Công văn 336/TCT-TNCN về việc hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2013
Công văn 336/TCT-TNCN về việc hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2013
Số hiệu: | 336/TCT-TNCN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 24/01/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 336/TCT-TNCN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 24/01/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 336/TCT-TNCN |
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2013 thực hiện theo các văn bản dưới đây:
- Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ; Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ; Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính; Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính; Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính; Thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 04/8/2011 của Bộ Tài chính; Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính; Thông tư số 176/2009/TT-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn;
- Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ; Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ; Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn.
Để đảm bảo thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật, Tổng cục Thuế lưu ý một số nội dung về quyết toán thuế TNCN năm 2013 như sau:
I. CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN
1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có ủy quyền. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập trong năm 2013 thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
2. Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì phải quyết toán thuế đối với số thuế TNCN đã khấu trừ chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, hoặc phá sản và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để làm cơ sở cho người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN.
Trường hợp sau khi tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi), người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp), cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.
3. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp, đại lý xổ số thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm c; điểm e, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Riêng trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc làm việc tại Việt Nam, đã thực hiện quyết toán thuế trước ngày 31/12, sau đó cá nhân quay lại Việt Nam và làm việc đến hết năm đó thì cuối năm cá nhân thực hiện quyết toán thuế với thu nhập chịu thuế từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 và được trừ số thuế TNCN đã nộp tại nước ngoài nhưng không vượt quá số thuế phải nộp tính theo Biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài.
4. Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cuối năm nếu có yêu cầu áp dụng thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế thì thực hiện khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần mà không có yêu cầu xác định lại số thuế TNCN theo thuế suất 20% thì không phải quyết toán thuế.
5. Điều kiện “có nhà thuê để ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên” để xác định cá nhân cư trú có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/7/2013. Trước ngày 01/7/2013, điều kiện “có nhà thuê để ở tại Việt Nam” để xác định cá nhân cư trú là 90 ngày. Việc xác định số ngày có nhà thuê để ở căn cứ trên các hợp đồng thuê, kể cả hợp đồng thuê ký trước ngày 01/7/2013. Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế điều kiện “có nhà thuê để ở tại Việt Nam” để xác định cá nhân cư trú của năm 2013 là 183 ngày.
II. ỦY QUYỀN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN
1. Trường hợp ủy quyền quyết toán thuế
1.1. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế đối với phần thu nhập do tổ chức, cá nhân trả trong các trường hợp sau:
- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% hoặc 20% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
Ví dụ 1: Năm 2013, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ với 02 công ty khác là Công ty B, Công ty C. Tại Công ty B có thu nhập là 24 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Tại Công ty C có thu nhập là 30 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Như vậy, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2013 của Ông E nhỏ hơn 10 triệu đồng ((24 triệu đồng + 30 triệu đồng) : 12 tháng = 4,5 triệu đồng/tháng), nếu Ông E thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Ông E ủy quyền quyết toán thuế năm 2013 cho Công ty A. Công ty A chỉ quyết toán thuế thay Ông E đối với phần thu nhập do Công ty A trả.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế TNCN tại nơi có nhà, có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
Ví dụ 2: Năm 2013, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ cho thuê nhà với thời hạn cho thuê là 08 tháng, doanh thu cho thuê là 25 triệu đồng/tháng và đã nộp thuế tại nơi cho thuê. Như vậy, doanh thu cho thuê nhà bình quân trong năm 2013 của Ông E nhỏ hơn 20 triệu đồng ((8 tháng x 25 triệu đồng/tháng) : 12 tháng = 16,6 triệu đồng/tháng), nếu ông E thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập từ cho thuê nhà thì Ông E ủy quyền cho Công ty A quyết toán thuế thay. Công ty A chỉ quyết toán thuế thay cho Ông E đối với phần thu nhập do Công ty A trả.
1.2. Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 04-2/TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).
2. Trường hợp không ủy quyền quyết toán thuế
2.1. Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo hướng dẫn tại điểm 1 nêu trên nhưng đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).
