332089

Kế hoạch 653/KH-UBND năm 2016 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020

332089
LawNet .vn

Kế hoạch 653/KH-UBND năm 2016 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 653/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Lê Ngọc Hoa
Ngày ban hành: 04/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 653/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Lê Ngọc Hoa
Ngày ban hành: 04/11/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 653/KH-UBND

Nghệ An, ngày 04 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ng dụng, phát trin CNTT đáp ứng yêu cu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính quyền điện t;

- Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;

- Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 ca Thủ tướng Chính phủ Ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cn ưu tiên triển khai tạo nn tảng phát triển chính phủ điện tử;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phQuy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 19/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án Tuyên truyn, ph biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020;

- Quyết định số 898/QĐ-TTg, ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 04/7/2007 của BTV Tỉnh ủy Nghệ An về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An đến 2020

- Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0;

- Công văn số 3370/BTTTT-THH ngày 28/9/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông vviệc thẩm định Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1. Môi trường pháp lý

Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban đã chỉ đạo, định hướng hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT hàng năm theo quy hoạch thống nhất;

Công tác quản lý nhà nước về TT&TT được đẩy mnh: đã ban hành nhiều văn bản quan trọng cho công tác Quy hoạch, đề án, dự án; các Quyết định, Chỉ thị và các văn bản dưi luật về CNTT, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc quản lý Nhà nước về CNTT-TT trên địa bàn, Chỉ đạo thực hiện Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Nghệ An đến năm 2020; triển khai nhiu đề án, dự án về CNTT như: Khảo sát, đánh giá thực trạng Bưu chính viễn thông và CNTT tỉnh Nghệ An đến năm 2008; Phổ cập dịch vụ điện thoại và Internet cho các huyện miền tây Nghệ An đến năm 2010; Đ án ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính; Đề án Phát triển mạng Viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2010; Đề án Xây dựng TP Vinh thành trung tâm CNTT-TT của vùng Bắc Trung bộ; Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử; Đề án xây dựng Nghệ An thành Trung tâm CNTT&TT khu vực Bắc Trung Bộ; Các dự án xây dựng chính quyền điện tử theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg của Chính phủ, như Cổng thông tin điện tử, Hệ thống giao ban điện tử trực tuyến, Hệ thống thư điện tcông vụ; Dự án xây dựng mạng cáp quang từ UBND tỉnh tới các Sở, ban, ngành; Dự án xây dựng Công viên CNTT tỉnh Nghệ An trên diện tích 10 ha và Dự án khoa học Hỗ trợ xây dựng mô hình văn phòng điện tử tại một số sở, ngành cấp tỉnh với phần mềm M-Office được chuyn giao nhân rộng cho các ngành; địa phương.

2. Hạ tầng CNTT

- Hiện nay 100% xã đều đã có trạm BTS 2G, bán nh bình quân trạm BTS là 2,14km/cột. Tốc độ phát triển vùng phủ sóng 3G tăng nhanh, vùng phủ đạt 97% số xã và hiện chỉ có khoảng 14/480 xã chưa có trạm 3G. Tổng số vị trí trạm BTS 1.906 với 3.788 trạm BTS, trong đó 2G là 2.355; 3G là 1.433; Hạ tầng băng rộng phát triển nhanh; Hệ thống cống bể ngầm: 944km; Tuyến cột treo cáp: 2397km, với 118.664 cột; Tổng sđộ dài tuyến cáp: Cáp đồng: 13.283 km, Cáp quang; 11.543 km,

- 100% các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đã kết nối diện rộng (WAN) và internet. Tỷ lệ máy tính kết nối internet trong các sở, ban, ngành đạt 100%. Hệ thống cáp quang, thông tin di động phục vụ truyền dẫn đã kết nối đến 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện và xã.

- Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 24 điểm cầu, kết nối UBND tỉnh với UBND các huyện/thị, hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

- Cng Thông tin điện tử của tỉnh: Gồm cổng chính và 55 cổng thành phần, việc thu thập, cập nhật thông tin kịp thời, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền phổ biến thông tin về tình hình thi sự trong tnh.

- Hộp thư điện tử của tỉnh vận hành từ ngày 18/11/2013. Đến nay, đã có 7.575 tài khoản được cp cho cán bộ, công chức với dung lượng 745G. 100% các Cơ quan Nhà nước trong tỉnh đã được cấp hộp thư công vụ đu mối để trao đổi thông tin.

- Về Hệ thống các CSDL số: Hầu hết các sở, ngành đều cơ sở dữ liệu điện tử. Tuy nhiên mức độ chưa đầy đủ. CSDL này đã được sử dụng trong hoạt động chuyên môn của các sở, ngành, góp phần ứng dụng CNTT phục vụ CCHC.

Đây thực sự là nhng hạ tầng thiết yếu, góp phần quan trọng để hỗ trợ cho các cơ quan Nhà nước có thtriển khai các hệ thống CNTT hiện đại phục vụ người dân, doanh nghiệp,

3. Về ng dụng CNTT trong cơ quan Đng và Nhà nước

3.1. Đối với các cơ quan Đảng

- Tỉnh ủy Nghệ An đã triển khai hệ thống điều hành tác nghiệp Lotus Notes từ Văn phòng Tỉnh ủy, các ban của Tỉnh ủy đến các huyện/thị, thành ủy và các Đng ủy trực thuộc gm những ứng dụng sau: Thư điện tử và lịch công tác; Xử lý công văn; Gửi nhận văn bản trên mạng; Quản lý đơn thư khiếu tố; Thông tin phục vụ lãnh đạo; Dữ liệu tra cứu; Văn kiện Đảng.

