Có được phép sáp nhập cơ sở giáo dục đại học hay không?

Pháp luật có cho phép được sáp nhập cơ sở giáo dục đại học hay không? ĐIều kiện sáp nhập cơ sở giáo dục đại học?

Có được phép sáp nhập cơ sở giáo dục đại học hay không?

Căn cứ Điều 102 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học như sau:

Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
1. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 24 của Luật Giáo dục đại học.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học.
3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học của cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc cơ sở giáo dục đại học tư thục (theo Mẫu số 08 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học sau khi sáp nhập, chia, tách;
b) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục về việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học;
c) Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 09 Phụ lục III kèm theo Nghị định này).
...

Căn cứ Điều 24 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học như sau:

Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;
2. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
3. Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học;
4. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.

Như vậy, pháp luật cho phép được phép sáp nhập cơ sở giáo dục đại học học nếu bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học;

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.

Có được phép sáp nhập cơ sở giáo dục đại học hay không?

Có được phép sáp nhập cơ sở giáo dục đại học hay không? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục đại học bị giải thể khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 103 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định cơ sở giáo dục đại học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;

- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương;

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;

- Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt.

Điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo là gì?

Theo Điều 96 Nghị định 125/2024/NĐ-CP điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo là:

- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo và quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của trường đại học theo đúng cam kết trong đề án thành lập trường.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Cơ sở giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 10/02/2025, nội dung thanh tra chuyên ngành về thực hiện luận văn, luận án trong cơ sở giáo dục đại học bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được phép sáp nhập cơ sở giáo dục đại học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất theo Nghị định 125?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học và đại học khác nhau thế nào? Trường đại học muốn chuyển thành đại học thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuẩn phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề án tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thông tin về thu chi tài chính của cơ sở giáo dục đại học phải công khai ra sao?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 126

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;