Thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là khi nào?
Thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là khi nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
2. Các cơ quan, tổ chức theo phân công, phân cấp có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông và giáo viên dự bị đại học xác định việc đạt tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng trường hợp đăng ký dự xét thăng hạng cụ thể đảm bảo các quy định của pháp luật.
3. Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành bảo đảm các quy định của Chính phủ về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
5. Thông tư này thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
6. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Như vậy, thông qua quy định trên thì Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2024 và sẽ thay thế Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT
Thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là khi nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 như sau:
Giáo viên mầm non được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 (mã số V.07.02.24) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25).
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 và tương đương, có 05 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 5 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 4, khoản 7 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT phải là các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 và tương đương.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Những ai thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT?
Theo Điều 2 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về đối tượng áp dụng như sau:
- Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là giáo viên mầm non, phổ thông) và viên chức giảng dạy chương trình giáo dục dự bị đại học, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong các trường dự bị đại học (sau đây gọi chung là giáo viên dự bị đại học) đã được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học, đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức theo phân công, phân cấp có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông và giáo viên dự bị đại học.
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?