- Việc gửi nhận văn bản giữa Tỉnh ủy, các huyện/thị, thành ủy và các Đảng ủy trực thuộc đã đi vào nn nếp. 95% các huyện/thị, thành ủy và các Đảng ủy trực thuộc đu sử dụng hệ điu hành tác nghiệp để trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản. Các Đng ủy xã, phường được kết nối vào hệ thống thông tin diện rộng của Tnh ủy đã gửi nhận văn bản, khai thác thông tin chuyên ngành đúng quy định, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

- Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên của Ban Tổ chức Trung ương Đảng được triển khai đồng bộ tại 28 đu mối các huyện/thị, thành ủy và các Đảng ủy trực thuộc. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn bộ đảng viên của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, hoạt động đồng bộ từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, thực hiện đồng bộ hồ sơ, cấp thẻ Đảng viên, huy hiệu Đng trên phần mềm. Thực hiện cài đặt, nâng cấp phần mềm Quản lý Cơ sở dữ liệu Đảng viên 2.6 tại Tỉnh ủy, các huyện/thị, thành ủy và các Đng ủy trực thuộc.

- Phn mềm đặc thù chuyên ngành Kiểm tra Đảng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã được triển khai hệ thống tới cấp huyện/thị, thành ủy và các Đảng ủy trực thuộc. Bước đu cập nhật các hồ sơ, vụ việc kiểm tra cũng như báo cáo các biểu mẫu thống kê trên phần mềm chuyên ngành.

- Hệ thống phần mềm Qun lý Tài chính, tài sn Đảng bao gồm các phần mềm: Kế toán Hành chính sự nghiệp, Kế toán Đảng phí và Quản lý Tài sản... được chuyển giao từ Trung ương đsử dụng đồng bộ trong hệ đảng,

3.2. Về ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước

- Việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử thể hiện quyết tâm của tỉnh về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước, UBND tỉnh đã đưa ra các mục tiêu rõ ràng và giao các chương trình, dự án cụ thể cho từng ngành chịu trách nhiệm thực hiện. Hiện nay 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị đã triển khai ứng dụng các phần mềm chuyên ngành khác nhau.

Năm 2016, tnh đang tập trung nguồn lực để triển khai thành công hệ thống HCM Egov Framework 2.0 trong các cơ quan Nhà nước trong tỉnh. Dự kiến theo kế hoạch đến ngày 01/01/2017 sẽ tổ chức vận hành chính thức hệ thống tại 100% đơn vị hành chính cấp sở, huyện trên địa bàn tnh đảm bảo liên thông 4 cp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã);

- Triển khai thành công hệ thống y tế điện tử cho 90% cơ sở y tế từ cấp xã trên toàn tỉnh theo hình thức thuê dịch vụ CNTT và đã hoàn thành mục tiêu kết ni thanh toán bảo hiểm y tế trc tuyến.

- Hiện tại trên Cổng TTĐT của tỉnh đã cung cấp 998 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 2 cho người dân và doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 100%; Trong đó số thủ tục tục hành chính cấp tỉnh là 702, cấp huyện là 163 và cấp xã là 133. Tnh đã phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2018 theo Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An. Đồng thời, đã ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND vCung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 năm 2016 của các cơ quan Nhà nước tỉnh Nghệ An, trong đó mục tiêu trong năm 2016, toàn tnh sẽ triển khai được 400 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại một địa chỉ duy nhất: http://dichvucong.nghean.gov.vn và hiện đang triển khai kế hoạch theo hướng thuê dịch vụ CNTT. Mục tiêu, đến ngày 31/12/2016 sẽ trin khai ở 16 đơn vị Sở, ban, ngành, huyện, thành, thị với 400 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

3.3. Ứng dụng CNTT vào quản lý, sn xuất, kinh doanh và đời sống:

- Các ngành trong tnh đã chú trọng ứng dụng CNTT trong các công đoạn quản lý, sản xuất, kinh doanh; khai thác tốt các lợi ích của Internet trong việc tìm kiếm thông tin, quảng cáo và giao dịch thương mại điện tử như: Cục thuế triển khai ứng dụng khai thuế qua mạng (iHTKK); Sở GD-ĐT đã tích hợp lên Cổng tỉnh dịch vụ công "Quản lý học tập trực tuyến”; Điện lực Nghệ An cung cp các dịch vụ tra cứu và nạp tiền điện qua mạng; Tỉnh đã tiến hành xây dựng sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh NA (địa chỉ truy cập http://ecna.vn) hoạt động từ ngày 19/11/2012. Đến nay đã hỗ trợ được 200 doanh nghiệp và thương nhân thiết lập gian hàng giới thiệu, chào bán, chào mua, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình tới đông đảo khách hàng cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tính đến 19/11/2015 Sàn cũng đã thu hút được hơn 3,28 triệu lượt truy cập, vượt 218,6% so với kế hoạch đặt ra là 1.5 triệu lượt truy cập trong 3 năm (19/11/2012-19/11/2015), trong đó có nhng doanh nghiệp tiêu biểu nhờ tham gia sàn đã tăng doanh thu từ bán hàng hơn 30% so với trước khi chưa tham gia sàn. Mặt khác, nhiu doanh nghiệp của tỉnh đã xây dựng Website để giới thiệu doanh nghiệp và quảng bá sản phẩm. Điển hình là Công ty liên doanh mía đường Tate and Lyle, nhà máy Xi măng Hoàng Mai, Các công ty hoạt động trong Khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm.

