Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT là gì?
Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT thì mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT nhằm:
- Xác định trường THPT đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn;
- Lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
- Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường trung học;
- Để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT là gì? (Hình từ Internet)
Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục và quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học
Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục và quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học được thực hiện theo các bước:
1. Tự đánh giá.
2. Đánh giá ngoài.
3. Công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Như vậy, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT gồm 03 bước:
Bước 1: Tự đánh giá. Trong đó,căn cứ tại Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT thì quy trình tự đánh giá của trường THPT gồm các bước sau:
(1). Thành lập hội đồng tự đánh giá.
(2). Lập kế hoạch tự đánh giá.
(3). Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
(4). Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.
(5). Viết báo cáo tự đánh giá.
(6). Công bố báo cáo tự đánh giá.
(7). Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Bước 2: Đánh giá ngoài. Căn cứ tại Điều 28 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT thì quy trình đánh giá ngoài trường trường THPT gồm các bước sau:
(1). Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
(2). Khảo sát sơ bộ tại trường trung học.
(3). Khảo sát chính thức tại trường trung học.
(4). Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
(5). Lấy ý kiến phản hồi của trường trung học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
(6). Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.
Bước 3: Công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều kiện và các cấp độ công nhận trường THPT đạt kiểm định chất lượng giáo dục là gì?
Căn cứ tại Điều 34 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định về công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục
1. Điều kiện công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục:
a) Có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn thành Chương trình trung học;
b) Có kết quả đánh giá ngoài đạt từ Mức 1 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.
2. Cấp độ công nhận:
a) Cấp độ 1: Trường được đánh giá đạt Mức 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này;
b) Cấp độ 2: Trường được đánh giá đạt Mức 2 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này;
c) Cấp độ 3: Trường được đánh giá đạt Mức 3 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này;
d) Cấp độ 4: Trường được đánh giá đạt Mức 4 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.
Như vậy, điều kiện và các mức độ công nhận trường THPT đạt kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
- Điều kiện công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục:
+ Có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn thành Chương trình trung học;
+ Có kết quả đánh giá ngoài đạt từ Mức 1 trở lên;
- Các cấp độ công nhận trường THPT đạt kiểm định chất lượng giáo dục: có 4 cấp độ trường THPT đạt kiểm định chất lượng giáo dục:
+ Cấp độ 1;
+ Cấp độ 2;
+ Cấp độ 3;
+ Cấp độ 4.
Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục của trường THPT có giá trị trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo cấp độ trường trung học đạt được (Mẫu Chứng nhận theo Phụ lục I).
2. Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục có giá trị 05 năm. Ít nhất 05 tháng trước thời hạn hết giá trị của Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, trường trung học phải thực hiện xong quy trình tự đánh giá theo quy định tại Điều 23 và đăng ký đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 26 của Quy định này để được công nhận lại. Việc công nhận lại thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Quy định này.
3. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trường trung học được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của sở giáo dục và đào tạo.
Như vậy, Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục của trường THPT có giá trị trong 05 năm.
- Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ hiện nay? Thời lượng dạy môn văn lớp 5 là bao nhiêu tiết?
- Top 5 mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4 hay nhất? Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học?
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?