2 Bộ đề thi giáo dục địa phương lớp 6 học kì 1 chi tiết? Nội dung của môn Giáo dục địa phương lớp 6 là gì?

Tổng hợp 2 Bộ đề thi giáo dục địa phương lớp 6 học kì 1 chi tiết? Nội dung của môn Giáo dục địa phương lớp 6 là gì?

2 Bộ đề thi giáo dục địa phương lớp 6 học kì 1 chi tiết?

*Dưới đây là 2 Bộ đề thi giáo dục địa phương lớp 6 học kì 1 chi tiết mà các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo

ĐỀ 1

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm) Nền văn hóa nào sau đây nổi tiếng ở tỉnh Quảng Nam?

a. Sa huỳnh, Chăm-pa

b. Sa huỳnh, Phật giáo

c. Chăm-pa, Du lịch

d. Chăm-pa, Phật giáo

Câu 2: (0,5 điểm) Quảng Nam nằm ở vị trí nào của cả nước?

a. Bắc độ

b. Nam độ

c. Trung độ

d. Đông độ

Câu 3: (0,5 điểm) Đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam hiện nay chia thành mấy cấp?

a. 16

b. 19

c. 20

d.18

Câu 4: (0,5 điểm) Tỉnh Quảng Nam ra đời vào năm nào?

a. 1471

b. 1427

c. 1789

d. 1975

Câu 5: (0,5 điểm) Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành hai đơn vị dựa vào Nghị quyết của Quốc hội nào?

a. Nghị quyết của Quốc hội tại kì họp thứ X ( Khóa IX )

b. Nghị quyết của Quốc hội tại kì họp thứ IX ( Khóa X )

c. Nghị quyết của Quốc hội khóa VII kì họp thứ XI

d. Nghị quyết của Quốc hội khóa X kì họp thứ IV

Câu 6: (0,5 điểm) Cư dân Chăm-pa chủ yếu theo đạo gì?

a. Bà-la-môn, đạo phật, đạo hồi

b. Đạo ki-tô, do thái giáo, nho giáo

c. Đạo sikh, đạo cao đài, đạo giáo

d. Đạo phật, nho giáo, bà-la-môn

Câu 7: (0,5 điểm) Quảng Nam tiếp giáp với

a. Quảng Trị, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Huế

b. Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt

c. Lào, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum, Huế

d. Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình

Câu 8: (0,5 điểm) Tỉnh Quảng Nam thuộc khí hậu nào?

a. Nhiệt đới gió mùa

b. Nhiệt đới ôn hòa

c. Khí hậu nhiệt đới

d. Khí hậu ôn hòa

Câu 9: (0,5 điểm) Những công trình tiêu biểu của người Chăm-pa trong quá trình lịch sử là gì?

a. Tháp Chăm, trang trí phù điêu, hoa văn

b. Khuyên tai ba mấu, Tháp Chăm, vòng

c. Hạt chuỗi, hoa văn, trang trí phù điêu

d. Khuyên tai ba mấu, hạt chuỗi, hoa văn

Câu 10: (0,5 điểm) Những văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam phân bố trên nhiều địa hình khác nhau:

a. Từ ven biển đến đồng bằng

b. Từ vùng hiểm trở đến đồng bằng

c. Từ đồng bằng ven biển đến núi cao

d. Từ vùng hiểm trở đến núi cao

II.TỰ LUẬN

Câu 1. (2.5 điểm) Hãy nêu sự hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam ?

Câu 2. (2.5 điểm) Kể tên những di tích, di vật của văn hoá Chăm-pa tại Quảng Nam mà em biết?

ĐỀ 2

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất:

Câu 1: Khi nào cư dân trên vùng đất Hà Nội biết sử dụng đồ đồng và đồ sắt?

A. Cách đây khoảng 5000 năm

B. Cách đây khoảng 3000 năm

C. Cách đây khoảng 2000 năm

D. Cách đây khoảng 4000 năm

Câu 2: Kể tên các nền văn hóa thời đại đồ đồng, sắt ở Hà Nội.

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn

B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun

C. Đồng Đậu, Đông Sơn.

D. Phùng Nguyên, Gò Mun, Đông Sơn

Câu 3: Kể tên các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội liên quan đến các nền văn hóa thời đại đồ đồng.

A. Di chỉ Thành Dền, Cổ Loa, Đình Tràng, Vườn Chuối

B. Di chỉ Cổ Loa, Thành Dền, Vườn Chuối

C. Di chỉ Đình Tràng

D. Di chỉ Thành Dền, Đình Tràng.

Câu 4: Cổ Loa được chọn làm kinh đô vào những thời kì nào?

A. Văn Lang

B. Văn Lang – Âu Lạc

C. Âu Lạc và nhà Ngô

D. Nhà Ngô

Câu 5: Vùng đất Hà Nội thời Bắc thuộc được gọi bằng những địa danh nào?

A. Tống Bình, Đại La

B. Thăng Long, Hà Nội

C. Thăng Long, Hoa Lư

D. Hoa Lư, Cổ Loa

Câu 6: Vào thời kì Bắc thuộc Hà Nội thuộc:

A.Quận Giao Chỉ

B. Quận Cửu Chân

C. Quận Nhật Nam

D. Quận Giao Châu

Câu 7: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã xây dựng ở Hà Nội những thành lũy nào?

