Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi? Đánh giá định kì đối với học sinh giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như thế nào?

Học sinh tham khảo mẫu phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi? Học sinh giáo dục nghề nghiệp cấp THPT được đánh giá định kì như thế nào?

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?

Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm tiêu biểu trong nền văn học kháng chiến Việt Nam, thể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc và ý chí quật cường của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Dưới đây là mẫu phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mà học sính có thể tham khảo.

Nguyễn Đình Thi – Một tâm hồn, một con người đa tài với những tác phẩm, bài viết đủ mọi thể loại. Văn học, soạn nhạc, triết học, lí luận phê bình… mặt nào cũng rất tài hoa. Về thơ ca, ông đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam với giọng thơ sôi nổi, đằm thắm và sâu lắng nhưng lại tao nhã, giản dị gần gũi với mọi người. Tác phẩm nổi bật trong thời kì này là bài thơ Đất nước. Được sáng tác từ 1948-1955, sự kết hợp hai bài thơ Đêm mít tinh và Sáng mát trong như sáng năm xưa đã giúp tác giả hình thành thái độ trân trọng, một cái nhìn đầy đủ về hình ảnh đất nước. Đất nước thực sự là cuốn biên niên sử bằng thơ hào hùng, oanh liệt, vinh quang và rực rỡ của dân tộc.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Đình Thi đã lấy hình ảnh mùa thu đã xa, một mùa thu với những kí ức và hình ảnh đã thuộc về quá khứ.

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa”

Nguyễn Đình Thi đứng trước mùa thu của hiện tại và hồi tưởng về mùa thu quá khứ. Với hình ảnh thu trong lành, mát trong của sáng sớm, với gió mùa thu mang theo hương cốm, tác giả khiến người đọc cảm nhận một mùa thu quen thuộc, một mùa thu xưa đẹp đẽ. Vẻ đẹp của mùa thu, với tác giả, muôn đời vẫn vậy chẳng đổi thay, nỗi nhớ thương về cùng hoài niệm.

Chỉ với một câu thơ “gió thổi mùa thu hương cốm mới” đà đánh thức trong lòng người đọc hình ảnh mùa thu Hà Nội với vẻ đẹp truyền thống, tao nhã, bền vững và cổ xưa. Một chút gió héo may, một chút hương cốm thơm nức. Một hình ảnh quen thuộc kéo dài từ năm này qua năm khác không đổi thay.

Câu thơ “tôi nhớ những mùa thu đã xa” giống như câu thơ bản lề, chuyển hướng, đẩy tâm sự người đọc hướng về hiện tại:

“Sáng chớm, lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Khổ thơ sau vẫn là nhịp điệu chậm rãi, tràn đầy nhung nhớ. Nguyễn Đình Thi lại nhắc lại hình ảnh “sáng”. Nhưng ánh thu Hà Nội của hiện tại đẹp mà buồn, gợi bao sự thương nhớ. Sáng mùa thu chớm lạnh trong lòng Hà Nội, hay đúng hơn là cái chớm lạnh của lòng người trước mỗi đợt, mỗi khoảnh khắc thu về. Cái tinh tế của nhà thơ được thể hiện qua câu chữ “trong lòng Hà Nội”. Liệu có phải đây thực ra là nỗi nhớ qua những câu thơ đầy khắc khoải và ám ảnh.

Ở đây, còn gợi thêm một hình ảnh nữa về đặc trưng của Hà Nội: “Con phố dài” và, thêm một nét tinh tế nữa của nhà thơ, đó là việc sử dụng từ láy “xao xác”. Tất cả đều gợi ra sự vắng vẻ, hiu quanh. Sự “xao xác” của lá thu hay là nỗi tâm sự đong đầy. Hình ảnh gió xao xác kết hợp với hình ảnh con phố dài đã tạo ra sự thu hút, sự sâu thẳm.

Và, thật đột ngột, mạch cảm xúc của tác giả thay đổi, với hình ảnh người ra đi. Câu thơ thứ ba như một cái hất đầu ngạo nghễ, một sự quyết tâm đầy kiêu hãnh với chí lớn mang trong người. Nhưng câu thơ cuối lại là một tình cảm sâu lắng, trực tiếp, cảm xúc được dàn trải đều qua trang giấy qua cách ngắt nhịp của tác giả.

Có người nói, hình ảnh của Hà Nội đã thu lại trong câu thơ cuối: “thềm nắng lá rơi đầy”. Câu thơ đẹp và giàu sắc thái thẩm mĩ. Bức tranh thu Hà Nội thấm đầy nắng, gợi nên sắc thái quyến rũ trong tâm trí người ra đi. Mà có khi làm sao mà đi nổi khi một Hà Nội đẹp thế, quyến rũ như thế cứ níu chân chẳng cho đi, làm sao không khỏi mềm lòng.

Đó là mùa thu của quá khứ, còn mùa thu của bây giờ, của hiện tại rực rỡ hơn, tươi mát hơn. Và tự hào hơn trong lòng tác giả

“Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha”

Một lời khẳng định đầy kiêu hãnh, gợi mở cho người đọc hướng về hình ảnh mùa thu trong sự đổi mới với mùa thu xưa. Chữ “khác” dường như không chỉ là sự khác biệt về thời gian, không gian như xưa, nay mà còn là sự khác biệt trong nhận thức và tư tưởng của con người. Vì một lẽ đơn giản là muôn đời thu vẫn thế, vẫn gió heo may cùng hương cốm. Vấn đề là cảm nhận của con người mà thôi. Mùa thu xưa là mùa thu của dân tộc nô lệ. Kiếp người khổ đau, vì vậy mà thu có vẻ ảm đạm và thê lương. Khi đã độc lập, mùa thu như rạng rỡ hơn, chan hòa hơn. Giữa sự thay đổi của đất trời, của cuộc đời mới, mỗi người cũng hòa vào tiếng vui chung. Con người giao hòa với đất trời và vũ trụ. Con người lắng nghe được âm hưởng vui mừng của niềm vui độc lập, đó là niềm hạnh phúc tột độ.