2.2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo hướng dẫn tại điểm 1 nêu trên, nhưng thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN theo quy định thì trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong năm, cụ thể một số trường hợp không ủy quyền quyết toán thuế TNCN như sau:
- Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% hoặc 20% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế.
Ví dụ 3: Năm 2013, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ với 02 công ty khác là Công ty B, Công ty C. Tại Công ty B có thu nhập là 10 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Tại Công ty C có thu nhập là 1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế. Như vậy, trong năm 2013 Ông có một khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nếu Ông E thuộc diện quyết toán thuế thì Ông E không ủy quyền quyết toán tại Công ty A, mà trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
- Cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị; vừa có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã khấu trừ thuế; vừa có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế TNCN tại nơi cho thuê thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế.
Ví dụ 4: Năm 2013, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập vãng lai và cho thuê nhà. Thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2013 dưới 10 triệu đồng đã khấu trừ thuế. Doanh thu từ cho thuê nhà bình quân tháng trong năm 2013 dưới 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi cho thuê. Như vậy, nếu Ông E thuộc diện phải quyết toán thuế thì không ủy quyền quyết toán cho Công ty A mà trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
3. Trường hợp điều chỉnh sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế
Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) … của Bảng kê 05A/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Các khoản giảm trừ gia cảnh để xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính; Điều 2 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính; khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, cụ thể một số nội dung như sau:
1. Về việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Riêng đối với cá nhân cư trú là người nước ngoài thì việc tính giảm trừ gia cảnh thực hiện theo hướng dẫn tại tiết c.1.2, điểm c, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Ví dụ 5: Giả sử từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013 ông G không có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2013 ông G có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động không kỳ hạn để làm việc tại Công ty Y thì trong năm 2013 ông G được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 7/2013 đến hết tháng 12/2013 (tương ứng với tháng có phát sinh thu nhập). Nếu ông G thực hiện quyết toán (ủy quyền quyết toán hoặc trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế) thì ông G được tính giảm trừ cho bản thân đủ 12 tháng.
2. Về việc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, cụ thể một số trường hợp như sau:
- Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại.
- Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh, cá nhân đăng ký lại tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.
Ví dụ 6: Giả sử tháng 3/2013 bà K sinh con, tháng 6/2013 bà K đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu 16/ĐK-TNCN bà K khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 3/2013 thì trong năm bà K được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 6/2013, khi quyết toán bà K được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 3/2013 đến hết tháng 12/2013 mà không phải đăng ký lại.
Ví dụ 7: Giả sử tháng 3/2013 bà K sinh con, tháng 6/2013 bà K đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu 16/ĐK-TNCN bà K khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 6/2013 thì trong năm bà K được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 6/2013, khi quyết toán để được tính lại theo thực tế phát sinh từ tháng 3/2013 thì bà K phải đăng ký lại theo thực tế phát sinh tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.
- Trường hợp người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người phụ thuộc khác hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (như: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì…) thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12/2013, nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh quá thời hạn nêu trên người nộp thuế không được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc đó cho năm 2013.
3. Điều kiện để xác định người khuyết tật, không có khả năng lao động là người phụ thuộc
Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính là những người thuộc diện điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo và không có khả năng lao động. Bệnh hiểm nghèo được áp dụng theo Danh mục ban hành kèm theo công văn số 16662/BTC-TCT ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính.
IV. XÁC ĐỊNH THU NHẬP TÍNH THUẾ TNCN
1. Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ
- Giai đoạn từ tháng 01/2013 đến hết tháng 6/2013
Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính, công văn số 12501/BTC-CST ngày 20/9/2010 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn.
- Giai đoạn từ tháng 7/2013 đến hết tháng 12/2013
Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, công văn số 8355/BTC-TCT ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính, công văn số 8817/BTC-TCT ngày 08/7/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn.
2. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế bình quân tháng của năm 2013 được xác định bằng tổng thu nhập cả năm 2013 (12 tháng) trừ (-) tổng các khoản giảm trừ của cả năm sau đó chia cho 12 tháng, cụ thể như sau:
Thu nhập tính thuế bình quân tháng |
= |
Tổng thu nhập chịu thuế |
- |
Tổng các khoản giảm trừ |
12 tháng |
Ví dụ 8: Năm 2013, Ông E là cá nhân cư trú có thu nhập trong 06 tháng đầu năm là 20 triệu đồng/tháng, có tính giảm trừ cho bản thân và 01 người phụ thuộc; trong 06 tháng cuối năm Ông E có thu nhập là 10 triệu đồng/tháng, có tính giảm trừ cho bản thân và 01 người phụ thuộc. Ngoài các khoản giảm trừ gia cảnh Ông E không có khoản giảm trừ nào khác. Như vậy, nếu cuối năm Ông E thuộc diện quyết toán thuế thì thu nhập tính thuế bình quân tháng trong năm 2013 được xác định như sau:
- Tổng thu nhập chịu thuế:
(20 triệu đồng x 6 tháng) + (10 triệu đồng x 6 tháng) = 180 triệu đồng.
- Tổng các khoản giảm trừ:
(4 triệu đồng + 1,6 triệu đồng) x 6 tháng + (9 triệu đồng + 3,6 triệu đồng) x 6 tháng = 109,2 triệu đồng.
- Thu nhập tính thuế năm 2013:
180 triệu đồng – 109,2 triệu đồng = 70,8 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế bình quân tháng năm 2013:
70,8 triệu đồng: 12 tháng = 5,9 triệu đồng
3. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập có thuế TNCN
Việc quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập có thuế TNCN được thực hiện như sau:
- Giai đoạn từ tháng 01/2013 đến hết tháng 6/2013: áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Giai đoạn từ tháng 7/2013 đến hết tháng 12/2013: áp dụng theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Ví dụ 9: tại Phụ lục 01 (đính kèm công văn này)
V. THỦ TỤC KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN
1. Hồ sơ khai quyết toán thuế
Hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN năm 2013 thực hiện theo các mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính, cụ thể một số nội dung như sau:
- Trường hợp tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp trong năm 2013 có chi trả thu nhập cho cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp thì đến cuối năm thực hiện quyết toán đối với tổng thu nhập chịu thuế và số thuế TNCN đã khấu trừ của cá nhân bán hàng đa cấp trong năm theo Tờ khai mẫu số 02/KK-BH, Bảng kê mẫu số 02/BK-BH ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính và thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02; Phụ lục 03 (đính kèm công văn này)
- Trường hợp theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan chi trả thu nhập cấp hoặc bản chụp chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế
2.1. Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập
Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2013 đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
2.2. Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2013 đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c.2, khoản 2 và điểm c.2, khoản 5, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, cụ thể một số nội dung như sau:
- Theo hướng dẫn tại tiết c.2.2, điểm c, khoản 2, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính thì “Trường hợp cá nhân kinh doanh ở nhiều nơi thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cấp mã số thuế đầu tiên cho cá nhân kinh doanh.” Nơi cấp mã số thuế đầu tiên là cơ quan thuế đầu tiên đã cấp mã số thuế cho cá nhân.
Ví dụ 10: Ông E có cơ sở kinh doanh tại Quận A, đồng thời có thêm cơ sở kinh doanh tại Quận B. Cơ quan thuế Quận A là nơi đầu tiên cấp mã số thuế cho Ông E thì Ông E thực hiện quyết toán thuế tại cơ quan thuế Quận A.
Trường hợp cá nhân được cấp mã số thuế tại thời điểm cá nhân không phải là cá nhân kinh doanh, sau đó phát sinh hoạt động kinh doanh thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế quản lý nơi kinh doanh đầu tiên. Trường hợp nơi kinh doanh đầu tiên đã ngừng hoạt động thì nơi nộp hồ sơ quyết toán là nơi kinh doanh kế tiếp đang hoạt động.