A. La Thành

B. Đại La

C. Giao Châu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?

A. Năm 90

B. Năm 248

C. Năm 40

D. Năm 367

Câu 9: Năm 968, ai là người dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập lên triều Đinh?

A. Lí Bí

B. Đinh Bộ Lĩnh

B. Hai Bà Trưng

D. Ngô Quyền

Câu 10: Khởi nghĩa Lí Bí diễn ra vào năm nào?

A. Năm 542 – 544

B. Năm 644 – 654

C. Năm 198 – 224

D. Năm 327 – 330

Câu 11: Khoảng năm 766 -779, Phùng Hưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

A. Đông Anh

B. Sóc Sơn

C. Đường Lâm (Sơn Tây)

D. Hoa Lư

Câu 12: Trong các cuộc đấu tranh thời Bắc thuộc những thủ lĩnh nào là người con ưu tú của vùng đất Hà Nội

A. Lí Bí, Hai Bà Trưng, Bà Triệu.

B. Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền

C. Đinh Bộ Lĩnh, Bà Triệu, Phùng Hưng

D. Hai Bà Trưng, Lí Bí, Ngô Quyền.

Câu 13: Thành Cổ Loa gắn liền với mối tình bi thương và cảm động của ai?

A. Sơn Tinh – Mị Nương

B. Thủy Tinh – Mị Nương

C. Mị Châu – Trọng Thủy

D. Âu Cơ – Lạc Long Quân

Câu 14: Thành Cổ Loa hiện nay gồm mấy vòng thành?

A. Hai vòng thành.

B. Ba vòng thành

C. Một vòng thành

D. Bốn vòng thành

Câu 15: Di tích thành Cổ Loa hiện nay nằm ở huyện nào của thành phố Hà Nội?

A. Quốc Oai

B. Thạch Thất

C. Hà Đông

D. Đông Anh

Câu 16: Năm bao nhiêu di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt?

A. Năm 2010

B. Năm 2011

C. Năm 2012

D. Năm 2013

Câu 17: Trống đồng Hoàng Hạ được phát hiện ở huyện nào của Hà Nội?

A. Huyện Ba Vì

B. Huyện Mỹ Đức

C. Huyện Chương Mĩ

D. Huyện Phú Xuyên

Câu 18: Trống đồng Cổ Loa có niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Trên 3000 năm

B. Trên 2000 năm

C. Trên 1500 năm

D. Trên 4000 năm

Câu 19: Cổ vật là đồ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được chế tạo ít nhất từ bao nhiêu năm?

A. 10 năm trở lên

B. 30 năm trở lên

C. 50 năm trở lên

D. 100 năm trở lên

Câu 20: Việc công nhận Bảo vật quốc gia phải do ai quyết định?

A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện, Thị xã

B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố

C. Thủ tướng Chính phủ

D. Chủ tịch Nước.

Câu 21: Trống đồng nào được xếp hạng “ Á hậu Đông Sơn”?

A. Trống đồng Ngọc Lũ

B. Trống đồng Cổ Loa

C. Trống đồng Hoàng Hạ

D. Trống đồng Sông Đà

Câu 22: Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?

A. Giai đoạn văn hóa tiền sử

B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc

C. Giai đoạn văn hóa thời kì chống Bắc thuộc

D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

Câu 23: Vùng đất nào của Hà Nội được mệnh danh là đất hai vua?

A. Đường Lâm – Sơn Tây

B. Tản Lĩnh – Ba Vì

C. Ngọc Tảo – Phúc Thọ

D. Xuân Mai – Chương Mĩ

Câu 24: Trong khu vực Cổ Loa có khoảng bao nhiêu di tích?

A. 30 di tích

B. 40 di tích

C. 50 di tích

D. 60 di tích

Câu 25: Tòa thành đất nào cổ nhất, qui mô lớn nhất Đông Nam Á?

A. Thành cổ Sơn Tây

B. Hoàng thành Thăng Long

C. Thành nhà Hồ

D. Thành Cổ Loa

*Lưu ý: Thông tin về 2 Bộ đề thi giáo dục địa phương lớp 6 học kì 1 chi tiết chỉ mang tính chất tham khảo./.

2 Bộ đề thi giáo dục địa phương lớp 6 học kì 1 chi tiết? Nội dung của môn Giáo dục địa phương lớp 6 là gì?

2 Bộ đề thi giáo dục địa phương lớp 6 học kì 1 chi tiết? Nội dung của môn Giáo dục địa phương lớp 6 là gì? (Hình từ Internet)

Nội dung của môn Giáo dục địa phương lớp 6 là gì?

Căn cứ mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định nội dung của môn Giáo dục địa phương như sau:

- Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.

- Ở cấp trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa phương có vị trí tương đương các môn học khác.

- Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục địa phương; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Hành vi ứng xử của học sinh lớp 6 trong môn Giáo dục địa phương thế nào?

Căn cứ Điều 36 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh
1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi ứng xử của học sinh lớp 6 trong môn Giáo dục địa phương phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

Môn Giáo dục địa phương lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
2 Bộ đề thi giáo dục địa phương lớp 6 học kì 1 chi tiết? Nội dung của môn Giáo dục địa phương lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 có đáp án? Nội dung của môn Giáo dục địa phương là gì?
Tác giả:
Lượt xem: 352
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;