Xây dựng nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục như thế nào?

Hiện nay việc xây dựng nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?

Xây dựng nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 thì nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

- Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.

- Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:

+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;

+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;

+ Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.

Xây dựng nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục như thế nào?

Xây dựng nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục như thế nào? (Hình từ Internet)

Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục bằng hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Hình thức 1: Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.

Hình thức 2: Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Quy định về mức giải thưởng tổ chức thi tìm hiểu pháp luật đối với các cơ sở giáo dục là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 13 Điều 3 Thông tư 56/2023/TT-BTC quy định như sau:

Nội dung chi và mức chi
...
13. Chi tổ chức cuộc thi, hội thi:
a) Chi tổ chức cuộc thi, hội thi viết, thi sân khấu, trên internet về tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
- Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành viên ban tổ chức, các ban, tiểu ban, hội đồng trong những ngày tham gia trực tiếp tổ chức cuộc thi theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thí sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và thi, tối đa không quá 10 ngày): Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Cán bộ, công chức, viên chức đã được hưởng khoản hỗ trợ tiền ăn, ở thì không được thanh toán công tác phí ở cơ quan;
- Chi tổ chức cuộc thi, hội thi sân khấu, thi trên mạng internet, thi trên sóng phát thanh - truyền hình có thêm chi thuê dẫn chương trình, thuê diễn văn nghệ lồng ghép tiểu phẩm pháp luật; chi phí hậu kỳ, hội trường, trang thiết bị và các khoản chi khác phục vụ cuộc thi: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này và theo chứng từ chi thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm;
b) Chi biên soạn đề thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, bồi dưỡng thành viên ban tổ chức, các ban, tiểu ban, hội đồng và một số nội dung chi khác để phục vụ tổ chức cuộc thi: Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông;
c) Chi tổ chức cuộc thi sân khấu, thi trên internet, có thêm mức chi đặc thù sau:
- Thuê dẫn chương trình: Tùy theo quy mô, cấp tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức cuộc thi quyết định mức thuê dẫn chương trình;
- Thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu: Tùy theo quy mô, cấp tổ chức, địa bàn tổ chức cuộc thi, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức cuộc thi quyết định mức thuê hội trường và thiết bị;
- Thuê văn nghệ, diễn viên: 450.000 đồng/người/ngày;
- Thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hoá (đối với cuộc thi qua mạng điện tử): Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; Thông tư số 18/2021/TT-BTTTT ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử; Thông tư số 42/2020/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xuất bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá được cơ quan có thẩm quyền ban hành và các chế độ, định mức chi tiêu quy định hiện hành của cơ quan Nhà nước;
d) Chi giải thưởng: Tùy theo quy mô và địa bàn tổ chức cuộc thi để quyết định mức chi giải thưởng cụ thể nhưng không vượt định mức chi tối đa quy định tại điểm này, như sau:
- Giải nhất:
+ Tập thể: 15.000.000 đồng;
+ Cá nhân: 9.000.000 đồng;
- Giải nhì:
+ Tập thể: 10.500.000 đồng;
+ Cá nhân: 4.500.000 đồng;
- Giải ba:
+ Tập thể: 7.500.000 đồng;
+ Cá nhân: 3.000.000 đồng;
- Giải khuyến khích:
+ Tập thể: 4.500.000 đồng;
+ Cá nhân: 1.500.000 đồng;
- Giải phụ khác: 750.000 đồng.

Như vậy, đối chiếu quy định thì mức giải thưởng tổ chức thi tìm hiểu pháp luật đối với các cơ sở giáo dục như sau:

- Giải nhất:

+ Tập thể: 15.000.000 đồng;

+ Cá nhân: 9.000.000 đồng;

- Giải nhì:

+ Tập thể: 10.500.000 đồng;

+ Cá nhân: 4.500.000 đồng;

- Giải ba:

+ Tập thể: 7.500.000 đồng;

+ Cá nhân: 3.000.000 đồng;

- Giải khuyến khích:

+ Tập thể: 4.500.000 đồng;

+ Cá nhân: 1.500.000 đồng;

- Giải phụ khác: 750.000 đồng.

Giáo dục pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Quyết định 142/QĐ-BVHTTDL phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
7 nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện mới để học sinh lái xe dưới 50cc từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
50 câu hỏi có đáp án Cuộc thi trực tuyến Tầm nhìn xuyên thế kỷ trên Nền tảng học tập lý luận tỉnh Đồng Nai?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa Hải Dương với Phú Yên?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết đáp án cuộc thi trực tuyến tuyên truyền cải cách hành chính năm 2024 tỉnh Hải Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi Luật kinh tế HVNH mới nhất? Quyền của sinh viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy? Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 169

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;