Công văn 3899/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn thực hiện giáo dục kĩ năng Công dân số cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 3899/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn thực hiện giáo dục kĩ năng Công dân số cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 3899/BGDĐT-GDTH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 30/07/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3899/BGDĐT-GDTH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 30/07/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3899/BGDĐT-GDTH |
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo.
Triển khai thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Kế hoạch số 169/KH-BGDĐT ngày 16/02/2023 về việc triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số ở cấp Tiểu học và Kế hoạch số 102/KH-BGDĐT ngày 26/01/2024 về việc tập huấn triển khai thí điểm giáo dục kỹ năng công dân số ở cấp Tiểu học. Theo đó, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội nghị triển khai, tổ chức tập huấn và thực hiện thí điểm giáo dục kỹ năng công dân số (GD-KNCDS) ở cấp tiểu học tại 10 tỉnh, thành phố tham gia thí điểm. Để triển khai GD-KNCDS đạt được mục tiêu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT tổ chức thực hiện GD-KNCDS trong các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (cơ sở giáo dục) như sau:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của GD-KNCDS trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cấp tiểu học; thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GD-KNCDS; bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức GD-KNCDS cho giáo viên trong các cơ sở giáo dục.
2. Thực hiện hiệu quả GD-KNCDS, “đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm mã nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp Tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số[1]”. Trang bị kỹ năng công dân số giúp học sinh có kỹ năng và năng lực học tập, sông và làm việc an toàn, hiệu quả trong môi trường số ngày càng phát triển.
3. Tổ chức GD-KNCDS trên cơ sở Khung năng lực số dành cho học sinh phổ thông[2] (Khung NLS); phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh tiểu học và điều kiện của nhà trường; đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan; thúc đẩy tổ chức dạy học tích hợp, giáo dục STEM; không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên.
II. NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG CÔNG DÂN SỐ
1. Nội dung giáo dục kỹ năng công dân số
Khung NLS là cơ sở xác định nội dung GD-KNCDS cho mỗi hình thức tổ chức GD-KNCDS. Nội dung GD-KNCDS dành cho cấp Tiểu học bao gồm Chương trình GDPT môn Tin học cấp Tiểu học và các nội dung được xác định dựa trên Khung NLS dành cho học sinh cấp Tiểu học. Các nội dung GD-KNCDS được lựa chọn đáp ứng bảy miền năng lực trong Khung NLS[3] với 26 năng lực thành phần. Mỗi năng lực thành phần được mô tả chi tiết, các mô tả này làm rõ những kiến thức, kỹ năng và mức độ đạt được của học sinh tương ứng với môi miền năng lực và mỗi năng lực thành phần, đảm bảo có thể đo lường được[4].
2. Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng công dân số
2.1. Dạy học môn Tin học Chương trình GDPT 2018
Môn Tin học là môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018. Chương trình được thiết kế nhằm thực hiện vai trò chủ đạo trong việc giáo dục hình thành và phát triển năng lực Tin học với năm thành phần năng lực[5] thông qua mấy chủ đề nội dung[6] và ba mạch kiến thức hòa quyện[7].
Với năm thành phần năng lực, bảy chủ đề nội dung và ba mạch kiến thức hòa quyện đáp ứng 7 miền năng lực của Khung NLS; Chương trình GDPT 2018 môn Tin học có cấu trúc, nội dung đáp ứng Khung NLS. Việc thực hiện dạy học môn Tin học theo Chương trình GDPT 2018 là một hình thức thực hiện GD-KNCDS. Đây là hình thức chủ đạo, cơ bản trong các hình thức GD-KNCDS cho học sinh Tiểu học.
2.2. Tích hợp GD-KNCDS trong dạy học các môn học, hoạt động giáo dục
Trong các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) thuộc Chương trình GDPT 2018 đều hàm chứa những nội dung, cơ hội để hình thành và phát triển năng lực Tin học nói và thực hiện GD-KNCDS cho học sinh. Do đó việc tích hợp nội dung GD-KNCDS vào quá trình dạy học các môn học là một giải pháp khả thi và hiệu quả để thực hiện GD-KNCDS cho học sinh cấp Tiểu học.