- Tại các trường học, việc đầu tư và ng dụng CNTT được triển khai rộng rãi: Các phần mềm quản lý giáo dục như Quản lý thi; Xét tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS); Thống kê phổ cập giáo dục (TKPCGD); Quản lý thư viện; Triển khai chương trình quản lý giáo dục VN Edu tới 1.409/1.491 trường, đạt tỷ lệ 95% các trường học trên địa bàn tỉnh.

- Việc ứng dụng CNTT trong nhân dân ngày càng tăng nhanh. Một số dịch vụ giá trị gia tăng như giải trí, đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, học trực tuyến, các dịch vụ tiện ích như tra cứu điểm thi, đăng ký học tại các trường, tham khảo để lựa chọn cơ sở đào tạo cho con em vào mùa thi,... đã bước đầu tạo được nhu cầu ứng dụng CNTT trong nhân dân. Có thể nói, ở Nghệ An CNTT đã đi vào đời sống người dân, đã đạt đến mức độ sẵn sàng công dân điện tử.

4. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT

- Đối với các cơ quan Đảng trong thời gian qua Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch đào tạo tin học văn phòng và nghiệp vụ tin học cho các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên cơ quan Tnh ủy, các huyện, thành, thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc. Nội dung về tin học cơ bản, sử dụng, khai thác mạng thông tin của Tỉnh ủy, triển khai các phần mềm xử lý công văn, xây dựng cập nhật hồ sơ hội nghị, hồ sơ đại hội, cập nhật, khai thác tài liệu lưu trữ, công báo, lịch công tác, quản lý đơn thư, các phần mềm phục vụ công tác tài chính đảng.

- Trong các cơ quan nhà nước: hằng năm, cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện được đào tạo bồi dưỡng về CNTT. Từ 2011 đến nay, Sở TT&TT đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức trên 160 lớp với trên 4.400 học viên tham gia đào tạo các nội dung có liên quan về ứng dụng CNTT; Hiện 97% cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước của tỉnh sử dụng máy tính trong công việc; Toàn tỉnh có 57 cán bộ chuyên trách CNTT. Có 67% đơn vị Sở ngành và 90% đơn vị cấp huyện có cán bộ lãnh đạo CNTT; Ngày 10/7/2015, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 180/2015/NQ-HĐND về quy định hỗ trợ thu nhập cho công chức chuyên trách CNTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, theo đó: Đối tượng được hưởng hỗ trợ thu nhập gm các Công chức chuyên trách CNTT trong các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước (bao gm cả cơ quan công an, quân sự) cấp tỉnh, cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về CNTT tại Sở Thông tin và Truyền thông. Với mức hỗ trợ là 700.000đ/người/tháng.

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 trường đại học, 9 trường cao đẳng có đào tạo vCNTT, với đội ngũ giáo viên đu có trình độ thạc sĩ trở lên. Sng sinh viên được đào tạo CNTT tại các trường đu tăng, hàng năm đào tạo trên 400 kỹ sư, cử nhân CNTT. Khối lượng sinh viên này đã góp phần đáng kể nguồn nhân lực CNTT của địa phương và các tỉnh trong khu vực.

5. Đánh giá tổng quát ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

5.1. Ưu điểm

- Việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị Quyết đã được lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc. Qua đó nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT trong lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh ngày được nâng cao.

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT của tnh và các đơn vị đã được đầu tư và phát triển theo đúng đnh hướng và đúng quy hoạch

- ng dụng CNTT trong các lĩnh vực đã được đẩy mạnh góp phần thay đổi phong cách làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước; nâng cao năng suất lao động, hiệu quả của doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực CNTT được chú trọng từ khâu đào tạo bậc phổ thông, trong các trường Đại học, Cao đẳng; trong đội ngũ CBCC tạo chuyển biến tốt.

- Với các kết quả đạt được như trên, các chỉ ssẵn sàng ứng dụng CNTT của tỉnh liên tục được tăng lên (theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia v CNTT hàng năm): năm 2005 - thứ 37, năm 2006, 2007 và 2008 thứ 18; năm 2009 - thứ 12; năm 2010 - thứ 10; năm 2011 - thứ 4; năm 2012 - thứ 3, năm 2013 - thứ 7, năm 2014 - thứ 6 và năm 2015 thứ 7 trên 63 tỉnh, thành trong cả nước.

5.2. Khuyết điểm, tn tại

a. Hạ tầng CNTT-TT phát triển nhanh nhưng chưa đáp ứng yêu cầu

- Mạng băng rộng chưa đạt tới 100% số xã, đặc biệt là ở các huyện miền núi (có kết nối 3G nhưng cũng chưa phủ kín).

- Mạng LAN của một số huyện chưa đồng bộ, mạng LAN cấp xã còn thiếu nhiều, hoạt động hạn chế.

- Số lượng máy tính của các huyện, xã còn thiếu so với slượng cán bộ công chức (cấp xã mới có trung bình 5 máy, các ban, phòng huyện chưa đủ, chỉ 40% cán bộ được trang bị máy tính), cht lượng máy tính không đng bộ, do được đu tư từ nhiều nguồn khác nhau.

b. ng dụng CNTT chưa đạt theo yêu cầu Nghị định 64/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.

- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành chưa được ứng dụng triệt để trong các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã phục vụ cho công tác quản lý, điều hành.

- Nhiều đơn vị chưa sử dụng hiệu quả hộp Thư điện tử công vụ trong chuyển, nhận văn bản điện từ (đang sử dụng hộp thư miễn phí, chưa có thói quen kim tra thư định kỳ).