Ví dụ 11: Ông E được cấp MST từ năm 2000 do có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại TP. Hà Nội, đến năm 2012 Ông E là chủ hộ kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh, và năm 2013 có thêm cơ sở kinh doanh tại tỉnh Đồng Nai thì nơi nộp hồ sơ quyết toán là tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh. Trường hợp năm 2013 cơ sở kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh không còn hoạt động nữa thì nơi quyết toán là cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh tại tỉnh Đồng Nai.
- Trường hợp cá nhân cư trú tại nhiều nơi và thuộc diện quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú thì cá nhân lựa chọn một nơi cư trú để quyết toán thuế.
Ví dụ 12: Năm 2013 Ông E đăng ký thường trú tại TP. Hà Nội, đồng thời có đăng ký tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh, nếu Ông E thuộc diện quyết toán tại nơi cư trú thì Ông E có thể lựa chọn nộp hồ sơ quyết toán tại TP. Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh.
VI. THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập và cá nhân thuộc diện khai quyết toán thuế nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
1. Việc hoàn thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, theo đó, hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập không bao gồm tờ khai quyết toán thuế TNCN.
2. Việc hoàn thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế; cá nhân có thu nhập từ kinh doanh; cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 46 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính và Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
VIII. ỨNG DỤNG CNTT CHO QUYẾT TOÁN NĂM 2013
1. Về nâng cấp các ứng dụng CNTT phục vụ quyết toán thuế TNCN
Theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính thì hồ sơ khai quyết toán thuế năm 2013 tiếp tục áp dụng theo các mẫu tờ khai quyết toán đã được ban hành trong Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính. Do vậy, các phần mềm hỗ trợ người nộp thuế khai thuế và ứng dụng quản lý thuế TNCN (QLT_TNCN) sẽ chỉ nâng cấp để thay đổi công thức tính thuế liên quan theo chính sách mới tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
- Các ứng dụng thuộc phạm vi nâng cấp: Hỗ trợ kê khai (HTKK), Khai thuế qua mạng (iHTKK), hỗ trợ quyết toán thuế TNCN (QTT TNCN), Quản lý thuế TNCN (QLT-TNCN)
- Nội dung nâng cấp ứng dụng đáp ứng quy định nghiệp vụ: Thay đổi công thức tính thuế trên các mẫu tờ khai quyết toán thuế TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính đối với các chỉ tiêu liên quan đến quy định tính giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
- Kế hoạch triển khai ứng dụng:
+ Ngày 22/01/2014: Triển khai các phiên bản nâng cấp các ứng dụng: Hỗ trợ kê khai (HTKK), hỗ trợ quyết toán thuế TNCN (QTT TNCN). Riêng ứng dụng Khai thuế qua mạng (iHTKK) dự kiến nâng cấp từ ngày 06/02/2014.
+ Ngày 16/02/2014: Triển khai phiên bản nâng cấp ứng dụng Quản lý thuế TNCN (QLT-TNCN)
2. Yêu cầu về việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ quyết toán thuế năm 2013
Hệ thống Quản lý thuế TNCN (QLT-TNCN) đã hoàn thành việc triển khai rộng trên phạm vi toàn quốc vào tháng 10/2012 là cơ sở hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan thuế xử lý dữ liệu quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN. Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế:
- Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận và truyền dữ liệu tờ khai quyết toán TNCN vào cơ sở dữ liệu quyết toán thuế TNCN tập trung tại Tổng cục Thuế để ghi nhận, hạch toán đầy đủ tờ khai vào hệ thống QLT-TNCN làm cơ sở cho việc xử lý, kiểm tra dữ liệu quyết toán thuế TNCN tại cơ quan thuế. Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ quyết toán thuế về cơ bản là quy trình Tổng cục Thuế đã tập huấn cho các Cục Thuế trong năm 2009. Tuy nhiên, để hỗ trợ thêm cho cơ quan thuế trong việc kiểm soát dữ liệu, Tổng cục Thuế sẽ thay đổi một số giải pháp kỹ thuật và cập nhật lại một số bước trong Quy trình. Quy trình sửa đổi bổ sung sẽ được thông báo cho các cơ quan thuế và đăng tải lên các trang thông tin điện tử của ngành thuế để thông báo cho người nộp thuế và cán bộ thuế vào thời điểm triển khai các ứng dụng.
