Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức?

Mục tiêu của việc dạy môn Tiếng Việt lớp 1 là gì? Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức?

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức?

Năm học mới đang sắp đến gần, ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

Như vậy, đối với học sinh lớp 1 có thể tựu trường và nhập học sớm hơn.

*Lưu ý: Ngày nhập học và ngày tựu trường có sự khác biệt ngày tựu trường thường diễn ra sau ngày nhập học một vài ngày.

Vì vậy mà giáo viên có thể tham khảo Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức sau đây để có thể soạn cho mình một giáo án dạy học cho năm học mới:

Tuần 1

Làm quen với trường lớp, bạn bè; làm quen với đồ dùng học tập

Làm quen với tư thế đọc, viết, nói, nghe

Làm quen với các nét cơ bản, các chữ số và dấu thanh; làm quen với bảng chữ cái

Làm quen với các nét cơ bản, các chữ số và dấu thanh; làm quen với bảng chữ cái

Ôn luyện các nét cơ bản và chữ số

Tuần 2

Bài 1: A, a

Bài 2: B, b, `

Bài 3: C, c, ´

Bài 4: E, e, Ê, ê

Bài 5: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 3

Bài 6: O, o, ˀ

Bài 7: Ô, ô, .

Bài 8: D, d, Đ, đ

Bài 9: Ơ, ơ, ˜

Bài 10: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 4

Bài 11: I, i, K, k

Bài 12: H, h, L, l

Bài 13: U, u, Ư, ư

Bài 14: Ch, ch, Kh, kh

Bài 15: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 5

Bài 16: M, m, N, n

Bài 17: G, g, Gi, gi

Bài 18: Gh, gh, Nh, nh

Bài 19: Ng, ng, Ngh, ngh

Bài 20: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 6

Bài 21: R, r, S, s

Bài 22: T, t, Tr, tr

Bài 23: Th, th, ia

Bài 24: ua, ưa

Bài 25: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 7

Bài 26: Ph, ph, Qu, qu

Bài 27: V, v, X, x

Bài 28: Y, y

Bài 29: Luyện tập chính tả

Bài 30: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 8

Bài 31: an, ăn, ân

Bài 32: on, ôn, ơn

Bài 33: en, ên, in, un

Bài 34: am, ăm, âm

Bài 35: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 9

Bài 36: om, ôm, ơm

Bài 37 : em, êm, im, um

Bài 38 : ai, ay, ây

Bài 39: oi, ôi, ơi

Bài 40: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 10

Bài 41: ui, ưi

Bài 42 : ao, eo

Bài 43: au, âu, êu

Bài 44: iu, ưu

Bài 45: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 11

Bài 46: ac, ăc, âc

Bài 47: oc, ôc, uc, ưc

Bài 48: at, ăt, ât

Bài 49: ot, ôt, ơt

Bài 50: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 12

Bài 51: et, êt, it

Bài 52 : ut, ưt

Bài 53: ap, ăp, âp

Bài 54: op, ôp, ôp

Bài 55: Ôn tập và kể chuyện

Bài 56: ep, êp, ip, up

Bài 57: anh, ênh, inh

Bài 58: ach, êch, ich

Bài 59: ang, ăng, âng

Bài 60: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 13

Bài 61: ong, ông, ung, ưng

Bài 62: iêc, iên, iêp

Bài 63 : iêng, iêm, yên

Bài 64: iêt, iêu, yêu

Bài 65: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 14

Bài 66: uôi, uôm

Bài 67: uôc, uôt

Bài 68: uôn, uông

Bài 69: ươi, ươu

Bài 70: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 15

Bài 71: ươc, ươt

Bài 72: ươm, ươp

Bài 73: uơn, ương

Bài 74: oa, oe

Bài 75: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 16

Bài 76: oan, oăn, oat, oăt

Bài 77: oai, uê, uy

Bài 78: uân, uât

Bài 79: uyên, uyêt

Bài 80: Ôn tập và kể chuyện

Tuần 17

Bài 81: Ôn tập

Bài 82: Ôn tập

Bài 83: Ôn tập

Tuần 18

TỔNG KẾT, ÔN TẬP (HOẶC DỰ TRỮ)

Theo đó, Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức sẽ có 17 tuần học và 1 tuần thứ 18 là tuần tổng kết và dự trữ.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

>>> Xem thêm Soạn bài khái quát về tế bào Sinh học 10 Cánh Diều?

>>> Xem thêm Soạn bài sách giáo khoa Toán 10 Cánh Diều tập 1?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài Thanh âm của gió lớp 5?

>>> Xem thêm Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức?

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của việc dạy môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?

Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu của việc dạy môn Tiếng Việt lớp 1 sẽ gồm có:

[1]. Mục tiêu cấp tiểu học

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

[2] Bên cạnh đó còn phải đảm bảo được mục tiêu chung như sau:

- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù khi dạy môn Tiếng Việt lớp 1 ra sao?

Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thì yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù khi dạy môn Tiếng Việt lớp 1 gồm có:

* Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

* Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

- Yêu cầu cần đạt ở cấp tiểu học

+ Năng lực ngôn ngữ

Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản.

Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn;

Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh.

Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống;

Viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

+ Năng lực văn học

Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá).

Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

Môn Tiếng Việt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn học bài Cánh đồng hoa Tiếng Việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu câu trong Tiếng Việt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn học bài luyện từ và câu (Đại từ) Tiếng Việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn tả cô giáo lớp 5 ngắn gọn năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì? Sự khác biệt giữa danh từ chung và danh từ riêng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lời câu hỏi về Đại từ Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức: Những tên gọi của năm theo âm lịch là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiến thức Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 có những nội dung nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 1551
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;