Mẫu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn lớp 7? Một lớp học cấp trung học cơ sở được phép có tối đa bao nhiêu học sinh?

Học sinh lớp 7 tham khảo mẫu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn? Được phép có tối đa bao nhiêu học sinh trong một lớp học cấp trung học cơ sở?

Mẫu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn lớp 7?

Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài là một hình tượng nổi bật trong văn học thiếu nhi Việt Nam. Để phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn, cần tập trung làm rõ những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách, sự phát triển qua từng giai đoạn và ý nghĩa giáo dục mà nhân vật mang lại.

Dưới đây là mẫu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn mà học sinh có thể tham khảo.

Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn - Mẫu số 1:

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, kĩ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: Thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt “chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế, bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn - Mẫu số 2:

“Bài học đường đời đầu tiên” là một đoạn trích hấp dẫn trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Đoạn trích đã khắc họa nhân vật Dế Mèn khỏe mạnh nhưng hống hách, coi thường người khác. Cũng bởi tính xấu ấy mà nó đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Cuối cùng Dế Mèn đã nhận được một bài học đường đời đầu tiên vô cùng đắt giá.

Đầu tiên, nhà văn đã khắc họa Dế Mèn qua ngoại hình. Trước hết là một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Người của Dế Mèn “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Không chỉ vậy, đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Và hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Có thể thấy, Dế Mèn hiện lên với một thân hình cường tráng.

Về tính cách, Dế Mèn ngay từ nhỏ đã sống rất tự lập. Nên chú thích đi phiêu lưu khắp nơi. Dế Mèn đi đến đâu cũng đều khiến các con vật nhỏ bé khiếp sợ. Hàng xóm của chú - Dế Choắt lại là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn tỏ ra coi thường bạn hàng xóm của mình. Nhưng cũng chính vì vậy mà Dế Mèn đã phải nhận một bài học “đường đời đầu tiên”. Câu chuyện bắt đầu khi Dế Mèn luôn coi khinh Dế Choắt. Nó cho rằng mình luôn là người mạnh nhất, một người có tầm nhìn xa trông rộng. Có thể kể đến việc khi Dế Choắt ngỏ ý muốn đào ngách thông sang nhà Dế Mèn để khi gặp chuyện thì có thể giúp đỡ nhau, Dế Mèn đã tỏ vẻ khinh bỉ rồi không chấp nhận. Câu chuyện được đẩy lên cao trào khi Dế Mèn cố tính trêu đùa chị Cốc ốc, khiến chị Cốc nổi giận. Ban đầu, Dế Mèn kiêu ngạo bao nhiêu thì bây giờ lại trở nên nhát gan bấy nhiêu. Dế Mèn nhanh chóng chui vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Để rồi để Dế Choắt tội nghiệp phải chịu nỗi oan ức, bị chị Cốc mổ cho đến kiệt sức. Dế Mèn chứng kiến tất cả nhưng vẫn nằm im thin thít. Đến khi Cốc đi rồi mới dám chui ra. Nhưng cuối cùng Dế Choắt đã chết. Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Cái chết của Dế Choắt đã thức tỉnh Dế Mèn. Sau khi chôn cất Choắt xong xuôi, Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình”. Nó đã nhận được bài học đầu tiên.

Dế Mèn ân hận về cách đối xử của mình với Dế Choắt. Nó hối hận khi đã gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Nó tự trách mình rằng nó là một kẻ có sức mạnh nhưng lại chỉ biết trốn tránh một cách nhát gan. Chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Nhận ra bài học đó, nó tự hứa từ nay sẽ sống chan hòa với mọi người.

Tóm lại, nhân vật Dế Mèn hiện lên thật chân thực qua ngòi bút của nhà văn Tô Hoài. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” quả là một đoạn trích đặc sắc.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn lớp 7? Một lớp học cấp trung học cơ sở được phép có tối đa bao nhiêu học sinh?

Mẫu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế mèn lớp 7? Một lớp học cấp trung học cơ sở được phép có tối đa bao nhiêu học sinh? (Hình từ Internet)

Một lớp học cấp trung học cơ sở được phép có tối đa bao nhiêu học sinh?

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về lớp học cấp trung học cơ sở như sau:

Lớp học
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể số học sinh trong mỗi lớp học theo hướng giảm sĩ số học sinh trên lớp; bảo đảm mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh.
...

Như vậy, một lớp học cấp trung học cơ sở sẽ được phép có tối đa 45 học sinh.

Hoạt động giáo dục cấp trung học cơ sở được thực hiện thông qua hình thức nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hoạt động giáo dục cấp trung học cơ sở được thực hiện thông qua các hình thức như sau:

- Học lí thuyết.

- Làm bài tập.

- Thực hành.

- Thí nghiệm.

- Thực hiện các dự án học tập.

- Tham quan.

- Cắm trại.

- Đọc sách.

- Sinh hoạt tập thể.

- Câu lạc bộ.

- Hoạt động phục vụ cộng đồng.

Môn ngữ văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 có đáp án mới nhất? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co ngắn gọn lớp 7? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang? Kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 có nội dung về giá trị nhận thức của văn học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu mở bài nghị luận xã hội 600 chữ mọi đề đạt điểm cao? Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn có những mục tiêu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài văn nghị luận về vai trò của tuổi trẻ trong xây dựng đất nước? Đánh giá học sinh lớp 7 là trách nhiệm của giáo viên môn học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn biểu cảm về nhân vật võ tòng trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng? Học sinh lớp 7 bao nhiêu tuổi âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn biểu cảm về bạn thân lớp 7? Tuổi của học sinh lớp 7 hiện nay sẽ là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích nhân vật Tôi trong Người ăn xin lớp 7? Đánh giá định kì đối với học sinh lớp 7 qua mấy hình thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn có giúp học sinh yêu nước không?
Tác giả:
Lượt xem: 1568
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;