- Cơ quan thuế hướng dẫn người nộp thuế các hình thức nộp tờ khai quyết toán thuế đối với các trường hợp cụ thể như sau:
+ Đối với người nộp thuế đã đăng ký và khai quyết toán thuế TNCN qua mạng (iHTKK) thì không phải nộp tờ khai giấy do đã sử dụng chữ ký số nên đảm bảo tính pháp lý khi gửi tờ khai.
+ Đối với người nộp thuế chưa đăng ký khai thuế qua mạng thì cơ quan thuế hướng dẫn, khuyến khích người nộp thuế bên cạnh gửi tờ khai quyết toán thuế bản giấy (là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế xác định việc hoàn thành nghĩa vụ kê khai quyết toán thuế của người nộp thuế) thì đồng thời gửi tờ khai bản mềm (file dữ liệu) tới cơ quan thuế qua trang Website: http://tncnonline.com.vn hoặc gửi trực tiếp tại cơ quan thuế nhằm giảm tải việc xử lý dữ liệu của cơ quan thuế, thuận lợi cho người nộp thuế khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Trường hợp người nộp thuế chỉ nộp tờ khai giấy đến cơ quan thuế thì cơ quan thuế sử dụng các chức năng của hệ thống QLT-TNCN để nhập trực tiếp và hạch toán dữ liệu quyết toán của người nộp thuế.
Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và nội dung hướng dẫn tại văn bản này để triển khai, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn, cụ thể một số nội dung như sau:
1. Nội dung tuyên truyền
1.1. Cơ quan thuế các cấp tổ chức tập huấn các nội dung chính sách thuế liên quan đến việc quyết toán thuế TNCN năm 2013 cho các tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
1.2. Tuyên truyền và hướng dẫn người nộp thuế thực hiện tập trung vào các nội dung:
- Các trường hợp phải quyết toán thuế;
- Hồ sơ, thủ tục quyết toán thuế;
- Lập và gửi hồ sơ quyết toán thuế;
- Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế;
- Cách tính thuế TNCN.
2. Biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ
Cục Thuế căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương lựa chọn các hình thức dưới đây để tổ chức thực hiện việc tuyên truyền pháp luật về thuế TNCN phục vụ cho việc quyết toán thuế:
- Trực tiếp tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế về quyết toán thuế TNCN.
- Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn để tuyên truyền, giải đáp về pháp luật thuế TNCN.
- Tuyên truyền, động viên khuyến khích người nộp thuế gửi hồ sơ quyết toán thuế TNCN qua mạng internet.
- Áp dụng các hình thức để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế như: bố trí địa điểm, bàn ghế, máy tính, nhân sự phù hợp; sử dụng công cụ truyền thông hoặc trực tiếp hướng dẫn và giải đáp vướng mắc về chính sách thuế TNCN và nội dung quyết toán thuế, thủ tục, hồ sơ quyết toán thuế (mẫu tờ khai); hỗ trợ lập tờ khai, gửi hồ sơ quyết toán thuế; đối với địa phương có nhiều người nước ngoài trực tiếp đến cơ quan thuế nộp hồ sơ quyết toán thuế cần có bộ phận hỗ trợ riêng, …
Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế phản ánh về Tổng cục Thuế để có hướng dẫn xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Ban hành kèm công văn số 336/TCT-TNCN ngày 24/01/2014 của Tổng cục Thuế)
Ví dụ 9: Năm 2013, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông D và Công ty X thì Ông D được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng, ngoài tiền lương Ông D được công ty X trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng, thuê nhà cho ông ở với giá thuê là 6 triệu đồng/tháng. Ông D phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty X chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông D.
