Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp 2024 thế nào?
Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp 2024 thế nào?
Căn cứ Công văn 395/TCGDNN-VP năm 2024 về đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp năm 2024, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Ưu tiên đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp để tăng cường cho công tác tuyển sinh, nhất là tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp trong năm 2024 theo Quyết định 534/QĐ-LĐTBXH năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 và Quyết định 270/QĐ- TCGDNN năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc xây dựng và phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp, hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025.
Ngoài ra còn phối hợp với các ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí kịp thời nắm bắt thông tin dư luận; chủ động cung cấp tài liệu, thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí, truyền thông bằng nhiều hình thức.
Chủ động nắm bắt, phân tích và phối hợp thực hiện kịp thời chế độ phản hồi thông tin theo quy định của Luật Báo chí nhằm cung cấp cho độc giả thông tin trung thực, khách quan về các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các trang mạng xã hội phổ biến để lan tỏa thông tin kịp thời, đầy đủ và phù hợp đến từng nhóm đối tượng trong xã hội; bảo đảm thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, gia đình, người học;
Từng bước hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp với sự tham gia của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cơ sở đào tạo, người học, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội...
Đồng thời, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai công tác tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở.
Tiếp tục duy trì hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh, giá trị của giáo dục nghề nghiệp tại các nơi công cộng, khu công nghiệp, khu đông người qua lại.
Tổ chức và chủ động tham gia các sự kiện, hoạt động về giáo dục nghề nghiệp như Ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp, Ngày kỹ năng lao động Việt Nam 04/10, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; các chương trình, cuộc thi, giải thưởng, danh hiệu nhằm tôn vinh người học, nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý, người sử dụng lao động, lao động có kỹ năng, các tổ chức có nhiều thành tích, đóng góp cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề.
Trong các hoạt động, sự kiện cần gắn với việc tuyên truyền và sử dụng 02 biểu tượng Skilling Up Vietnam và Worldskills Vietnam và các thông điệp của giáo dục nghề nghiệp: “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học - Thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai”; “Kỹ năng nghề cho tương lai tươi sáng hơn”; “Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp”; “Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”...
Tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên ứng dụng Chọn nghề (http://cnchonnghe.gdnn.gov.vn) và Trang thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (http://tuyensinh.gdnn.gov.vn); Trang thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp (www.vanbang.gov.vn và www.vanbang.gdnn.gov.vn).
Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
03 trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp là trình độ nào?
Theo Điều 35 Luật Giáo dục 2019 quy định về các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp như sau:
Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Theo đó, có 03 trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp gồm:
- Trình độ sơ cấp
- Trình độ trung cấp
- Trình độ cao đẳng
Chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, chương trình đào tạo với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
(1) Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Thể hiện được mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ;
- Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;
- Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
(2) Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
(3) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
(4) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
- Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì? Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không?
- Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm lớp 8? Yêu cầu cần đạt về năng lực tự hoàn thiện của học sinh lớp 8?
- Mẫu phân tích bài thơ Nói với con lớp 9? Yêu cầu cần đạt đối với phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 9?
- Soạn Bài học đường đời đầu tiên ngắn nhất? Học sinh lớp 6 được khen thưởng tuyên dương trước lớp hay không?
- Mẫu đoạn văn thuật lại một sự kiện tổ chức ở trường em lớp 4? 3 mục tiêu khi học Môn Tiếng Việt lớp 4?
- Trọn bộ 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 Trường đại học Sư phạm Hà Nội?
- Phân tích nhân vật Thị Hến trong Mắc mưu Thị Hến? Điều kiện biên soạn nội dung sách giáo khoa lớp 10 chương trình mới?
- Tháng 12 Tiếng anh là gì? Hỏi và trả lời về ngày tháng là năng lực giao tiếp cấp mấy?
- Tích tụ tư bản là gì? Bản chất, nguồn gốc, hệ quả của tích tụ tư bản là gì? Triết học Mác - Lênin có phải là một học bắt buộc?
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn nhất? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?