Mẫu 1B Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Mẫu 1B Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Mẫu Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Mẫu 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2019/NĐ-CP.
TẢI VỀ >>> Mẫu 1B - Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hướng dẫn ghi Mẫu 1B Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Cách ghi mẫu Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hướng dẫn cụ thể tại Mẫu 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2019/NĐ-CP như sau:
(1), (2), (4), (5), (6): Ghi cụ thể tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập, cho phép thành lập như: Trường Cao đẳng A, Trường Trung cấp B, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp C.
(3): Đối với đề án đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng ghi “trình độ cao đẳng hoặc/và trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp”; đối với đề án đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp ghi “trình độ trung cấp hoặc/và trình độ sơ cấp”; đối với đề án đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp ghi “trình độ sơ cấp”.
(7): Ghi địa điểm nơi dự kiến đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị cho phép thành lập (phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
(8), (11): Trường cao đẳng điền thông tin vào nội dung này.
(9), (12): Trường cao đẳng (nếu dự kiến tổ chức đào tạo trình độ trung cấp), trường trung cấp điền thông tin vào nội dung này.
(10), (13): Trường cao đẳng, trường trung cấp (nếu dự kiến tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp), trung tâm giáo dục nghề nghiệp điền thông tin vào nội dung này.
(14): Hồ sơ chứng minh về nguồn vốn là văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về nguồn vốn để đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
(15): Phê duyệt của người đứng đầu tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).
(16): Người đứng đầu tổ chức lập đề án.
Mẫu 1B Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? (Hình từ Internet)
Muốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP (khoản 2 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP và khoản 6 bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 20 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) về điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.
- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.
- Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
+ Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;
+ Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;
+ Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.
- Chương trình đào tạo:
+ Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;
+ Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Riêng đối với trường hợp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP (khoản 2 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP và khoản 6 bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 20 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) và các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?