- Lưu trữ văn bản điện tử còn nhiều lúng lúng, thậm chí có nơi còn chưa thực hiện nội dung này (nơi chưa dùng phần mềm quản lý, nơi có dùng thì việc lưu trữ còn cơ bn chưa được thực hiện).

- Ứng dụng các phần mm chuyên ngành của một số đơn vị còn hạn chế (quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, tài chính, nghiệp vụ chuyên môn,. )

- Quản lý, vận hành, sử dụng Cổng TTĐT cấp 2 chưa tốt, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3.

c. Nguồn nhân lực CNTT cho ứng dụng chưa đảm bảo

- Một số đơn vị chưa thành lập BCĐ CNTT, một số đã có nhưng hoạt động kém hiệu quả, mang tính hình thc, thiếu chương trình hoạt động cụ thể hàng năm;

- Một số đơn vị cấp sở, ngành, huyện chưa bố trí được cán bộ chuyên trách CNTT;

- Nhân sự văn thư của cơ quan chưa đáp ứng yêu cầu tham mưu quản lý đầu vào, đầu ra của văn bản điện t.

5.3. Nguyên nhân tn tại

- Lãnh đạo một số đơn vị thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện; Thiếu kế hoạch hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT tại đơn vị mình;

- Địa bàn tỉnh rộng, rừng núi hiểm trở, dân cư phân tán, giao thông khó khăn, nhiều xã chưa có điện lưới, kinh tế vùng núi cao kém phát trin;

- Đầu tư cho ứng dụng CNTT còn quá ít (chủ yếu mua máy, xây lắp mạng, internet,…), mặt khác đầu tư chưa cân đối giữa phn cứng, phần mềm, đào tạo,

- Chưa có chiến lược cụ thể trong công tác đầu tư từ ngân sách nhà nước cho vùng sâu, vùng xa một cách thỏa đáng.

III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1. Mục tiêu chung

- Ứng dụng hiệu quả CNTT trong tất cả lĩnh vực quản lý của các cấp chính quyền, bảo đảm dữ liệu điện tphục vụ hu hết các hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp, xây dựng Chính quyền điện tử, góp phn xây dựng tỉnh Nghệ An thành trung tâm CNTT của vùng Bắc Trung bộ.

- Đẩy mạnh cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đáp ứng nhu cầu thực tế, công khai, minh bạch, phục vụ mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau nhm làm giảm số lần và thời gian thực hiện thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.

- Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, CSDL trọng điểm của tỉnh với nhau và với các hệ thống cấp quốc gia, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khp giữa các cơ quan trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phđiện tử Việt Nam,

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT hiện đại, đồng bộ, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, hình thành môi trường làm việc điện tử liên thông, rộng khắp, phát triển các cơ sở dữ liệu trọng điểm của tỉnh.

- Đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT.

- Thực hiện thành công các mục tiêu hàng năm của Chính phủ về Chính phđiện t.

2. Các mục tiêu cụ thể

2.1. Hạ tầng CNTT

- Kết nối băng thông rộng, chất lượng cao đến 100% các xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục. Triển khai và sử dụng hiệu quả mạng diện rộng của tỉnh, mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan đảng và nhà nước.

- Phấn đấu 100% cán bộ công chức từ cấp xã được trang bị máy tính làm việc. 100% hạ tầng mạng nội bộ tUBND cấp xã trở lên được chuẩn hóa, đảm bảo an toàn thông tin tối thiểu, đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng.

- Hoàn thành các cơ sở dữ liệu trọng điểm cơ bản như: dân cư, doanh nghiệp, bản đồ nền, đất đai, xây dựng và các cơ sở dữ liệu khác; các cơ sở dữ liệu phải đáp ứng được nhu cầu tích hợp, phân tích, hoạch định, mô hình hóa và dự báo kết quả, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo các cấp.

- Xây dựng Trung tâm dliệu của tỉnh, đưa các hệ thống thông tin và CSDL, phần mềm dùng chung.... của tỉnh và các đơn vị, địa phương tích hợp vào trung tâm dữ liệu tỉnh,

- Nâng cấp hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với chất lượng HD.

- Triển khai mở rộng hệ thống chứng thư số cho tất cả các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, th.

2.2. ng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Đến năm 2020, cơ bản hoàn thiện khung kiến trúc Chính phủ điện tử tỉnh Nghệ An, đảm bảo hoạt động các cơ quan của tỉnh cơ bản trên môi trường mạng.

- 100% UBND cấp xã sử dụng phần mềm quản lý văn bản, phần mềm một cửa điện tử liên thông; 100% cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện chỉ đạo điều hành công việc qua phần mềm, hộp thư điện tử công vụ; 80% văn bản (trừ văn bản mật) trao đi gia các cơ quan nhà nước được gửi dưới dạng điện tử và văn bản giy, đng thời được ký số; 100% cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong trao đổi văn bản, công việc.

- 80% các thông tin dữ liệu về tài nguyên và môi trường phải được quản lý, tích hợp, chia sẻ và thường xuyên cập nhật tình trạng thông qua các hệ thống thông tin quản lý tài nguyên và môi trường.

- 100% Trung tâm Y tế từ tuyến xã vận hành tốt hệ thống phn mềm quản lý khám, chữa bệnh, quản tổng thể bệnh viện.

