Quy trình sáp nhập hai trường mầm non mới nhất như thế nào?

Các bước trong quy trình sáp nhập hai trường mầm non là đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất như thế nào?

Trường mầm non có phải là đơn vị sự nghiệp công lập không?

Căn cứ Điều 2 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về vị trí của trư­ờng mầm non như sau:

Vị trí của trư­ờng mầm non
Trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định về đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Theo đó, hiện nay có 3 loại hình trường mầm non đó là: Công lập; dân lập và tư thục.

Duy nhất chỉ có trường mầm non công lập là do Nhà nước đầu tư có tư cách pháp nhân, hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận, sử dụng ngân sách nhà nước để chi cho hoạt động và thực hiện chức năng (tại căn cứ Điều 4 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT.

Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì trường mầm non công lập là đơn vị sự nghiệp công lập.

Quy trình sáp nhập hai trường mầm non mới nhất như thế nào?

Quy trình sáp nhập hai trường mầm non mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình sáp nhập hai trường mầm non mới nhất như thế nào?

*Lưu ý: đây là trường hợp sáp nhập hai trường mầm non là đơn vị sự nghiệp công lập.

Bước 1: Trước hết việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm cả việc sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP trong đó cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
...
2. Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập là việc sắp xếp, kiện toàn lại các đơn vị sự nghiệp công lập dưới các hình thức: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; hoặc điều chỉnh tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ để hình thành đơn vị sự nghiệp công lập mới.

Đồng thời, vì trường mầm non công lập là đơn vị sự nghiệp công lập dẫn đến việc muốn sáp nhập hai trường mầm non thì cần phải đảm bảo được điều kiện tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP như sau:

Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
...
2. Điều kiện tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập
a) Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
c) Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì quy trình sáp nhập hai trường mầm non sẽ cần phải có các điều kiện sau đây:

[1] Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP;

[2] Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

[3] Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

[4] Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Bước 2: Cần phải có đề án về việc tổ chức lại (sáp nhập) hai trường mầm non là đơn vị sự nghiệp công lập theo Điều 16 Nghị định 120/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

{1} Nội dung đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

- Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 120/2020/NĐ-CP;

- Thực trạng tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi tổ chức lại;

- Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

- Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có);

- Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.

{2} Nội dung tờ trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như đối với tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 9 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ sáp nhập hai trường mầm non là đơn vị sự nghiệp công lập như sau (căn cứ theo Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP)

(1) Đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

(2) Tờ trình tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

(3) Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

(4) Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) trong trường hợp giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

*Lưu ý: Việc lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan; trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ; thẩm định; xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như quy định đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

Thẩm quyền quyết định sáp nhập hai trường mầm non là đơn vị sự nghiệp công nhập thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về cấp quản lý nhà nước đối với trường mầm non như sau:

Phân cấp quản lý nhà nước
1. Trường mầm non do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với trường mầm non.

Như vậy, thì trường mầm non là đơn vị sự nghiệp cộng lập do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Đồng thời tại Điều 24 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thầm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện
..
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này theo quy định của pháp luật, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì thẩm quyền quyết định sáp nhập hai trường mầm non là đơn vị sự nghiệp công nhập thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản khai giảng năm học mới cho trường mầm non 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có loại hình trường mầm non dân lập hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng trẻ em mẫu giáo nào được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non có được vận động tiền để chi trả chi phí vệ sinh trường lớp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non có trẻ bị trượt té thì có đủ tiêu chuẩn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí của trường mầm non khi thành lập phải đảm bảo như thế nào? Nếu tổ chức hoạt động ngoài địa điểm cho phép bị phạt lên đến 10 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trường mầm non mới nhất là văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non được Ủy ban nhân dân cấp huyện hay Phòng giáo dục và đào tạo quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non là sự kết hợp của loại hình nào? Cơ sở vật chất trường mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu nhóm lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình sáp nhập hai trường mầm non mới nhất như thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;