Hình thức cấu trúc nhà nước là gì? Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Hình thức cấu trúc nhà nước là gì?
Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và phân bố quyền lực nhà nước theo lãnh thổ, cũng như mối quan hệ giữa các chủ thể lãnh thổ đó của quyền lực nhà. Trên thế giới có ba loại hình thức cấu trúc nhà nước chính là:
- Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất:
+ Đặc điểm: nhà nước đơn nhất là nhà nước mà lãnh thổ quốc gia được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Chỉ có một Hiến pháp, một hệ thống pháp luật, và một hệ thống các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Công dân có một quy chế duy nhất.
+ Ví dụ: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Pháp
- Nhà nước liên bang:
+ Đặc điểm: Nhà nước liên bang được hình thành từ sự liên kết của các bang hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền. Mỗi bang có Hiến pháp, Quốc hội, Chính phủ, và Tòa án tối cao riêng. Công dân có quy chế riêng tại mỗi bang.
+ Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga.
- Nhà nước liên minh:
+ Đặc điểm: Được hình thành từ sự liên kết của các quốc gia có chủ quyền, tự nguyện hợp thành một liên minh nhằm thỏa mãn những lợi ích chung về chính trị, kinh tế hoặc quốc phòng. Liên minh này có thể chỉ là tạm thời hoặc lâu dài.
+ Ví dụ: Liên minh châu Âu (EU)
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Hình thức cấu trúc nhà nước là gì? Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Căn cứ Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Nhà nước nghiêm cấm các hành vi nào trong phổ biến, giáo dục pháp luật?
Theo Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 nhà nước nghiêm cấm các hành vi sau đây trong phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 những nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
- Ông già Noel tiếng anh là gì? Ông già Noel tiếng anh là gì? Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là gì?
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là như thế nào? Cần có những điều kiện gì để đạt chuẩn?
- Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông?
- Học lực trung bình có thi Công an được không? 2 nguyên tắc tuyển sinh trường Công an nhân dân ra sao?
- Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
- Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
- Tại sao tháng 12 gọi là tháng Chạp? Tháng 12 học sinh Tiểu học nghỉ lễ, tết được mấy ngày?
- Ngày 24 tháng 12 là ngày gì? Học sinh tiểu học có được nghỉ không?
- Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 500 chữ về cách ứng xử khi bị so sánh? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức văn học nào?
- 3 mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ và nghị lực? Yêu cầu cần đạt về đọc mở rộng môn Ngữ văn lớp 12?