- ng dụng mạnh mẽ CNTT trong tất cả các ngành, lĩnh vực theo hướng triển khai các ng dụng thông minh, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định, trong đó tập trung vào các lĩnh vực bức xúc, cấp bách như: quản lý và phát triển đô thị, tài nguyên môi trường, giao thông, giáo dục, y tế,....

2.3. ng dng CNTT để phục vụ người dân doanh nghiệp

- 100% cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện cung cấp đầy đủ các nội dung theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 và kỹ thuật đáp ứng theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Đến năm 2020, cung cấp 100% dịch vụ hành chính công trc tuyến mức 1, mức 2; 70% các dịch vụ hành chính công trực tuyến quan trọng ở mức 3, 40% số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cấp tỉnh, cấp huyện được triển khai. Riêng năm 2016, 40% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo yêu cầu của Chính phủ được cung cp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (Danh mục các dịch vụ công ưu tiên thực hiện đã được phê duyệt tại Kế hoạch số 102/KH-UBND của UBND tnh về Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 năm 2016 của các cơ quan Nhà nước tỉnh Nghệ An).

2.4. Nguồn nhân lực CNTT

- Hầu hết cán bộ công chức, viên chức và người lao động sử dụng thành thạo máy tính trong công việc.

- 100% các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ chuyên trách CNTT.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hoàn thiện, bổ sung môi trường pháp

- Xây dựng, ban hành và triển khai Khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An, phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0 (ban hành theo Văn bản số 1178/TT-BTTTT ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Xây dựng các quy chế vận hành và khai thác Hệ thống phần mềm quản lý văn bản, Hệ thống một cửa điện tử, Hệ thống chữ ký số và các hệ thống phần mềm, CSDL dùng chung khác; quy định về lưu trữ văn bản điện tử; Quy định cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin..

- Có cơ chế, chánh sách khuyến khích các tổ chức, người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

2. Hạ tầng kỹ thuật:

- Nâng cấp hạ tầng CNTT trong các cơ quan nhà nước; đảm bảo kết nối an toàn các mạng LAN với mạng internet băng thông rộng và mng truyền sliệu chuyên dùng của tỉnh; mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng đến các xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến tnh Nghệ An, Hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông của tỉnh nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục vụ công tác cải cách hành chính.

- Trang bị máy tính phục vụ công việc cho 100% công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ tnh đến phưng, xã, thị trấn.

- Cung cấp chữ ký số cho các cơ quan hành chính nhà nước triển khai ứng dụng.

- Nâng cấp các hệ thng thông tin của tỉnh: Cổng thông tin điện tử của tỉnh, hệ thống thư công vụ của tỉnh, Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến.

- Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An và các cơ sở dữ liệu khác như dân cư, đất đai, xây dựng, cán bộ công chức, văn bn quy phạm pháp luật, lao động, đảm bảo kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung và chuyên ngành của tỉnh với mạng cơ sở dữ liệu quốc gia.

3. ng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:

- Tiếp tục cải tiến quy trình, công việc, thủ tục, chuẩn hóa nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO để ứng dụng CNTT và quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành liên thông 4 cấp trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Tăng cường xây dựng và triển khai các phn mềm ứng dụng chuyên ngành phục vụ các công tác nghiệp vụ khác theo đặc thù của mỗi cơ quan.

- Duy trì, nâng cao chất lượng hệ thống thư điện tử, đảm bảo an toàn thông tin, cung cấp đủ thư điện tử công vụ cho công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Tổ chức cập nhật và khai thác, sử dụng dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế xã hội thành phố và các cơ sở dữ liệu khác.

- Triển khai sử dụng các phần mềm thương mại có bản quyền theo kế hoạch của Chính phủ và đẩy mnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở đã được khuyến khích dùng trong các cơ quan nhà nước.

4. ng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- Từng bước nâng cấp, phát triển thêm các chức năng, nâng cao hiệu quả hoạt động Cổng thông tin điện tử của tỉnh, bảo đảm cung cp đy đủ thông tin theo quy đnh; Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu là đầu mối cung cấp dịch vụ công trực tuyến tập trung từ tỉnh tới xã và triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 theo yêu cu của Chính phủ.

- Vận hành hệ thống phn mềm một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông trong toàn tỉnh đảm bảo thống nhất, đồng bộ và minh bạch thông tin.

- Cung cấp các dịch vụ tra cứu trực tuyến dữ liệu chuyên ngành phục vụ nhu cầu cho người dân và doanh nghiệp trên các lĩnh vực: quy hoạch đô thị, đất đai,...

- Triển khai có hiệu quả chương trình truyền thông IT Today; Tổ chức tiếp nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, chuyên mục hi đáp trực tuyến vhoạt động của các cơ quan nhà nước để phục vụ người dân, doanh nghiệp,

5. Đảm bảo an toàn thông tin:

- Xây dng và ban hành Kế hoạch đm bảo an toàn thông tin tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020; Xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trên mạng theo quy định và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyn thông ban hành.

- Xây dựng các hệ thống tường lửa đảm bảo an toàn bảo mật trên mạng cho các đơn vị tham gia mạng truyền sliệu chuyên dùng của tỉnh.

- Đảm bảo 100% máy tính trong các cơ quan đảng, chính quyền các cấp được cài các phần mềm chống virus, phần mềm độc hại.

- Định k thc hiện việc rà quét, kiểm tra, đánh giá về mức độ an toàn thông tin của các đơn vị, đề xuất các giải pháp phù hợp.

- Tổ chức diễn tập về bảo đảm an toàn thông tin của tỉnh, kịch bản phù hợp thực tế cùng sự tham gia của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp liên quan.

