08:05 | 01/11/2024

Số tiết được giảm của giáo viên vừa là tổ trưởng bộ môn vừa là bí thư đảng bộ ở nơi không thành lập đảng bộ trường hạng 1?

Giáo viên tiểu học vừa là tổ trưởng bộ môn vừa là bí thư đảng bộ ở nơi không thành lập đảng bộ trường hạng 1 thì được giảm bao nhiêu tiết dạy trong một tuần?

Số tiết được giảm của giáo viên vừa là tổ trưởng bộ môn vừa là bí thư đảng bộ ở nơi không thành lập đảng bộ trường hạng 1?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần
5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;
Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần

Như vậy, thông qua quy định trên thì giáo viên tiểu học vừa là tổ trưởng bộ môn thì được giảm 3 tiết/tuần.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT bị thay thế bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần”.
1a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề
3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.
4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2tiết/tuần.
5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.

Như vậy thông qua quy định trên thì giáo viên là bí thư đảng bộ ở nơi không thành lập đảng bộ trường hạng 1 thì được giảm 4 tiết/tuần.

Theo khoản 5 Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT có quy đinh cụ thể là được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất nên giáo viên tiểu học vừa là tổ trưởng bộ môn vừa là bí thư đảng bộ ở nơi không thành lập đảng bộ trường hạng 1 thì được giảm 4 tiết dạy trong một tuần.

Số tiết được giảm của giáo viên vừa là tổ trưởng bộ môn vừa là bí thư đảng bộ ở nơi không thành lập đảng bộ trường hạng 1?

Số tiết được giảm của giáo viên vừa là tổ trưởng bộ môn vừa là bí thư đảng bộ ở nơi không thành lập đảng bộ trường hạng 1? (Hình từ Internet)

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 73 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể như sau:

- Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

Chế độ giảm định mức tiết dạy
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Số tiết được giảm của giáo viên vừa là tổ trưởng bộ môn vừa là bí thư đảng bộ ở nơi không thành lập đảng bộ trường hạng 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giảm giờ dạy đối với giáo viên mần non là phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách không?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 60

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;