Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức?
Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức?
Gợi ý trả lời bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức như sau:
Câu 1:
“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.”
Từ đơn: tôi, nghe, người
Từ phức - Từ ghép: bóng mỡ, ưa nhìn.
Từ phức - Từ láy: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh.
Câu 2:
Các từ láy mô phỏng âm thanh trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là:
Phanh phách,
Phành phạch,
Giòn giã,
Ngoàm ngoạp,
Hừ hừ,
Véo von,
Văng vẳng.
Câu 3:
- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
Các từ láy trong các câu trên là:
+ Thỉnh thoảng
+ Phanh phách
+ Ngoàm ngoạp
+ Dún dẩy
Tác dụng: Việc sử dụng các từ láy khiến cho nhân vật Dế Mèn hiện ra rất sinh động. Chúng nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ, đầy sức sống của tuổi trẻ ở Dế Mèn.
Câu 4:
- Để giải thích nghĩa thông thường của từ có thể dựa vào từ điển.
- Còn giải thích nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ đứng trước và sau nó.
Từ ngữ | Nghĩa thông thường | Nghĩa trong văn bản |
Nghèo | Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất, trái nghĩa với giàu. Ví dụ: nghèo đói, nghèo khó, nhà nó còn nghèo, đất nước còn nghèo, … | Khả năng hoạt động, làm việc hạn chế, sức khỏe kém hơn những người bình thường. Ví dụ: nghèo sức – trái nghĩa với khỏe mạnh, cường tráng. |
Mưa dầm sùi sụt | Mưa nhỏ, rả rích, kéo dài nhiều ngày không dứt, thường trên một diện tích rộng. Ví dụ: Mưa dầm sùi sụt mấy ngày liền khiến đường trơn trượt, xe cộ đi lại vất vả. | Điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương. Ví dụ: điệu hát mưa dầm sùi sụt |
Câu 5:
- Nghĩa của các thành ngữ:
+ Ăn xổi ở thì : cách sống tạm bợ cho qua ngày, không tính đến ổn định lâu dài (xổi: tạm thời, chóng vánh; ăn xổi: ăn ngay, có ngày nào ăn ngày ấy; ở thì: sống tạm bợ).
+ Tắt lửa tối đèn : chỉ tình huống bất trắc, khó khăn, cần sự giúp đỡ của những người xung quanh.
+ Hôi như cú mèo : có mùi khó chịu, hôi hám do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
- Đặt câu:
+ Nó không được học hành, lại không nhà không cửa, giờ chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, ăn xổi ở thì cho qua tháng này.
+ Bố mẹ thường khuyên bảo tôi rằng: là hàng xóm với nhau thì nên giúp đỡ những nhau lúc khó khăn, bất trắc, tắt lửa tối đèn có nhau.
+ Hắn hôi như cú mèo nên chẳng ai dám lại ngồi gần.
Câu 6:
- Một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong văn bản là:
+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh, lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Tác dụng: Khắc họa sinh động, chân thực hình ảnh Dế Mèn đang tuổi ăn, tuổi lớn, đầy sức sống, khỏe khoắn.
Lưu ý: Gợi ý trả lời bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức trên mang tính chất tham khảo.
Soạn bài: Thực hành tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức? (Hình từ Internet)
Kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 6 gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 6 gồm:
- Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy
- Từ đa nghĩa và từ đồng âm
- Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: bất, phi) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: bất công, bất đồng, phi nghĩa, phi lí)
- Các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu)
- Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường)
- Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: đặc điểm và tác dụng
- Đoạn văn và văn bản: đặc điểm và chức năng
- Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Văn bản tự sự: bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, bài văn kể lại một truyện cổ dân gian
+ Văn bản miêu tả: bài văn tả cảnh sinh hoạt
+ Văn bản biểu cảm: thơ lục bát; đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát
+ Văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong học tập, đời sống
+ Văn bản thông tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng; văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận
- Sự phát triển ngôn ngữ: hiện tượng vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
Ngữ liệu sử dụng trong môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6 gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngữ liệu sử dụng trong môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6 gồm:
(1) Văn bản văn học
- Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn
- Thơ, thơ lục bát
- Hồi kí hoặc du kí
(2) Văn bản nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
(3) Văn bản thông tin
- Văn bản thuật lại một sự kiện
- Biên bản ghi chép
- Sơ đồ tóm tắt nội dung
>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?