6. Nguồn nhân lực CNTT:

6.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ và bộ phận chuyên trách CNTT

- Đảm bảo 100% sở, ngành, huyện có cán bộ chuyên trách CNTT hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên trách CNTT.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bchuyên trách, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tiếp tục bảo đảm chế độ ưu đãi đối với đội ngũ chuyên trách CNTT.

6.2. Phổ cp ứng dụng CNTT cho đi ngũ cán bộ, công chức

- Xây dựng kế hoạch và tchức đào tạo ứng dụng CNTT, đảm bảo hầu hết cán bộ, công chức được phổ cập kiến thc cơ bn vCNTT và thao tác ứng dụng được trên các phn mm chủ yếu trong công việc,

- Tổ chức đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và bảo đảm các yêu cầu phát triển ứng dụng CNTT thực tế của tỉnh.

6.3. Xây dựng công dân điện tử

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ người dân sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, đi thoại trực tuyến và sử dụng các kênh giao tiếp điện tử với cơ quan nhà nước; Khuyến khích, thúc đẩy phát triển giao dịch điện tử, thương mại điện tử, thanh toán điện tử trong các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp Tài chính

- Bảo đảm nguồn kinh phí cho ứng dụng CNTT trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tnh, địa phương. Dành tối thiểu 1-2% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương cho hoạt động ứng dụng, phát triển CNTT.

- Ưu tiên sử dụng hình thức thuê dịch vụ CNTT theo Quyết đnh số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước và đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

- Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương theo kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu về CNTT giai đoạn 2016-2020 tại Nghệ An.

- Sử dụng nguồn kinh phí khoa học công nghệ để thực hiện nội dung ứng dụng CNTT trong nhóm nhiệm vụ khoa học công nghệ và đầu tư hạ tầng thông tin khoa học công nghệ.

2. Giải pháp triển khai

- Có hướng dẫn chung trên quy mô toàn tỉnh về việc xây dựng kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Việc liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định và Kiến trúc chính quyền điện tử đã đưc Bộ thông tin và Truyền thông phê duyệt.

- Áp dụng các công nghệ mới, triển khai các ứng dụng, hạ tầng dùng chung theo mô hình tập trung đđảm bảo khả năng triển khai, nâng cấp, vận hành, đảm bảo an toàn thông tin.

- Lựa chọn triển khai điểm mô hình ứng dụng CNTT điển hình c cấp, phổ biến triển khai nhân rộng.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp để thực hiện tốt việc triển khai các hệ thống thông tin theo kế hoạch.

3. Giải pháp tổ chức, điều hành

- Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo CNTT ở các cấp, các ngành.

- Người đứng đầu các cơ quan phải chủ động, có quyết tâm chính trị cao, theo sát và ủng hộ quá trình ứng dụng CNTT vào cơ quan mình. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải kiểm điểm trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu không hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này.

- Lãnh đạo các ngành, địa phương phải gương mẫu trong học tập và ứng dụng CNTT trong điều hành, giải quyết công việc (như sử dụng thư điện t, phần mm quản lý văn bản, chữ ký số,...); tạo bước chuyển biến trong lề lối làm việc, gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp.

- Kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Chương trình cải cách hành chính để việc ứng dụng CNTT thực sự thúc đy cải cách hành chính và tăng hiệu quả của ứng dụng CNTT.

4. Giải pháp môi trường chính sách

- Xây dựng các hướng dẫn, mô hình mẫu, quy trình, quy chế triển khai ứng dụng trong khối nhà nước,

- Xây dựng quy định về thi đua khen thưởng: Kết qutriển khai ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước là một trong những tiêu chí xét thi đua hàng năm.

5. Giải pháp nâng cao nhn thức, đào to, đảm bảo nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và ý nghĩa thực tiễn của CNTT trong phát triển kinh tế xã hội. Phổ biến các vn đmới, công nghệ mới trong ứng dụng CNTT đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thông qua hình thức hội thảo, hội nghị chuyên ngành hàng năm.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ lãnh đạo, CBCC VC, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách CNTT.

- Thuê chuyên gia giỏi về CNTT để thc hiện các nhiệm vụ chuyên sâu.

6. Giải pháp giám sát, kim tra thực hiện Kế hoạch

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước dựa trên các chtiêu cụ thể đcó những giải pháp thúc đy kịp thời.

- Các cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ, dự án, các đơn vị triển khai mô hình điểm có trách nhiệm báo cáo theo quý và đột xuất về tình hình triển khai Kế hoạch.

- Tchức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Kế hoạch, tđó có những điều chỉnh phù hợp cho việc triển khai những năm tiếp theo.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

- Năm 2016: Tập trung xây dựng và trình ban hành Khung kiến trúc chính quyền điện tử Tỉnh NghAn.

+ Triển khai Dự án xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Nghệ An theo kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu vCNTT giai đoạn 2016-2020.

+ Xây dựng các phần mềm và hoàn thành kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành liên thông 4 cấp.

+ Xây dựng Cổng dịch vụ công tỉnh Nghệ An quản trị, vận hành riêng theo hướng tập trung. Trước mắt, phát trin 40% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4.

+ Xây dựng Hệ thống Một cửa điện tử liên thông phục vụ công tác quản lý cơ chế một cửa và Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Nghệ An áp dụng tại các sở, ngành, huyện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.

+ Bổ sung hạ tầng CNTT và đào tạo nhân lực.

- Năm 2017-2018: Chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả qun lý nhà nước:

+ Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng hệ thống phần mềm quản lý điều hành trong các cơ quan nhà nước.

+ Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ nhân lực ứng dụng CNTT, chú trọng đào tạo nhân lực chuyên trách.

- Năm 2019-2020: Hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp trên môi trường số:

+ Thực hiện đa dạng hóa các tương tác thông tin với các cơ quan hành chính nhà nước, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng.

+ Tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch; rà soát, khắc phục nhũng tồn tại hạn chế.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí thực hiện trên cơ sở nguồn lực của tỉnh, có chính sách ưu tiên cho các dự án trọng điểm, đặc biệt là mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An. Trong giai đoạn 2016-2020 dự kiến kinh phí là: 295,125,800,000 VNĐ (Bng chữ: Hai trăm chín mươi lăm tỷ, một trăm hai mươi lăm triệu, tám trăm ngàn đồng). Phân chia cho các năm như sau:

+ Năm 2016: 6,000,000.000 đồng.

+ Năm 2017: 53,930,320.000 đồng.

+ Năm 2018: 96,065,160.000 đồng.

+ Năm 2019: 95,065,160.000 đồng.

+ Năm 2020: 44,065,160.000 đồng.

- Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ, chương trình mục tiêu về CNTT.

+ Ngân sách địa phương: các nguồn kinh phí trong dự toán hàng năm.

+ Nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.

+ Thực hiện thuê dịch vụ CNTT theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg, ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SThông tin và Truyền thông

- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành ph, thị xã, các doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Hàng năm, xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An trình UBND tnh phê duyệt, Đxuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh xem xét phê duyệt điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch đảm bảo phù hợp với tiến độ và tình hình thực tế thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, cân đối mức ngân sách bố trí cho kế hoạch hàng năm.

- Hướng dẫn các đơn vị nội dung ứng dụng CNTT, nội dung, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấu hình trang thiết bị tin học, đảm bảo đầu tư mua sắm, trang bị đồng bộ, thống nhất.

- Hằng năm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện để rút ra kinh nghiệm.

- Định kỳ 06 tháng một lần, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất các giải pháp kịp thời, cần thiết để bảo đảm việc thực hiện thành công kế hoạch.

2. SNội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, các cơ sở đào tạo triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT thông tin cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc tỉnh.

- Chủ trì xây dựng quy định về thi đua khen thưởng: Đưa kết quả triển khai ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước là một trong nhng tiêu chí xét thi đua hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Chương trình cải cách hành chính.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành liên quan thẩm định báo cáo chủ trương đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định, bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thuộc nhiệm vụ chi đầu tư phát triển từ ngun vốn ngân sách nhà nước hàng năm.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan xây dựng chính sách ưu đãi nhm thu hút vốn đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực CNTT.

4. Sở Tài chính

Trên cơ sở đảm bảo cân đối ngân sách địa phương hàng năm, bố trí ngân sách cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước.

5. Các s, ngành, UBND các huyện, thành, thị

- Trên cơ sở kế hoạch chung của tỉnh, Thủ trưng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 và hàng năm của đơn vị mình.

- Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin & Truyền thông và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, đảm bảo tính thng nht giữa ngành với địa phương và của tỉnh. Trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các địa phương phải bao gồm mục chi riêng cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Căn cứ nội dung Kế hoạch, Thtrưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện, định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo về cơ quan thường trực (Sở Thông tin và Truyền thông) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph (b/c);
-
Bộ TT&TT (b/c);
-
TT Tỉnh y, TT HĐND tnh (b/c);
-
CT, các PCT UBND tnh;
-
CVP, các PVP UBND tỉnh;
-
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, CN (Tú).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Hoa

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG VỀ CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo K
ế hoạch số 653/KH-UBND ngày 7 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)

Đơn vị tính: ngàn đng

STT

Tên dự án

Phân công thực hiện

Phân b kinh phí

Chủ trì

Phối hp

2016

2017

2018

2019

2020

6.000.000

53.930.320

96.065.160

95.065.160

44.065.160

I

Xây dựng khung kiến trúc Chính quyền đin tử Ngh An

STT&TT

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính

 

600.000

 

 

 

II

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tng

 

 

5.000.000

28.330.320

23.065.160

13.065.160

8.065.160

1

Thiết lập, nâng cấp, mở rộng mạng cục bộ; Hoàn thiện mạng diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo kết nối ổn định từ cấp tnh xuống cấp huyện và cấp xã

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã

Sở TT&TT

 

6.130.320

3.065.160

3.065.160

3.065.160

2

Bổ sung máy trạm, máy in cho một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã

Sở TT&TT

3.000.000

3.000.000

3.000.000

3.000.000

 

3

Nâng cấp hệ thng hội nghị truyền hình tỉnh theo chuẩn HD (mở rộng thí điểm đến cấp

Sở TT&TT

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính

 

4.200.000

4.000.000

 

 

4

Nâng cấp hệ thng thư điện tử

Sở TT&TT

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính

 

2.000.000

 

 

 

5

Nâng cấp cổng thông tin điện tử của Tỉnh

Sở TT&TT

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính

 

5.000,000

3.000.000

2.000.000

 

6

Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh theo hướng thuê dịch vụ, tr kinh phí hằng năm

Sở TT&TT

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính

 

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

III

ng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hot động ni b

 

 

0

23.000.000

71.000.000

80.000.000

34.000.000

1

Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành liên thông từ cấp tnh đến cấp huyện và về đến cấp

STT&TT

SKH&ĐT, Sở Tài chính

2.000.000

3.000.000

5.000.000

 

 