Ở đây, không gian thu được mở rộng khoáng đạt hơn. Với tiếng gió thổi rừng tre phấp phới. Vẫn là gió thu, nhưng không phải lặng lẽ, buồn bã, mà là tiếng gió (thổi vào rừng tre) phấp phới. Như muốn gửi trọn niềm vui của con người vào thiên nhiên, vũ trụ.

Hình ảnh rừng tre tượng trưng cho sức mạnh Việt Nam, vẻ đẹp của Việt Nam, niềm vui của thu độc lập. Tất cả như muốn cất lên tiếng reo ca tột độ.

Và trong xúc cảm thăng hoa, Nguyễn Đình Thi có những câu thơ hết mực tài hoa:

“Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha”

Mùa thu như được nhân hóa. Và người đọc cảm thấy mùa thu như một thiếu nữ điệu đà, thướt tha đang khoác tấm áo mới rạng rỡ, tươi tắn và dịu dàng. Phải chăng tấm áo ấy là của sự độc lập, tự do của dân tộc.

Mùa thu ở đây vừa có nét tươi trong trẻo của một mùa thu muôn đời, lại vừa có sự phấn khởi, vui mừng. Câu thơ đã gợi ra tất cả xúc cảm, sâu lắng, huyên náo… tạo ra sự giao hòa giữa niềm vui của con người và niềm vui của đất trời trong ngày độc lập.

Và cảm xúc của nhà thơ như trải dài qua khổ thơ:

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Các câu thơ như cuốn vào nhau. Với cách ngắt nhịp mạnh mẽ, ngắn, tạo ra âm hưởng hùng tráng, tràn đầy niềm tự hào.

Nguyễn Đình Thi bây giờ như đang là một hướng dẫn viên, giới thiệu và tỏ bày với mọi người về cảnh sắc quê hương. Đây là núi rừng, trời xanh, kia là cánh đồng, ngả đường, xa hơn nữa là dòng sông.

Tất cả như đang phơi bày vẻ đẹp, sự mỹ lệ vốn có của bản thân. Hay nói đúng hơn, đây là sự háo hức, tất cả sự hãnh diện, vinh dự với tư cách là “người làm chủ”. Tác giả nhấn mạnh vào quan hệ từ “của” như muốn khẳng định sự sở hữu và quyền tự chủ của bản thân.

Ở đây đã có sự thay đổi về cách xưng hô, có sự hòa nhập giữa cái tôi của Nguyễn Đình Thi, của người nghệ sĩ với cái chung của cả dân tộc. Nguyễn Đình Thi không chỉ nói tiếng nói chung của mình mà còn nói tiếng nói chung của cả dân tộc, của mọi người bằng hai tiếng “chúng ta” đầy kiêu hãnh.

Vào thời Pháp thuộc, không hề có chuyện quan niệm “chúng ta”. Tất cả đều đặt dưới sự kiểm duyệt gắt gao của bọn thực dân. Chỉ có thời đại mới, chỉ có xã hội và cái chung “của chúng ta”, chỉ có thời đại mới, chúng ta mới có thể hít thở không khí mát lành của thu tự do, chứ không còn bức bối ngột ngạt như trước. Nguyễn Đình Thi như muốn, khẳng định tính ưu biệt của xã hội mới.

Lưu ý: Nội dung Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi? chỉ mang tính chất tham khảo.

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi? Đánh giá định kì đối với học sinh giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như thế nào?

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi? Đánh giá định kì đối với học sinh giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như thế nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá định kì đối với học sinh giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về đánh giá định kì học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như sau:

- Đánh giá định kì được thực hiện thông qua bài kiểm tra đánh giá bằng điểm số.

+ Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học 168 tiết từ 45 phút đến 60 phút; đối với môn học 252 tiết từ 60 phút đến 90 phút.

+ Đề kiểm tra bảo đảm độ tin cậy, có đáp án, tiêu chí chấm, thang điểm chi tiết, đáp ứng yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra, đánh giá.

- Trong mỗi kì, mỗi môn học có 01 (một) điểm đánh giá định kì.

Hình thức thi kết thúc môn học của học sinh giáo dục nghề nghiệp cấp THPT là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về hình thức thi kết thúc môn học của học sinh giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như sau:

- Bài thi trên giấy hoặc trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận.

- Thời gian làm bài thi từ 60 phút đến 120 phút.

Môn Ngữ văn lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 chi tiết nhất? Các hình thức đánh giá học sinh THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận 600 chữ về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống? Trường hợp được xét đặc cách tốt nghiệp THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mẫu bài văn nghị luận về việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay lớp 12? Học sinh sử dụng mạng xã hội phải ứng xử như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu viết đoạn văn về nghề nghiệp tương lai của em? Các loại ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 12 có học về thư trao đổi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn bàn về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử của học sinh hiện nay? Học sinh lớp 12 không được làm những hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 đề thi cuối học kì 1 Ngữ văn 12 năm 2024 2025? Kiến thức văn học Ngữ văn 12 có học về Thơ trữ tình hiện đại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu mở bài Việt Bắc học sinh giỏi? Học sinh lớp 12 có hành vi vô lễ với giáo viên có bị đuổi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu bài văn nghị luận về ô nhiễm môi trường? Tổ chức thi kết thúc môn cho học sinh giáo dục nghề nghiệp THPT mấy lần trong năm?
Tác giả:
Lượt xem: 219
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;