Phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân? Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là gì?

Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân có gì khác nhau, phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân mới nhất?

Phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân?

Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân cùng có nguồn gốc từ Châu Âu và phát triển mạnh vào những thế kỉ trước, dưới đây là phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân.

Học sinh tham khảo bảng Phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân như sau:

Tiêu chí

Chủ nghĩa thực dân

Chủ nghĩa đế quốc

Định nghĩa

Là việc một quốc gia chiếm đóng và kiểm soát một vùng lãnh thổ khác, thường bằng cách thiết lập các thuộc địa và khai thác tài nguyên của vùng đất đó

Là một khái niệm rộng hơn, bao gồm cả chủ nghĩa thực dân và các hình thức thống trị khác như kiểm soát kinh tế, chính trị, và văn hóa

Mục tiêu

Tập trung vào việc khai thác tài nguyên và lợi ích kinh tế từ các thuộc địa

Mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của một quốc gia lên các quốc gia khác, không chỉ giới hạn ở việc chiếm đóng lãnh thổ

Phương thức kiểm soát

Thường sử dụng phương thức kiểm soát trực tiếp, thông qua việc thiết lập các chính quyền thuộc địa và quản lý trực tiếp các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng

Có thể sử dụng cả phương thức kiểm soát trực tiếp và gián tiếp. Kiểm soát gián tiếp thường thông qua các biện pháp kinh tế, chính trị, và quân sự mà không cần thiết lập chính quyền thuộc địa

Tác động xã hội

Thường dẫn đến sự thay đổi lớn về văn hóa và xã hội tại các thuộc địa. Người dân bản địa có thể bị ép buộc phải chấp nhận ngôn ngữ, tôn giáo, và phong tục của quốc gia thực dân

Tác động văn hóa và xã hội có thể ít trực tiếp hơn so với chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa đế quốc vẫn có thể trải qua sự thay đổi về văn hóa và xã hội thông qua sự áp đặt các giá trị và hệ thống của quốc gia đế quốc

Lưu ý: Nội dung phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân chỉ mang tính chất tham khảo!

Phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân? Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là gì?

Phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân? Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là gì? (Hình từ Internet)

Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là gì?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là xác định mức độ đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học nhằm đạt được mục tiêu của chương trình.

Hoạt động đánh giá phải khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề lịch sử của học sinh; giúp học sinh có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.

Nội dung đánh giá cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trọng tâm.

Thông qua đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục lịch sử.

Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận.

Thời lượng thực hiện chương trình môn Lịch sử THPT thế nào?

Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thời lượng cho mỗi lớp học là 105 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Trong đó, thời lượng dành cho các chủ đề của nội dung cốt lõi là 70 tiết. Dự kiến tỉ lệ % thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau:

Mạch nội dung

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP




- Lịch sử và Sử học

8%



- Vai trò của Sử học

8%



LỊCH SỬ THẾ GIỚI




- Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

10%



- Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

10%



- Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản


10%


- Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội


10%


- Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh



8%

- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước Mỹ từ năm 1945 đến nay



7%

- Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay



7%

LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á




- Văn minh Đông Nam Á

8%



- Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á


8%


- ASEAN: Những chặng đường lịch sử



8%

LỊCH SỬ VIỆT NAM




- Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

16%



- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

10%



- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)


12%


- Làng xã Việt Nam trong lịch sử


10%


- Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)


12%


- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông


8%


- Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng Tám năm 1945 đến nay)



12%

- Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay



10%

- Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam



10%

- Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam



8%

ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ

10%

10%

10%

THỰC HÀNH LỊCH SỬ

20%

20%

20%

Môn lịch sử lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt kiến thức Lịch Sử 12 bài 1? Nội dung học đầu tiên trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông từ tháng 4 năm 1975 đến nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt Lịch sử 12 sơ đồ tư duy? Học sinh lớp 12 năm 2024 sinh năm mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Các giai đoạn phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay? Các nội dung được học về ASEAN môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bản hiệp ước bất bình đẳng Nhà Nguyễn kí với Pháp? Đánh giá định kì học sinh lớp 12 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ thực dân kiểu cũ và chế độ thực dân kiểu mới khác nhau thế nào? Thời lượng cho các mạch nội dung môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp sự kiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 đến 1975? Nội dung cốt lõi môn Lịch sử lớp 12 có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954 môn Lịch sử lớp 12? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa thực dân? Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 376

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;