2

Xây dựng hệ thng Một ca điện tử liên thông phục vụ công tác qun lý cơ chế một ca và Cổng dịch vụ công trực tuyến tnh Nghệ An theo hướng thuê dịch vụ

STT&TT

VP UBND tnh, Các Sở KH&ĐT, Tài chính, Nội vụ

 

3.000.000

3.000.000

3.000,000

3.000.000

3

Xây dng và triển khai các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin và CSDL (thuộc nhóm ưu tiên 1)

 

 

 

11.000.000

11.000.000

23.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý hộ tịch tư pháp

Sở Tư pháp

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

6.000.000

 

 

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép trong lĩnh vực đt đai (hiện đang được triển khai, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp

STN&MT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

5.000.000

 

-

Hệ thng thông tin và CSDL Quản lý cán bộ công chức

Sở Nội vụ

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

6.000.000

 

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý dự án đầu tư

Sở KH&ĐT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

5.000.000

 

 

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL phần mềm quản lý y tế thng nhất từ cp tnh xung huyện, xã

Sở Y tế

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

3.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược

Sở Y tế

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

5.000.000

 

 

-

Hệ thng thông tin và CSDL quản lý Đăng ký Kinh doanh; cấp phép thành lập chi nhánh VPĐD (Triển khai theo kế hoạch của B KH&ĐT)

Sở KHĐT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

5.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL cấp phép xây dựng

Sở Xây dựng

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

5.000.000

 

-

Hệ thống quản lý cuộc họp (tiếp tục nâng cấp, mở rộng)

VP UBND tnh

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

5.000.000

 

4

Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin và CSDL thuc nhóm ưu tiên 2)

 

 

 

5.000.000

35.000.000

32.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Qun lý các đề tài, dự án và sáng kiến khoa học cấp tỉnh

Sở KH&CN

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

5.000.000

 

 

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý hộ chính sách

Sở LĐTB&XH

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

10.000.000

 

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Qun lý hộ nghèo

Sở LĐTB&XH

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

5.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép lĩnh vc môi trường

Sở TN&MT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

12.000.000

 

-

Hệ thống thông tin quản lý trú và CSDL dân cư tỉnh

Công an tỉnh

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

20.000.000

 

 

-

Hệ thống ứng dụng phục vụ các kỳ họp HĐND và Đoàn ĐB Quốc hi

Văn phòng HĐND tnh

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

5.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý Nông thôn mới

Sở NN&PTNT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

10.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý Khiếu nại tcáo (tiếp tục nâng cp, mở rộng)

VP UBND tỉnh

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

5.000.000

 

 

5

Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng, hệ thng thông tin và CSDL thuộc nhóm Ưu tiên 3)

 

 

 

 

20.000.000

20.000.000

29.000.000

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép các hot động văn hóa

Sở VHTT&DL

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

9.000,000

4.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phép các hot động truyền thông

STT&TT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

 

11.000.000

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ

Sở GD&ĐT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

11.000.000

 

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý học sinh

Sở GD&ĐT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

16.000.000

 

-

Hệ thống thông tin và CSDL Quản lý các cơ sở giáo dc trên đa bàn tỉnh

Sở GD&ĐT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, TT&TT

 

 

 

 

18.000.000

6

Triển khai ứng dụng Chứng thực điện tử và Chữ ký s(thực hiện và nhân rộng dự án khoa học "Xây dựng mô hình ứng dụng thí điểm chữ ký s(CKS) tại một số sở, ngành cấp tnh”

STT&TT

VP UBND tỉnh, sở KH&ĐT, UBND Thành phố Vinh

 

4.000.000

 

 

 

7

Phát triển, triển khai nhân rộng phần mềm shóa đến các cơ quan, đơn vị

STT&TT

Các sở, ngành có phần mềm ứng dụng và dịch vụ công thuộc nhóm ưu tiên 1, 2, 3

 

 

2,000.000

2.000.000

2.000.000

IV

Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho CBCC và hướng dẫn, giới thiệu cho người dân sử dụng và khai thác tiện ích chính quyền điện tử

 

 

1.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

1

Đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công chức, viên chức các cấp về vai trò, tầm quan trọng của chính quyền điện tử

Sở Nội vụ

STT&TT

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

2

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn về công ngh thông tin

Sở Nội vụ

STT&TT

 

 

 

 

 

3

Tổ chức tham quan, khảo sát một số địa phương trong nước và nước ngoài để trao đổi, học tập kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai hệ thống chính quyền đin tử

Sở Nội vụ

Sở TT&TT, các sở, ngành liên quan

 

500.000

500.000

500.000

500.000

4

Quảng bá, truyền thông sâu rộng đến người dân và doanh nghiệp về việc triển khai chính quyền điện tử của tnh

STT&TT

Sở Nội vụ, Đài PTTH, báo Nghệ An và các sở ngành liên quan

 

500.000

500.000

500.000

500.000

V

Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, Chính sách

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng các chính sách về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ thông tin

STT&TT

Các s: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp

 

 

 

 

 

2

Chuẩn hóa quy trình tác nghiệp tại các cơ quan. Chuẩn hóa các quy định về tạo nguồn thông tin, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị

STT&TT

Các s: Nội vụ, Tư pháp

 

 

 

 

 

3

Quy định quản lý các dự án ứng dụng CNTT, sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin trên đa bàn tnh

STT&TT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp

 

 

 

 

 

4

Tạo các cơ chế đthu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghiệp và dịch vụ công ngh thông tin

STT&TT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp

 

 

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác