Công thức tính điện năng tiêu thụ là gì? Áp dụng công thức tính điện năng tiêu thụ vào các vật dụng trong gia đình?
Công thức tính điện năng tiêu thụ là gì? Áp dụng công thức tính điện năng tiêu thụ vào các vật dụng trong gia đình?
Công thức tính điện năng tiêu thụ:
A = P x t |
*Trong đó:
A: Điện năng tiêu thụ (đơn vị: kWh - kilowatt giờ)
Điện năng tiêu thụ: Là lượng điện năng mà một thiết bị điện sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
P: Công suất của thiết bị (đơn vị: kW - kilowatt)
Công suất: Là đại lượng cho biết mức độ tiêu thụ điện năng của thiết bị trong một đơn vị thời gian.
t: Thời gian sử dụng thiết bị (đơn vị: giờ)
Thời gian: Là thời gian thiết bị hoạt động.
*Ví dụ áp dụng cho các vật dụng gia đình:
Giả sử chúng ta có một chiếc tivi có công suất 100W (0.1 kW) được sử dụng trong 5 giờ mỗi ngày. Để tính điện năng tiêu thụ của tivi trong một ngày, ta áp dụng công thức:
A = P x t = 0.1 kW x 5 giờ = 0.5 kWh
Vậy tivi tiêu thụ 0.5 kWh điện trong một ngày.
Ví dụ: 2 Tủ lạnh: Giả sử tủ lạnh có công suất 120W (0.12 kW) hoạt động 24 giờ/ngày. Điện năng tiêu thụ trong một ngày của tủ lạnh là: A = 0.12 kW x 24 giờ = 2.88 kWh.
Ví dụ: 3 Máy điều hòa: Giả sử máy điều hòa có công suất 1500W (1.5 kW) hoạt động 8 giờ/ngày. Điện năng tiêu thụ trong một ngày của máy điều hòa là: A = 1.5 kW x 8 giờ = 12 kWh.
Ví dụ: 4 Bóng đèn: Giả sử một bóng đèn sợi đốt có công suất 60W (0.06 kW) được sử dụng 4 giờ/ngày. Điện năng tiêu thụ trong một ngày của bóng đèn là: A = 0.06 kW x 4 giờ = 0.24 kWh.
*Lưu ý thông tin về công thức tính điện năng tiêu thụ là gì? Áp dụng công thức tính điện năng tiêu thụ vào các vật dụng trong gia đình? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Công thức tính điện năng tiêu thụ là gì? Áp dụng công thức tính điện năng tiêu thụ vào các vật dụng trong gia đình? (Hình từ Internet)
Công thức tính điện năng tiêu thụ sẽ được học ở chương trình môn môn Khoa học lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt trong môn Vật lí lớp 9 như sau:
Điện
- Hiện tượng nhiễm điện
- Dòng điện
- Tác dụng của dòng điện
- Nguồn điện
- Mạch điện đơn giản
- Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
- Điện trở
- Định luật Ohm
- Đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song
- Năng lượng điện và công suất điện
Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.
- Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất); công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song.
- Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn, điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song trong một số trường hợp đơn giản.
- Thực hiện thí nghiệm để xây dựng được định luật Ohm: cường độ dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.
- Thực hiện thí nghiệm để rút ra được: Trong đoạn mạch điện mắc nối tiếp, cường độ dòng điện là như nhau cho mọi điểm; trong đoạn mạch điện mắc song song, tổng cường độ dòng điện trong các nhánh bằng cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
- Tính được cường độ dòng điện trong đoạn mạch một chiều mắc nối tiếp, mắc song song, trong một số trường hợp đơn giản.
- Nêu được công suất điện định mức của dụng cụ điện (công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường).
- Lấy ví dụ để chứng tỏ được dòng điện có năng lượng.
- Tính được năng lượng của dòng điện và công suất điện trong trường hợp đơn giản.
- Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc nối tiếp.
- Lắp được mạch điện và đo được giá trị cường độ dòng điện trong một đoạn mạch điện mắc song song.
Như vậy, đối chiếu chương trình môn Khoa học tự nhiên mới hiện nay thì công thức tính điện năng tiêu thụ sẽ được học ở lớp 9.
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng những yếu tố nào?
Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt trong môn Vật lí lớp 9 như sau:
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung giáo dục về những nguyên lí và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung.
Đối tượng nghiên cứu của môn Khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Bản thân các khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành và phòng học bộ môn, ở thực địa và các cơ sở sản xuất có vai trò, ý nghĩa quan trọng và là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Khoa học tự nhiên luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Do vậy, giáo dục phổ thông phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật. Đặc điểm này đòi hỏi chương trình môn Khoa học tự nhiên phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, làm cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn.
Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM - một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, ở chương trình hiện nay thì Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất.
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?