05 nhiệm vụ chung năm học 2024 2025 về công tác pháp chế?
- 05 nhiệm vụ chung năm học 2024 2025 về công tác pháp chế?
- Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức, xây dựng đội ngũ người làm công tác pháp chế thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 2025 thế nào?
- Các cơ sở giáo dục đại học tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường thế nào?
05 nhiệm vụ chung năm học 2024 2025 về công tác pháp chế?
Ngày 6/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5154/BGDĐT-PC năm 2024 Tải hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 về Công tác pháp chế.
Theo đó, 05 nhiệm vụ chung năm học 2024 2025 về công tác pháp chế gồm:
(1). Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế hiện có hoặc xác định rõ việc thành lập mới (hoặc chưa thành lập mới) ở những nơi chưa có tổ chức pháp chế nhưng đã đủ điều kiện theo theo quy định tại Nghị định 56/2024/NĐ-CP;
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và biện pháp, giải pháp về chế độ, điều kiện đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức pháp chế/cán bộ làm công tác pháp chế tại các Sở GDĐT; các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm.
(2). Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo (GDĐT); phối hợp triển khai nghiên cứu rà soát Luật Giáo dục 2019 và Luật Giáo dục đại học 2012; triển khai thực hiện Kết luận 91-KL/TW năm 2024 của Ban chấp hành TW về Kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013;
Triển khai thực hiện Luật Nhà giáo, Chiến lược phát triển giáo dục khi được ban hành và thông qua; nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế trong lĩnh vực GDĐT, đặc biệt là hệ thống văn bản nội bộ tại các nhà trường.
(3). Tập trung rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) để đề xuất điều chỉnh, sửa đổi bổ sung hoặc thay thế, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng cường lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án, dự thảo văn bản, các chuyên gia, nhà khoa học dưới các hình thức thích hợp.
Tổ chức đánh giá tác động của việc soạn thảo, ban hành và thực hiện VBQPPL để đề xuất các Bộ/ngành và cơ quan cấp trên soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời.
(4). Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) phù hợp với tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng về PBGDPL; bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024 - 2025;
Tập trung tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về GDĐT; các văn bản, quy định về cải cách hành chính, chuyển đổi số, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, hỗ trợ khởi nghiệp, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về đất đai, bảo vệ môi trường, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm ma túy, dịch bệnh, thiên tai, tệ nạn xã hội; tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam.
(5). Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về giáo dục để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
05 nhiệm vụ chung năm học 2024 2025 về công tác pháp chế? (Hình từ Internet)
Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức, xây dựng đội ngũ người làm công tác pháp chế thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ Mục 2 Chương 2 Công văn 5154/BGDĐT-PC năm 2024, các cơ sở giáo dục đại học tổ chức, xây dựng đội ngũ người làm công tác pháp chế thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 2025 như sau:
- Kiện toàn, phát huy vai trò của tổ chức pháp chế tại đơn vị;
- Tăng cường năng lực đội ngũ làm công tác pháp chế tại cơ sở giáo dục đại học; cử người làm công tác pháp chế tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế do Bộ GDĐT và các Bộ, ngành tổ chức.
Các cơ sở giáo dục đại học tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường thế nào?
Căn cứ Mục 2 Chương 2 Công văn 5154/BGDĐT-PC năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường như sau:
- Các cơ sở giáo dục đại học cần rà soát các văn bản nội bộ để đảm bảo các quy định trong văn bản nội bộ đã cập nhật quy định mới có liên quan tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng; trên cơ sở đó, có kế hoạch sửa đổi, bổ sung các văn bản nội bộ, đảm bảo căn cứ ban hành, nội dung và phạm vi điều chỉnh theo đúng quy định của văn bản cấp trên.
- Trường hợp đã ban hành Quy chế/Quy định thay thế Quy chế/Quy định trước đó thì cần xác định rõ Quy chế/Quy định mới thay thế Quy chế/Quy định cũ để làm cơ sở xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể thực hiện Quy chế/Quy định.
- Khuyến nghị các cơ sở giáo dục đại học chú trọng việc chuẩn hóa hệ thống văn bản nội bộ (có kế hoạch thực hiện cụ thể đối với việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản; có bản Quy định về quy trình ban hành quy chế, quy định của Trường...).
Việc chuẩn hóa hệ thống văn bản nội bộ là cơ sở để thực hiện quy trình làm việc và quy trình tác nghiệp của các tổ chức cấu thành và của Trường, góp phần tạo môi trường làm việc chuẩn mực, minh bạch quyền và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân.
- Nghiên cứu xây dựng mới hệ thống văn bản nội bộ bảo đảm phù hợp với thực tiễn của cơ sở giáo dục đại học hiện nay.
Đồng thời, rà soát lại hệ thống các văn bản Nhà trường đã ban hành, xác định đúng thẩm quyền, hình thức, loại hình văn bản để ban hành bảo đảm đúng quy định.
- Tham mưu thực hiện quyền tự chủ bảo đảm công tác quản trị nhà trường theo quy định của pháp luật, phòng ngừa và kịp thời phát hiện, chấn chỉnh vi phạm; giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và trách nhiệm giải trình của người có thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; tham gia góp ý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ GDĐT chủ trì xây dựng.
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?