Mẫu Đề thi HSG Sử 9 năm học 2024 2025 có đáp án mới nhất? Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung gì?
Mẫu Đề thi HSG Sử 9 năm học 2024 2025 có đáp án mới nhất?
*Mời các bạn học sinh tham khảo mẫu Đề thi HSG Sử 9 năm học 2024 2025 có đáp án mới nhất dưới đây nhé!
Mẫu Đề thi HSG Sử 9 năm học 2024 2025 có đáp án mới nhất?
Câu 1: Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?
A.Luật kinh tế Việt Nam.
B. Luật Hàng hải Việt Nam.
C. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.
D. Luật Biển Việt Nam.
Câu 2: Bản đồ hành chính đầu tiên nào của Triều Nguyễn có sự phân biệt rõ ràng giữa quần đảo Hoàng Sa với quần đảo Trường Sa?
A. Bản đồ Quảng Nam tam phủ cửu huyện.
B. Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ.
C. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ.
D. Bản đồ Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư.
Câu 3. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu ở Châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long không có đặc điểm chung nào sau đây ?
A. Gia tăng các đợt hạn hán.
B. Nhiệt độ có xu thế tăng.
C. Xâm nhập mặn gia tăng.
D. Lượng mưa có sự biến động.
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng về văn hóa của Châu thổ sông Hồng?
A. Châu thổ sông Hồng là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
B. Cư dân châu thổ sông Hồng phổ biến với nhà nổi trên sông.
C. Di sản văn hóa ở châu thổ Sông Hồng có đờn ca tài tử.
D. Các sản vật ẩm thực tiêu biểu là mắm và các khô…
Câu 5. Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông là gì?
A. Xây dưng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
B. Quân lực của nước ta quá yếu so với các nước tranh chấp Biển Đông.
C. Liên Hợp Quốc không ủng hộ nước ta trong việc giải quyết tranh chấp trên biển.
D. Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia trong khu vực.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?
A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ.
C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 7. Học sinh cần làm gì để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
A. Tham gia quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
B. Sử dụng tiết kiệm điện, trồng và bảo vệ cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định.
C. Tham gia nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.
D. Nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.
Câu 8: Loại hình du lịch trọng tâm thích ứng với biến đổi khí hậu ở Châu thổ sông Cửu Long là:
A. Du lịch lễ hội.
B. Du lịch sinh thái.
C. Du lịch nghỉ dưỡng.
D. Du lịch mạo hiểm.
PHẦN II: PHẦN MÔN LỊCH SỬ (18.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX? những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” đó. Theo em, Việt Nam rút ra bài học gì từ sự thành công của Nhật Bản?
Câu 2. (3.0 điểm)
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa có tác động như thế nào đối với thế giới và quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay?
Câu 3. (4,0 điểm)
Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương thời kì 1936-1939 với thời kì 1930-1931 (theo các nội dung: kẻ thù, nhiệm vụ và mục tiêu, lực lượng, hình thức và phương pháp đấu tranh). Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 4. (4,0 điểm)
Những thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Theo em, thắng lợi nào có ý nghĩa quyết định trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương? Vì sao?
Câu 5. (4.0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954-1975), phong trào nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam? Phân tích nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của phong trào đó. Theo em, Việt Nam cần làm gì để tạo nên những bước phát triển nhảy vọt trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
*Lưu ý: Thông tin về mẫu Đề thi HSG Sử 9 năm học 2024 2025 có đáp án mới nhất chỉ mang tính chất tham khảo./.
Mẫu Đề thi HSG Sử 9 năm học 2024 2025 có đáp án mới nhất? Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung gì? (Hình từ Internet)
Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung gì?
Căn cứ theo Mục 4 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, có quy định chương trình môn Lịch sử coi trọng các nội dung như sau:
Thực hành, thực tiễn
Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Cụ thể:
a) Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh;
b) Chương trình tăng cường thời lượng thực hành; đa dạng hoá các loại hình thực hành thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như hoạt động nhóm, cá nhân tự học; học ở trên lớp, bảo tàng, thực địa; học qua dự án, di sản;...;
c) Chương trình bảo đảm phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và của các địa phương. Thông qua hệ thống chủ đề và chuyên đề học tập, các hình thức tổ chức giáo dục, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với các địa phương và các nhóm đối tượng học sinh, đồng thời bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trong cả nước, tương thích với trình độ khu vực và thế giới.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống.
Yêu cầu chủ yếu về nội dung giảng dạy trong môn Lịch sử lớp 12 thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì yêu cầu chủ yếu về nội dung giảng dạy trong môn Lịch sử lớp 12 phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?