Người trợ giảng cho giảng viên đại học có nhiệm vụ gì?
Người trợ giảng cho giảng viên đại học có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT Người trợ giảng cho giảng viên đại học có nhiệm vụ như sau:
- Nhiệm vụ của trợ giảng
+ Tham gia hỗ trợ giảng viên có chức danh cao hơn trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành và chấm bài;
+ Việc giao thực hiện các hoạt động trợ giảng, nhiệm vụ, quyền và chế độ cho những người tham gia hoạt động trợ giảng giao thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể.
Người trợ giảng cho giảng viên đại học có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của trợ giảng trong thời gian tập sự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính) để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, được xác định theo năm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
2. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng một công việc nhất định thuộc nhiệm vụ của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết trình độ đại học trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
3. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng lý thuyết trình độ đại học trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
Đối với các nội dung giảng dạy có tính chất đặc thù, các tiết giảng trình độ đại học trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) trên 50 phút giao thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy đổi cho phù hợp.
4. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 200 đến 350 giờ chuẩn giảng dạy (tương đương từ 600 đến 1.050 giờ hành chính); trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị; đặc thù của môn học, ngành học và điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.
5. Trường hợp đặc biệt
a) Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ, trợ giảng và tham gia thực tập, thực tế.
b) Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người trợ giảng tham gia thực tập thực tế giảng dạy thì quy định về thời gian làm việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ, trợ giảng và tham gia thực tập, thực tế.
Trợ giảng có mã số chức danh là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
Như vậy, trợ giảng là một chức danh nghề nghiệp viên chức trong các cơ sở giáo dục đại học công lập mã số là V.07.01.23.
Bên cạnh đó thì, muốn trở thành trợ giảng thì cần phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT sau đây:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
+ Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
+ Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).
- Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?
- Https timhieulichsu thaibinh gov vn dang ky Link tham gia Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
- Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
- Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc Bộ thuộc loại điển hình nào? Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
- Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu địa lí của học sinh lớp 10 như thế nào?
- Toàn bộ đáp án Tuần 1 Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025? Sứ mệnh chung của môn Lịch sử trong chương trình học là gì?
- Trọn bộ đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
- Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
- trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 8 như thế nào? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học ra sao?
- Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?