Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì?
Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 7 gồm:
- Thành ngữ và tục ngữ: đặc điểm và chức năng
- Thuật ngữ: đặc điểm và chức năng
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: quốc, gia) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: quốc thể, gia cảnh)
- Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Số từ, phó từ: đặc điểm và chức năng
- Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ
- Công dụng của dấu chấm lửng (phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm)
- Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh: đặc điểm và tác dụng
- Liên kết và mạch lạc của văn bản: đặc điểm và chức năng
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Văn bản tự sự: bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử
+ Văn bản biểu cảm: bài văn biểu cảm; thơ bốn chữ, năm chữ; đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.
+ Văn bản nghị luận: mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học
+ Văn bản thông tin: Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau
- Ngôn ngữ của các vùng miền: hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
Ngoài kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học của học sinh lớp 7 gồm:
- Giá trị nhận thức của văn học
- Đề tài và chủ đề của văn bản; mối liên hệ giữa chi tiết với chủ đề, cách xác định chủ đề văn bản; thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản
- Văn bản tóm tắt
- Hình thức của tục ngữ
- Đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tác dụng của mỗi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể
- Một số yếu tố hình thức của thơ bốn, năm chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp
- Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn
- Những trải nghiệm cuộc sống và việc hiểu văn học
Ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 được quy định thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 gồm:
(1). Văn bản văn học
- Ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng
- Thơ, thơ bốn chữ, năm chữ
- Tuỳ bút, tản văn
- Tục ngữ
(2). Văn bản nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
(3). Văn bản thông tin
- Văn bản giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- Văn bản tường trình
Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 7 gồm những gì? (Hình từ Internet)
Sách giáo khoa Ngữ văn của học sinh lớp 7 do ai lựa chọn?
Tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định về sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
...
Theo đó, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Chính vì vậy có thể sách giáo khoa sử dụng tại các địa phương sẽ khác nhau tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo nội dung môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?