những đồ nặng ngoại vẫn làm bình thường có vẻ như vì ngoại là nông dân đã quen rồi lại buôn gánh bán bưng cả một đời nên bây giờ ngoại vẫn khỏe như thế, đôi lúc trở trời là ngoại lại bị đau nhứt, cái bệnh xương khớp của những người già. Có khi các khớp của ngoại còn bị sưng phù nhưng ngoại vẫn chịu đựng tự mình mua thuốc tự mình lo âm thầm và lặng lẽ chẳng cho con cháu biết. Tôi thường nghĩ có phải ai khi về già cũng như vậy, sợ mình trở thành gánh nặng cho người khác, sợ mình sẽ vô dụng và chẳng làm được gì không? Nhưng sao họ lại chẳng biết rằng một đời họ đã sống vì con cháu, một đời lo toan và vất vả vậy cho đến cuối cùng, đến lúc về già cũng là lúc họ nên nghỉ ngơi và an dưỡng tuổi già, cuộc sống xô bồ và vất vả đó hãy để lại cho con cháu, những người chịu ơn một cách lớn lao đó sẽ chăm sóc họ như một quy luật của tự nhiên của tình yêu thương và kính trọng. Mãi đến giờ này tôi vẫn còn rất nhiều điều muốn nói với ngoại nhưng sao mỗi lần gặp tôi lại chẳng nói được gì, phải chăng con người ta nói với nhau những lời tổn thương thì dễ mà những lời nói yêu thương lại khó nói đến thế. Cho đến cuối cùng tất cả những yêu thương những quan tâm đều được chuyển thành những hành động, thay vì nói ra tôi mong ngoại sẽ tự cảm nhận được điều tôi muốn nói. " Con yêu ngoại, con đã lớn rồi, mọi thứ hãy để con lo". |
Mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc - Mẫu số 4 Trong gia đình, người gắn bó nhất với em chính là bà ngoại. Bà cũng là người mà em luôn kính trọng và yêu thương suốt cuộc đời. Bà ngoại của em năm nay sáu mươi tuổi. Trước đây, bà em là một giáo viên tiểu học nhưng hiện tại bà đã về hưu. Bà của em có dáng người thanh mảnh. Khuôn mặt trái xoan đã in hằn dấu vết của thời gian. Mái tóc dài của bà giờ đã điểm những sợi tóc trắng. Nhưng với em, bà vẫn còn xinh đẹp lắm. Em thích nhất là nụ cười rạng rỡ của bà. Khi em vẫn còn bé, bố mẹ thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Một tay bà đã chăm sóc em từ miếng ăn đến giấc ngủ. Bà thường kể có lúc em ốm, quấy khóc khiến mà mẹ em không sao giỗ được. Chỉ đến khi bà ngoại bế thì em mới chịu nín. Bà cũng là người luôn ở bên chứng kiến từng bước trưởng thành của em: lúc em tập đi, tập nói… Em vẫn nhớ những khi được ngủ cùng bà, nghe bà kể chuyện. Giọng kể của bà thật hấp dẫn. Những câu chuyện cổ tích mà bà kể đến bây giờ em vẫn còn thuộc lòng. Không chỉ vậy, bà ngoại cũng dạy cho em rất nhiều bài học làm người. Bà dạy em phải biết tôn trọng mọi người xung quanh. Bà còn dạy phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Nhờ có bà mà em cũng tự giác hơn trong học tập. Có những khi gặp phải một bài tập khó, em cũng nhờ đến sự giúp đỡ của bà. Bà ngoại - người mà em yêu thương nhất trên đời. Chẳng thể nào có thể đong đếm hết tình cảm của bà dành cho em. Em luôn mong bà có thể thật khỏe mạnh để ở bên em thật lâu. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Top 4 mẫu viết bài văn biểu cảm về bà sâu sắc và ý nghĩa? Kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có những nội dung nào? (Hình ảnh từ Internet)
Kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7 có những nội dung nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về môn ngữ văn lớp 7 như sau:
- Giá trị nhận thức của văn học
- Đề tài và chủ đề của văn bản; mối liên hệ giữa chi tiết với chủ đề, cách xác định chủ đề văn bản; thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản
- Văn bản tóm tắt
- Hình thức của tục ngữ
- Đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tác dụng của mỗi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể
- Một số yếu tố hình thức của thơ bốn, năm chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp
- Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn
- Những trải nghiệm cuộc sống và việc hiểu văn học
Học sinh lớp 7 khi đi học phải có quy tắc ứng xử như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì quy tắc ứng xử của học sinh lớp 7 khi đi học như sau:
- Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện
- Bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
- Cách trình bày thư UPU lần thứ 54 năm 2025? Giáo dục trung học cơ sở có mục tiêu cốt lõi là gì?
- Soạn bài Thánh Gióng? Kỹ năng viết mà học sinh lớp 6 cần đạt yêu cầu ra sao?
- Top 10 mẫu lời chúc Tết lãnh đạo? Hiệu trưởng trường THCS có những nhiệm vụ gì?
- Tải về mẫu đơn xin nghỉ phép của học sinh 2025? Học sinh xin nghỉ học có phép có cần học bù hay không?
- 6+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động?
- Thời tiết Hà Nội Tết Nguyên đán 2025? Không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời tại Hà Nội trong những ngày rét đậm?
- Tổng hợp các kí hiệu trong toán học chi tiết? Mục tiêu chung của môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
- Mẫu soạn bài Sông Đáy môn Ngữ Văn lớp 11? Môn Ngữ văn lớp 11 có học về cách đọc một tác giả văn học lớn không?
- Mẫu nghị luận về những xu hướng nghề nghiệp trong tương lai mới nhất 2025? Thực hành viết môn Ngữ văn lớp 12 cần đạt yêu cầu gì?
- Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh chi tiết nhất? Hình thức đánh giá Môn Ngữ văn lớp 9 là gì?