Điều kiện trở thành Hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam?
- Điều kiện trở thành hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam?
- Hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ nào?
- Hội viên liên kết và hội viên danh dự của Hội Cựu giáo chức Việt Nam bao gồm những người nào, tổ chức nào?
- Thủ tục kết nạp hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam được quy định như thế nào?
Điều kiện trở thành hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định về điều kiện trở thành Hội viên như sau:
Điều kiện trở thành Hội viên.
Tất cả những người trước đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện viết đơn gia nhập Hội, đều có thể trở thành hội viên của Hội.
Như vậy, điều kiện trở thành hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam như sau:
- Trước đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo tán thành Điều lệ Hội,
- Tự nguyện viết đơn gia nhập Hội.
Điều kiện trở thành Hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam có những quyền sau đây:
- Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng khi thảo luận các công việc của Hội; ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội; phê bình, chất vấn cơ quan lãnh đạo hoặc cán bộ lãnh đạo của Hội; kiến nghị bãi miễn cán bộ Hội có sai phạm.
- Yêu cầu Hội can thiệp bảo vệ nhân phẩm và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Được Hội thăm hỏi, giúp đỡ khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, nghỉ ngơi do Hội tổ chức.
- Được ra khỏi Hội.
Bên cạnh đó căn cứ Điều 9 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam có những nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành Điều lệ Hội. Thực hiện nghị quyết của Hội. Gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia sinh hoạt và hoạt động của Hội, thực hiện tốt nhiệm vụ được Hội phân công.
- Đóng hội phí; tuyên truyền phát triển hội viên mới; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Hội viên liên kết và hội viên danh dự của Hội Cựu giáo chức Việt Nam bao gồm những người nào, tổ chức nào?
Căn cứ Điều 10 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV hội viên liên kết và Hội viên danh dự của Hội Cựu giáo chức Việt Nam bao gồm:
- Các trường học, trung tâm giáo dục - đào tạo liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài hoặc có trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội thì được Hội xem xét công nhận là hội viên liên kết.
- Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên của Hội, có thể được Hội công nhận là hội viên danh dự của Hội.
- Hội viên liên kết và hội viên danh dự được tham gia các hoạt động và tham dự Đại hội của Hội, nhưng không tham gia bầu cử và ứng cử Ban Chấp hành Hội, không biểu quyết các vấn đề của Hội.
Thủ tục kết nạp hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định về thủ tục kết nạp hội viên tập thể và từng người như sau:
Thủ tục kết nạp hội viên tập thể và từng người.
Hội viên tập thể và hội viên cá nhân vào Hội phải có đơn tự nguyện tham gia Hội. Ban Chấp hành Hội cơ sở xem xét quyết định kết nạp và cấp thẻ hội viên. Hội viên tập thể phải có văn bản ủy quyền người đại diện theo quy định của pháp luật. Khi hội viên muốn ra khỏi Hội phải tự mình viết đơn, được Ban Chấp hành Hội cơ sở đồng ý và thu lại thẻ hội viên.
Như vậy, thủ tục kết nạp hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Hội viên tập thể và hội viên cá nhân vào Hội phải có đơn tự nguyện tham gia Hội.
Bước 2: Ban Chấp hành Hội cơ sở xem xét quyết định kết nạp và cấp thẻ hội viên.
Lưu ý: Hội viên tập thể phải có văn bản ủy quyền người đại diện theo quy định của pháp luật. Khi hội viên muốn ra khỏi Hội phải tự mình viết đơn, được Ban Chấp hành Hội cơ sở đồng ý và thu lại thẻ hội viên.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?