Trong dạy học tích hợp GD-KNCDS, người giáo viên có nhiệm vụ nghiên cứu Chương trình môn học, thực hiện tham chiếu Chương trình môn học với Khung NLS để xây dựng kế hoạch dạy học môn học trong đó xác định rõ địa chỉ, nội dung, hình thức tích hợp GD-KNCDS; xây dựng kế hoạch bài dạy đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học đồng thời tích hợp nội dung GD-KNCDS một cách hiệu quả nhằm phát triển một hay nhiều năng lực thành phần thuộc một hay nhiều miền năng lực của Khung NLS. GD-KNCDS tích hợp trong dạy học các môn học ở cấp tiểu học chú trọng cả hình thức tích hợp nội môn và liên môn. Việc thiết kế và tổ chức dạy học bài học tích hợp nội dung GD-KNCDS có thể sử dụng hình thức bài học STEM theo một trong hai tiến trình thiết kế kỹ thuật hay nghiên cứu khoa học.
2.3. Dạy học tăng cường GD-KNCDS
Dạy học tăng cường nội dung GD-KNCDS là thực hiện bổ sung, tăng cường nội dung và thời lượng GD-KNCDS trong kế hoạch giáo dục nhà trường. Trong đó, tăng cường nội dung GD-KNCDS cho học sinh lớp 1, lớp 2 để thực hiện “hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số” đồng thời làm cơ sở để học sinh tiếp cận, học tập thuận lợi môn Tin học ở các lớp 3, lớp 4, lớp 5. Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 tăng cường thời lượng, nội dung theo từng chủ đề, mạch kiến thức, miền năng lực nhằm củng cố, khắc sâu Chương trình GDPT môn Tin học đồng thời tạo điều kiện để học sinh được nghiên cứu, khám phá, đào sâu, mở rộng kiến thức môn Tin học, phát triển năng lực Tin học đáp ứng Khung NLS.
Dạy học tăng cường nội dung GD-KNCDS thường được tổ chức theo bài học/tiết học trên quy mô, phạm vi lớp học của cơ sở giáo dục, có thể dạy trải đều theo số tiết/tuần (1-2 tiết/tuần) hoặc thành các chủ đề theo từng giai đoạn trong năm học. Căn cứ Khung NLS và điều kiện thực tiễn, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tăng cường GD-KNCDS với nội dung và thời lượng phù hợp.
2.4. Tổ chức câu lạc bộ GD-KNCDS
Câu lạc bộ GD-KIDS được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, của các học sinh có năng khiếu, sở trường, sở thích. Nội dung GD-KNCDS cho mỗi câu lạc bộ thượng là các chủ đề, mô đun, mạch nội dung kiến thức thuộc/đáp ứng một hay một số miền năng lực thuộc Khung NLS.
Căn cứ điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục và nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, cơ sở giáo dục lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức các câu lạc bộ phù hợp xây dựng kế hoạch, chương trình câu lạc bộ nhằm tạo các sân chơi sáng tạo giúp học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng từ nhiều lĩnh vực (môn học, chủ đề nội dung); phát huy năng khiếu, sở trường; phát triển năng lực, phẩm chất đáp ứng Khung NLS.
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về vai trò của GD-KNCDS trong hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh theo Chương trình GDPT 2018 để tạo sự đồng thuận, huy động nguồn lực của cộng đồng triển khai thực hiện hiệu quả GD-KNCDS theo Chương trình GDPT cấp tiểu học.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện GD-KNCDS cấp tiểu học tại địa phương phù hợp với điều kiện thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT cấp Tiểu học. Xây dựng kế hoạch, lộ trình; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn; chuẩn bị các điều kiện để triển khai đại trà GD-KNCDS tại địa phương từ năm học 2025 - 2026.
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm điều kiện thực hiện GD-KNCDS trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định.
Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học thực hiện GD-KNCDS bảo đảm chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương; tổ chức thực hiện GD-KNCDS trong các cơ sở giáo dục bằng các hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ sở giáo dục.
Trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương có thể tham khảo nguồn học liệu gồm: tài liệu tập huấn CBQL, giáo viên; các chủ đề/bài học GD-KNCDS cấp tiểu học do các chuyên gia và giáo viên xây dựng đã được Bộ GDĐT đưa lên địa chỉ website http://congdansotieuhoc.edu.vn/thu-vien-tai-lieu để tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên tham khảo, sử dụng trong quá trình thực hiện.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác triển khai GD-KNCDS trên địa bàn, tổng hợp báo cáo Bộ GDĐT.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền; tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm điều kiện thực hiện GD-KNCDS; xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện GD-KNCDS tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ các trường tiểu học tham gia triển khai thực hiện GD-KNCDS:
a) Tiếp tục tăng cường điều kiện về đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, bảo đảm về cơ cấu, trình độ chuyên môn đặc biệt là đội ngũ giáo viên Tin học và các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm thực hiện dạy học môn Tin học và triển khai GD-KNCDS đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
b) Đưa nội dung GD-KNCDS vào kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường (đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,...) và thực tế của địa phương.
c) Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học tích hợp GD-KNCDS, thực hiện ở tất cả các môn học, các khối lớp. Xây dựng kế hoạch thực hiện GD-KNCDS bằng các hình thức Dạy học tăng cường hoặc/và Câu lạc bộ cho các khối lớp phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
d) Huy động các nguồn lực hợp pháp, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định để thực hiện tổ chức GD-KNCDS.
Chỉ đạo, hướng dẫn các CSGD tổ chức sinh hoạt chuyên môn, phân tích, thảo luận, rút kinh nghiệm thường xuyên và xây dựng báo cáo tổng hợp những thuận lợi, khó khăn, những giải pháp và những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai vào cuối mỗi học kì; tổng hợp báo cáo của các cơ sở giáo dục về các nội dung liên quan và báo cáo Sở GDĐT trong quá trình thực hiện.
Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về vai trò của GD-KNCDS trong hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh theo Chương trình GDPT 2018 để tạo sự đồng thuận, huy động nguồn lực của cộng đồng triển khai thực hiện hiệu quả GD-KNCDS theo Chương trình GDPT cấp tiểu học.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện GD-KNCDS theo chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về GD-KNCDS cho CBQL, giáo viên; đẩy mạnh tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề về thực hiện GD-KNCDS để nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc xây dựng và thực hiện kế hoạch; kịp thời phát hiện khó khăn và có các biện pháp xử lý phù hợp, linh hoạt; tổng hợp ý kiến của các tổ chuyên môn và báo cáo Phòng GDĐT.
Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GDĐT khi kết thúc năm học. Trong quá trình triển khai, nếu có những vấn đề vướng mắc, đề nghị các Sở GDĐT phản ánh về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) để kịp thời giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
[2] Khung năng lực số dành cho học sinh phổ thông - Viện KHGD Việt Nam - Bộ GDĐT nghiên cứu dựa trên khung năng lực số của Châu Âu, UNESCO, UNICEF.
[3] 1.Sử dụng các thiết bị kỹ thuật số; 2.Kỹ năng về thông tin và dữ liệu; 3.Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; 4.Sáng tạo sản phẩm số; 5. An toàn kỹ thuật số; 6.Giải quyết vấn đề; 7.Năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan (Khung NLS - viện KHGD Việt Nam-Bộ - GDĐT).
[4] Tài liệu Tập huấn tiền khai giáo dục kỹ năng công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học.
[5] LNa: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; NLb: ứng xử phù hợp trong môi trường số; NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; NLd: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; NLe: Hợp tác trong môi trường số (CTr GDPT 2018 - môn Tin học).
[6] Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức; Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet; Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ tìm kiếm và trao đổi thông tin; Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số; Chủ để E. Ứng dụng tin học; Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính; Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học (CTr GDPT 2018 - môn Tin học).
[7] Học vận số hóa phổ thông (Digital Literacy, viết tắt: DL); Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology, viết tắt: ICT) và Khoa học máy tính (Computer Science, viết tắt: CS) (CTr GDPT 2018 - môn Tin học).
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây