8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?

Tham khảo các mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?

8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4?

Dưới đây các mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật - nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa

Mẫu số 1:

Em cảm nhận nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi ngựa có tình yêu thương mẹ tha thiết và trí tưởng tượng phong phú. Em ước mơ được đi đến mọi miền đất nước: từ miền trung du xanh ngắt, đến những cao nguyên đất đỏ phì nhiêu, băng qua cánh rừng đại ngàn hay những triền núi đá... Nhưng dù đi xa đến đâu, tình yêu, nỗi nhớ mẹ sẽ giúp "chú ngựa con" - nhân vật bạn nhỏ tìm đường về bên mẹ dấu yêu.

Mẫu số 2

Bài thơ “Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh kể về cuộc nói chuyện giữa cậu bé với mẹ của mình. Cậu bé hỏi mẹ tuổi mình là tuổi gì. Mẹ bảo cậu bé tuổi Ngựa, tuổi ấy là tuổi đi, tuổi thích khám phá nhiều vùng đất mới. Cậu bé với suy tư hồn nhiên, trong sáng đã tưởng tượng mình là chú “Ngựa con” phi theo ngọn gió qua mọi miền của đất nước. Cậu bé Ngựa vượt qua miền trung du xanh ngát, băng qua vùng đất đỏ, vùng đại ngàn xem lẫn miền núi đá mấp mô để đem về cho mẹ ngọn gió của trăm miền đất nước. Cậu bé Ngựa còn hòa mình vào những cánh đồng hoa mơ trắng lóa như trang giấy, ôm chọn hương hoa huệ ngọt ngào với gió và nắng trải dài đồng hoa cúc dại. Tất cả những điều đó thật hấp dẫn và lôi cuốn tâm hồn trẻ thơ. Quả thật trí tưởng tượng của cậu bé đưa ta đến một chân trời mới lạ với những điều kì diệu, đẹp đẽ. Điều đó giúp ta có cái nhìn tươi mới về cuộc sống, khiến ta mong ước trở lại thời còn bé thơ, vô lo vô nghĩ, luôn khát khao khám phá và chinh phục cuộc sống. Cuối cùng, cậu bé xoa dịu lòng mẹ bằng lời nhắn nhủ rằng dù là Tuổi ngựa mải dong chơi, đi nhiều vùng đất mới nhưng sẽ không làm mẹ buồn vì dù có “cách núi cách rừng”,”Cách sông cách biển” thì con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ yêu. Bài thơ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, sống động của trẻ thơ và tình yêu, niềm biết ơn và kính trọng với người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật - nhân vật Lí Thông trong Thạch Sanh

Lý Thông là một trong những nhân vật phản diện tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Hắn hiện lên với hình ảnh một người mưu mô, gian xảo và tham lam. Dù được Thạch Sanh cứu mạng, thay vì biết ơn, Lý Thông lại lợi dụng sự chân thật và lòng tốt của Thạch Sanh để thực hiện mưu đồ riêng. Hắn không ngần ngại lừa Thạch Sanh đi chịu tội thay mình sau khi giết Chằn tinh và còn chiếm đoạt công lao của Thạch Sanh trước nhà vua. Qua nhân vật Lý Thông, em cảm nhận được sự phê phán đối với những kẻ ích kỷ, nhỏ nhen và gian trá. Đồng thời, truyện cũng dạy cho em bài học rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, và những kẻ xấu xa như Lý Thông sẽ phải trả giá cho hành động của mình. Nhân vật này để lại ấn tượng sâu sắc, giúp em hiểu thêm về giá trị đạo đức và nhân cách trong cuộc sống.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật - nhân vật Cám trong Tấm Cám

Mẫu số 1

Tấm Cám là truyện cổ tích nổi tiếng mà em thường được bà kể cho nghe từ tấm bé. Trong truyện, em không thích nhân vật Cám. Bởi vì Cám vừa lười biếng, lại tham lam, độc ác. Cám không chỉ ganh tị với Tấm mà đã nhiều lần hại chết Tấm, khiến cô phải chịu nhiều khổ sở. Kết thúc truyện, cả hai mẹ con Cám mất hết tất cả, bị đày đi biệt xứ. Câu chuyện Tấm Cám là hình tượng tiêu biểu đại diện cho ý nghĩ, niềm tin rằng sống ác giả sẽ gặp ác báo.

Mẫu số 2:

Nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám là hình ảnh đại diện cho sự ích kỷ, tham lam và độc ác. Là con gái út trong gia đình, nhưng Cám được mẹ kế nuông chiều, bao che cho những hành động sai trái. Cám đã nhiều lần lợi dụng lòng tốt và sự yếu đuối của Tấm để chiếm đoạt thành quả, từ việc lừa lấy giỏ tôm đến âm mưu cướp ngôi Hoàng hậu. Tuy nhiên, sự hãm hại của Cám và mẹ kế cuối cùng đều bị trừng phạt, thể hiện triết lý nhân quả sâu sắc trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nhân vật Cám khiến em suy ngẫm về giá trị của lòng trung thực và sự thiện lương. Cám cũng là lời nhắc nhở rằng những hành động bất lương, dù được che giấu kỹ đến đâu, cũng không thể tránh khỏi hậu quả mà nó mang lại.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật - nhân vật Tấm trong Tấm Cám

Mẫu số 1:

Nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám để lại trong em nhiều cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc. Tấm là hiện thân của sự hiền lành, chịu thương chịu khó, nhưng cũng phải trải qua biết bao đau khổ, bất công dưới bàn tay độc ác của mẹ con Cám. Tấm không chỉ chịu cảnh mồ côi, mà còn liên tiếp bị hãm hại, cướp đi thành quả lao động và hạnh phúc của mình. Tuy nhiên, chính trong những lúc khó khăn nhất, Tấm đã mạnh mẽ vươn lên, dũng cảm đấu tranh để giành lại công bằng và hạnh phúc cho bản thân. Qua nhân vật Tấm, em cảm nhận được bài học sâu sắc về sức mạnh của lòng nhân hậu, niềm tin vào công lý và sự kiên định trong cuộc sống. Hình ảnh Tấm chiến thắng cuối cùng còn là minh chứng cho triết lý “ở hiền gặp lành” và khát vọng công bằng mà dân gian muốn gửi gắm.

Mẫu số 2:

Tấm là một nhân vật để lại trong lòng em nhiều ấn tượng bởi sự hiền lành, nhân hậu nhưng cũng rất kiên cường. Sinh ra trong cảnh mồ côi mẹ, phải sống với dì ghẻ độc ác và người em Cám ích kỷ, Tấm đã chịu biết bao tủi nhục và đau khổ. Tuy nhiên, dù bị áp bức, bóc lột, Tấm vẫn giữ được bản chất hiền lành, chăm chỉ và luôn khao khát một cuộc sống tốt đẹp. Đặc biệt, sự biến đổi của Tấm từ yếu đuối, cam chịu sang mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc của mình đã khiến em vô cùng khâm phục. Qua câu chuyện của Tấm, em học được bài học quý giá về sự kiên trì, lòng nhân hậu và niềm tin vào chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Nhân vật Tấm không chỉ là hình mẫu của sự vươn lên mà còn đại diện cho khát vọng sống tốt đẹp trong mỗi con người.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật - nhân vật Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí

Nhân vật Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí để lại cho em những ấn tượng mạnh mẽ cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đó là một chú dế có thân hình cường tráng với đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt, chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Mỗi bước đi của chú đều “trịnh trọng, khoan thai”, ra vẻ “con nhà võ”. Dế Mèn luôn hãnh diện với bà con làng xóm về ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính vì quá tự hào, Dế Mèn lại trở thành một kẻ kiêu căng và xốc nổi. Rất may là về sau, trải qua nhiều biến cố, chú đã thay đổi tính nết, biết yêu thương mọi người và làm nhiều việc có ích.

Mẫu viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật - nhân vật Doraemon

Doraemon là một nhân vật hoạt hình đã gắn bó với tuổi thơ của em và biết bao thế hệ thiếu nhi trên toàn thế giới. Với hình dáng tròn trịa, dễ thương, chú mèo máy đến từ tương lai này luôn mang đến sự vui nhộn và ấm áp. Em rất ấn tượng với túi thần kỳ của Doraemon, nơi chứa vô vàn bảo bối giúp Nobita vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, điều khiến em yêu mến Doraemon nhất chính là tấm lòng nhân hậu, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là Nobita, dù nhiều lần cậu ấy làm chú phiền lòng. Doraemon không chỉ dạy em về tình bạn chân thành mà còn khuyến khích em sáng tạo và tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Nhân vật Doraemon là biểu tượng của ước mơ, niềm vui và tình yêu thương trong cuộc sống.

8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4?

8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? (Hình ảnh từ Internet)

Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 như sau:

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Yêu cầu của việc đánh giá học sinh lớp 4 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, yêu cầu của việc đánh giá học sinh tiểu học như sau:

- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 5+ viết thư cho người thân lớp 4? Học sinh lớp 4 phải biết giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em lớp 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ ngắn gọn? Lựa chọn văn bản truyện và văn xuôi cho môn Tiếng Việt lớp 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc lớp 4 ngắn gọn dễ hiểu?
Hỏi đáp Pháp luật
5+ Viết đoạn văn tưởng tượng Sự tích cây vú sữa lớp 4? Các yêu cầu đối với hoạt động giáo dục lớp 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn kể chuyện? Quy định về nội dung kiến thức Tiếng Việt lớp 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một người gần gũi thân thiết môn Tiếng Việt lớp 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 6 mẫu viết đoạn văn tả cây cối lớp 4 ngắn gọn, điểm cao 2025? Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường ra sao?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 46

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;