Trong năm, Ông D chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm 2013 của Ông D như sau:
* Giai đoạn từ tháng 01/2013 đến hết tháng 6/2013
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi hàng tháng:
31,5 triệu đồng - 4 triệu đồng = 27,5 triệu đồng
- Thu nhập sau quy đổi hàng tháng (xác định theo Phụ lục):
(27,5 triệu đồng - 3,25 triệu đồng)/0,75 ≈ 32,333 triệu đồng
- Xác định tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế hàng tháng:
+ Tổng thu nhập chịu thuế không có tiền thuê nhà:
32,333 triệu đồng + 4 triệu đồng + 1 triệu đồng = 37,333 triệu đồng
+ 15% tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
15% x 37,333 triệu đồng ≈ 5,6 triệu đồng.
Vậy tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế hàng tháng là 5,6 triệu đồng
- Tổng thu nhập chịu thuế hàng tháng:
37,333 triệu đồng + 5,6 triệu đồng = 42,933 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế hàng tháng:
42,933 triệu đồng - 4 triệu đồng - 1,5 triệu đồng = 37,433 triệu đồng
* Giai đoạn từ tháng 7/2013 đến hết tháng 12/2013
Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng - 9 triệu đồng - 1,5 triệu đồng = 22 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục):
(22 triệu đồng - 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
- Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
25,4375 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 35,9375 triệu đồng/tháng
- 15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
35,9375 triệu đồng x 15% = 5,390 triệu đồng/tháng
Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 5,390 triệu đồng/tháng
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế
- Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng - 9 triệu đồng - 1,5 triệu đồng = 27,39 triệu đồng/tháng
- Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục):
(27,39 triệu đồng - 3,25 triệu đồng)/0,75 = 32,187 triệu đồng/tháng
- Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông D:
32,187 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 42,687 triệu đồng/tháng
* Tổng thu nhập chịu thuế năm 2013:
6 tháng x 42,933 triệu đồng + 6 tháng x 42,687 triệu đồng = 513,72 triệu đồng.
- Tổng các khoản giảm trừ năm 2013:
4 triệu đồng x 6 tháng + 9 triệu đồng x 6 tháng + 1,5 triệu đồng x 12 tháng = 96 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế năm 2013:
513,72 triệu đồng - 96 triệu đồng = 417,72 triệu đồng
- Thuế TNCN phải nộp năm 2013:
(60 triệu đồng x 5%) + (120 triệu đồng - 60 triệu đồng) x 10% + (216 triệu đồng - 120 triệu đồng) x 15% + (384 triệu đồng - 216 triệu đồng) x 20% + (417,72 triệu đồng - 384 triệu đồng) x 25% = 65,43 triệu đồng
Hoặc:
[(417,72 triệu đồng : 12 tháng) x 25% - 3,25 triệu đồng] x 12 tháng = 65,43 triệu đồng.
(Ban hành kèm công văn số 336/TCT-TNCN ngày 24/01/2014 của Tổng cục Thuế)
HƯỚNG DẪN KHAI TỜ KHAI SỐ 02/KK-BH
Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính; Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ
[01] Kỳ tính thuế: Ghi theo năm của kỳ thực hiện khai thuế.
[02] Lần đầu: Nếu khai quyết toán thuế lần đầu thì đánh dấu (x) vào ô vuông.
[03] Bổ sung lần thứ: Nếu khai sau lần đầu thì được xác định là khai bổ sung và đánh số lần khai bổ sung vào ô vuông.
[04] Tên người nộp thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ tên của Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp.
[05] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
[06], [07], [08]: Ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ trụ sở của Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
[09], [10], [11]: Ghi rõ ràng, đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email của Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp (nếu không có thì bỏ trống).
[12] Tên đại lý thuế (nếu có): Trường hợp Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp ủy quyền khai quyết toán thuế cho Đại lý thuế thì phải ghi rõ ràng, đầy đủ tên của Đại lý thuế theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Đại lý thuế.
[13] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của Đại lý thuế theo Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
[14], [15], [16]: Ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ trụ sở của Đại lý thuế theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc địa chỉ thường trú (đối với cá nhân).
