Học sinh lớp 6 được tiếp xúc với nội dung gì khi học môn Ngữ văn?
Học sinh lớp 6 được tiếp xúc với nội dung gì khi học môn Ngữ văn?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, học sinh lớp 6 được tiếp xúc với những nội dung sau khi học môn Ngữ văn:
*KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
- Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy
- Từ đa nghĩa và từ đồng âm
- Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: bất, phi) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: bất công, bất đồng, phi nghĩa, phi lí)
- Các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu)
- Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường)
- Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: đặc điểm và tác dụng
- Đoạn văn và văn bản: đặc điểm và chức năng
- Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Văn bản tự sự: bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, bài văn kể lại một truyện cổ dân gian
+ Văn bản miêu tả: bài văn tả cảnh sinh hoạt
+ Văn bản biểu cảm: thơ lục bát; đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát
+ Văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong học tập, đời sống
+ Văn bản thông tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng; văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận
- Sự phát triển ngôn ngữ: hiện tượng vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
*KIẾN THỨC VĂN HỌC
- Tính biểu cảm của văn bản văn học
- Chi tiết và mối liên hệ giữa các chi tiết trong văn bản văn học
- Đề tài, chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết
- Các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba
- Các yếu tố hình thức của thơ lục bát: số tiếng, số dòng, vần, nhịp
- Nhan đề, dòng thơ, khổ thơ, vần, nhịp, ngôn từ và tác dụng của các yếu tố đó trong bài thơ
- Yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ
- Hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí hoặc du kí
Ngoài ra, ngữ liệu sử dụng trong môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6 gồm:
(1) Văn bản văn học
- Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn
- Thơ, thơ lục bát
- Hồi kí hoặc du kí
(2) Văn bản nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
(3) Văn bản thông tin
- Văn bản thuật lại một sự kiện
- Biên bản ghi chép
- Sơ đồ tóm tắt nội dung
>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:
Học sinh lớp 6 được tiếp xúc với nội dung gì khi học môn Ngữ văn? (Hình từ Internet)
Sách giáo khoa Ngữ văn của học sinh lớp 6 phải phù hợp với điều kiện tổ chức dạy tại trường học đúng không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa như sau:
Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
1. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.
Theo đó, sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện tổ chức dạy tại trường học.
Học sinh lớp 6 bao nhiêu tuổi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trừ trường hợp học sinh lưu ban hoặc nhập học sớm/muộn hơn độ tuổi quy định, có thể xác định tuổi và năm sinh của học sinh lớp 6 là 11 tuổi.
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Công thức hóa học của rượu là gì? Học sinh sử dụng rượu có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Công thức Heron là gì? Quy định độ tuổi học sinh THPT?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?
- Vì sao nói hà nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa giáo dục của đất nước? Thiết bị dạy học cần thiết đối với môn Lịch sử và Địa lí thế nào?
- Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú hiện nay là gì?
- Công tác xã hội trong trường học bao gồm những nội dung nào?
- Thủ tục cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục hiện nay ra sao?
- Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm có ai? Hoạt động của hội đồng trường mầm non công lập như thế nào?
- Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?