Điều kiện công nhận đại học quốc gia là gì? Thủ tục công nhận đại học quốc gia được thực hiện như thế nào?

Để được công nhận đại học quốc gia cần đáp ứng điều kiện nào? Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận đại học quốc gia?

Điều kiện công nhận đại học quốc gia là gì?

Căn cứ Điều 104 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện công nhận đại học quốc gia như sau:

- Đại học và các trường đại học thành viên (nếu có) đạt tất cả các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học đối với cơ sở đào tạo tiến sĩ và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đang đào tạo tới trình độ tiến sĩ các ngành thuộc đủ các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê, Kỹ thuật, Máy tính và công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Nhân văn, Kinh doanh và quản lý.

- Có đề án phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, quy hoạch vùng.

Nội dung đề án cần nêu rõ: sự cần thiết phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia; mục tiêu phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia; các chỉ tiêu cần đạt để đại học có đủ năng lực thực hiện vai trò, sứ mệnh của đại học vùng, đại học quốc gia; các nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực và lộ trình thực hiện đề án để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Điều kiện công nhận đại học quốc gia là gì? Thủ tục công nhận đại học quốc gia được thực hiện như thế nào?

Điều kiện công nhận đại học quốc gia là gì? Thủ tục công nhận đại học quốc gia được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục công nhận đại học quốc gia được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 105 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì thủ tục công nhận đại học quốc gia được thực hiện như sau:

Bước 1: Đại học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 105 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đại học biết để sửa đổi, bổ sung;

Bước 3: Đối với hồ sơ hợp lệ, trong vòng 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về tình hình triển khai đề án của đại học, lập báo cáo thẩm định, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và cơ quan, đơn vị liên quan cho ý kiến bằng văn bản; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho đại học và nêu rõ lý do.

Bước 4: Việc thẩm định thực tế do Hội đồng thẩm định thực hiện, thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở chính thực hiện. Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi và tính phù hợp với thực tế của hồ sơ đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c khoản này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Quyết định công nhận đại học vùng, đại học quốc gia (theo Mẫu số 13 Phụ lục III kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận đại học quốc gia?

Căn cứ khoản 1 Điều 105 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền và thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia gồm:
a) Tờ trình đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia (theo Mẫu số 12 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);
b) Minh chứng về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 104 Nghị định này;
c) Báo cáo kết quả triển khai đề án phát triển thành đại học vùng, đại học quốc gia kèm theo các minh chứng về việc đã đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu theo lộ trình của đề án;
d) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng, đại học quốc gia; các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản; các nội dung khác (nếu có).
...

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan nào có thẩm quyền công nhận đại học quốc gia là Thủ tướng Chính phủ.

Mẫu tờ trình đề nghị công nhận đại học quốc gia ra sao?

Mẫu tờ trình đề nghị công nhận đại học quốc gia là mẫu số 12 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

Mẫu tờ trình đề nghị công nhận đại học quốc gia có dạng như sau:

Mẫu tờ trình

Tải về mẫu tờ trình đề nghị công nhận đại học quốc gia

* Lưu ý khi điền tờ trình đề nghị công nhận đại học quốc gia:

(1) Tên cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.

(2) Tên cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.

(3) Ghi rõ nội dung đề nghị.

(4) Người có thẩm quyền quyết định công nhận đại học vùng, đại học quốc gia.

Đại học quốc gia
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện công nhận đại học quốc gia là gì? Thủ tục công nhận đại học quốc gia được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc đại học quốc gia do ai bổ nhiệm? Đại học quốc gia có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại học quốc gia là gì? Vị trí và chức năng của Đại học quốc gia ra sao?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 421

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;