Chấp hành luật ATGT là tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh Từ 1/1/2025?

Chấp hành luật ATGT là tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh Từ 1/1/2025? Giáo dục kiến thức pháp luật về ATGT áp dụng cho đối tượng nào?

Chấp hành luật ATGT là tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh Từ 1/1/2025?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh như sau:

Trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh
....
4. Trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
a) Tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung: học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với gia đình học sinh việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông;
c) Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.
5. Trách nhiệm của gia đình học sinh:
a) Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh;
b) Không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
c) Thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với nhà trường việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

Như vậy, theo quy định mới có hiệu lực từ 1/1/2025, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Chấp hành luật ATGT là tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh Từ 1/1/2025?

Chấp hành luật ATGT là tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh Từ 1/1/2025? (Hình từ Internet)

Giáo dục kiến thức pháp luật về ATGT áp dụng cho đối tượng nào?

Tại khoản 1 Điều 6 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ áp dụng cho đối tượng

Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.
...

Như vậy, từ 1/1/2025, giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ áp dụng đối với trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nội dung giáo dục pháp luật về ATGT đối với học sinh THPT gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục
....
3. Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học cơ sở bao gồm:
a) Quy tắc giao thông đường bộ;
b) Nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ;
c) Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ;
d) An toàn khi ngồi trên xe cơ giới;
đ) Cách điều khiển xe đạp, xe đạp điện an toàn;
e) Phòng ngừa rủi ro, hậu quả của tai nạn giao thông và xử lý sự cố giao thông.
4. Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông, học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới;
b) Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm;
c) Cách điều khiển xe gắn máy an toàn.

Theo đó, nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông, học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

- Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới;

- Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm;

- Cách điều khiển xe gắn máy an toàn.

An toàn giao thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, học sinh vi phạm giao thông sẽ bị hạ hạnh kiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người điều khiển xe máy điện tham gia giao thông đường bộ phải đủ bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Chấp hành luật ATGT là tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh Từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Triển khai tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường năm học 2024 2025 ra sao?
Tác giả:
Lượt xem: 161
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;