[17], [18], [19] Ghi rõ ràng, đầy đủ số điện thoại, số fax, địa chỉ email của Đại lý thuế (nếu không có thì bỏ trống).
[20] Hợp đồng đại lý thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ số, ngày của Hợp đồng đại lý thuế giữa Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp với Đại lý thuế (hợp đồng đang thực hiện).
[21] Tổng số đại lý bảo hiểm trong kỳ: Là tổng số cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp được trả thu nhập trong kỳ. Chỉ tiêu này bằng tổng số cá nhân trong kỳ tại chỉ tiêu [06] Phụ lục 02/BK-BH.
[22] Tổng thu nhập trả cho đại lý bảo hiểm trong kỳ: Là tổng thu nhập trả cho cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Chỉ tiêu này bằng chỉ tiêu [14] Phụ lục 02/BK-BH.
[23] Tổng số cá nhân thuộc diện khấu trừ thuế trong kỳ: Là tổng số cá nhân có thu nhập từ tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp đến mức khấu trừ thuế. Chỉ tiêu này bằng tổng số dòng tại chỉ tiêu [13] Phụ lục 02/BK-BH > 0.
[24] Tổng thu nhập trả cho cá nhân thuộc diện khấu trừ thuế: Là tổng các khoản thu nhập mà tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp đã trả cho cá nhân thuộc diện khấu trừ thuế. Chỉ tiêu này bằng tổng các dòng tại chỉ tiêu [10] Phụ lục 02/BK-BH ứng với chỉ tiêu [13] > 0.
[25] Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ: Là tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của các cá nhân. Chỉ tiêu này bằng chỉ tiêu [17] Phụ lục 02/BK-BH.
(Ban hành kèm công văn số 336/TCT-TNCN ngày 24/01/2014 của Tổng cục Thuế)
HƯỚNG DẪN KHAI TỜ KHAI SỐ 02/BK-BH
Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính; Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ
[01] Kỳ tính thuế: Ghi theo năm của kỳ thực hiện khai thuế.
[02] Tên người nộp thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ tên của Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
[03] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế hoặc Thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
[04] Tên đại lý thuế (nếu có): Trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền khai quyết toán thuế cho Đại lý thuế thì phải ghi rõ ràng, đầy đủ tên của Đại lý thuế theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Đại lý thuế.
[05] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của Đại lý thuế theo Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
[06] STT: Ghi rõ số thứ tự từ nhỏ đến lớn.
[07] Họ và tên đại lý: Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp mà Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp trả thu nhập trong kỳ, kể cả cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế.
[08] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp theo thông báo mã số thuế hoặc thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
[09] Số CMND/Hộ chiếu: Ghi số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân chưa có mã số thuế.
[10] Thu nhập chịu thuế: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm: hoa hồng đại lý, các khoản thưởng dưới các hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản khác mà cá nhân nhận được từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
[11] Thu nhập làm căn cứ tính giảm thuế: Là khoản thu nhập chịu thuế mà Tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp đã trả cho cá nhân do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ.
[12] Số thuế được giảm: Là số thuế được giảm trong kỳ của cá nhân nếu có bán hàng đa cấp trong khu kinh tế. Chỉ tiêu này = {([10] x Thuế suất theo Biểu thuế lũy tiến áp dụng cho cá nhân làm đại lý bảo hiểm và cá nhân bán hàng đa cấp) x ([11] / [10])} x 50%.
[13] Số thuế đã khấu trừ: Là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp đã khấu trừ của cá nhân trong kỳ.
[14] Tổng số thu nhập chịu thuế: Chỉ tiêu này bằng tổng cột chỉ tiêu [10].
[15] Tổng số thu nhập làm căn cứ tính giảm thuế: Chỉ tiêu này bằng tổng cột chỉ tiêu [11].
[16] Tổng số thuế được giảm: Chỉ tiêu này bằng tổng cột chỉ tiêu [12].
[17] Tổng số thuế đã khấu trừ: Chỉ tiêu này bằng tổng cột chỉ tiêu [13].
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây