Tổng hợp các kí hiệu trong toán học chi tiết? Mục tiêu chung của môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Tổng hợp các kí hiệu trong toán học chi tiết?
Các em học sinh có thể tham khảo Tổng hợp các kí hiệu trong toán học chi tiết dưới đây:
Tổng hợp các kí hiệu trong toán học chi tiết Ký hiệu cơ bản Phép toán: +, -, × (hoặc ·), ÷ (hoặc /), ^ (lũy thừa), √ (căn bậc hai) So sánh: = (bằng), ≠ (khác), > (lớn hơn), < (nhỏ hơn), ≥ (lớn hơn hoặc bằng), ≤ (nhỏ hơn hoặc bằng) Logic: ∧ (và), ∨ (hoặc), ¬ (không) Tập hợp: ∈ (thuộc), ∉ (không thuộc), ⊂ (là tập con), ⊃ (chứa), ∪ (hợp), ∩ (giao) Ký hiệu trong đại số Biến: x, y, z, ... Hệ số: a, b, c, ... Phương trình: f(x) = 0 Hàm số: y = f(x) Đạo hàm: f'(x) Tích phân: ∫ f(x) dx Ký hiệu trong hình học Điểm: A, B, C, ... Đường thẳng: AB, a, b, ... Góc: ∠ABC Tam giác: ΔABC Hình tròn: ⊙O Hình vuông: □ABCD Ký hiệu trong lượng giác Sin: sin(x) Cos: cos(x) Tan: tan(x) Cot: cot(x) Ký hiệu trong thống kê và xác suất Trung bình: x̄ Độ lệch chuẩn: σ Xác suất: P(A) Ký hiệu trong các lĩnh vực khác Tổng: Σ Tích: Π Vô cực: ∞ Tồn tại: ∃ Với mọi: ∀ |
*Lưu ý: Thông tin về Tổng hợp các kí hiệu trong toán học chi tiết? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Tổng hợp các kí hiệu trong toán học chi tiết? Mục tiêu chung của môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao? (Hình từ Internet)
Mục tiêu chung của môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Căn cứ Mục 1 Phần 2 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ có mục tiêu như sau:
(1) Mục tiêu chung
Môn Toán nhằm giúp học viên đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Góp phần hình thành và phát triển ở học viên các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Có kiến thức, kỹ năng toán học phổ thông cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử - Địa lý, Tin học, Công nghệ,...; tạo cơ hội đề học viên được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
- Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
(2) Bên cạnh đó thì mục tiêu cụ thể
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Có những kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
+ Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.
+ Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).
+ Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hỗ trợ học viên có thêm những hiểu biết về một số nghề nghiệp trong xã hội.
Bước đầu thấy được những hữu ích của toán học đối với công việc hằng ngày; tạo cơ hội để học viên được kiểm nghiệm lại hoạt động thực tiễn trong đời sống với những kiến thức toán học thuần túy; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác.
Phẩm chất chủ yếu và năng lực chung chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ?
Căn cứ Mục 2 Phần 2 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ có yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung như sau:
Môn Toán góp phần hình thành và phát triển ở học viên các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học trong Chương trình trình Xóa mù chữ tại Mục 2 Phần thứ nhất.
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?
- 3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?
- Top 10 lời chúc tết của Hiệu trưởng? Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường THCS là 5 năm phải không?
- Mẫu 5+ viết thư cho người thân lớp 4? Học sinh lớp 4 phải biết giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống?
- 7+ viết Đoạn văn về ngày Tết bằng Tiếng Anh ngắn gọn (đi kèm bản dịch)? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học của Môn Tiếng Anh?
- Mẫu viết thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em lớp 4?