177488

Công văn 943/LĐTBXH-BTXH hướng dẫn triển khai chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

177488
LawNet .vn

Công văn 943/LĐTBXH-BTXH hướng dẫn triển khai chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 943/LĐTBXH-BTXH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành: 11/04/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 943/LĐTBXH-BTXH
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành: 11/04/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 943/LĐTBXH-BTXH
V/v Hướng dẫn triển khai chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001-2010

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2001

 

Kính gửi:

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Thực hiện Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương xây dựng và tổ chức triển khai chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với những nội dung sau:

I- Mục tiêu chương trình

1- Mục tiêu tổng quát

- Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em.

- Ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

- Bảo vệ trẻ em không bị xâm hại bởi các tệ nạn xã hội; phòng ngừa bạo lực đối với trẻ em; chống mọi sự phân biệt đối xử với trẻ em.

- Phòng ngừa để giảm đến mức thấp nhất số trẻ em bị lây nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS.

2- Giai đoạn 2001-2005

- Hạn chế sự phát sinh trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

- Đảm bảo 80% số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc vào năm 2005.

- Giảm đến mức thấp nhất số trẻ em bị tai nạn thương tích.

- Số trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật chỉnh hình đạt 90% vào năm 2005.

- Số trẻ em khuyết tật được hỗ trợ phục hồi chức năng đạt 65% vào năm 2005.

- Số trẻ em lang thang kiếm sống và trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại giảm 70% vào năm 2005.

- Giảm dần số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị mua bán.

- Số trẻ em bị nghiện ma tuý giảm 70% vào năm 2005.

3- Giai đoạn 2005 - 2010

- Đảm bảo 100% số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc vào năm 2010.

- Số trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật chỉnh hình đạt 95% vào năm 2010.

- Số trẻ em khuyết tật được hỗ trợ phục hồi chức năng đạt 70% vào năm 2010.

- Số trẻ em lang thang kiếm sống và trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại giảm 90% vào năm 2010.

- Giảm cơ bản số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị mua bán.

- Số trẻ em bị nghiện ma tuý giảm 90% vào năm 2010.

- Phòng ngừa để giảm đến mức thấp nhất số trẻ em bị lây nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS.

- 80% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học hết tiểu học và số còn lại học hết cấp 3 vào năm 2010.

4- Những mục tiêu cụ thể năm 2001

- 75% trẻ em mồ côi được chăm sóc.

- 50% trẻ em tàn tật được phục hồi chức năng.

- 82% trẻ em tàn tật được phẫu thuật, chỉnh hình.

- Trẻ em lang thang giảm 10% so với năm 2000.

- Trẻ em bị xâm hại tình dục giảm 15%.

- Trẻ em nghiện hút giảm 10%.

- 18% trẻ em đặc biệt khó khăn được trợ cấp xã hội và 75% được chăm sóc dưới các hình thức khác nhau (học văn hóa, học nghề tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tư vấn hồi gia...)

- Phòng ngừa và hạn chế số trẻ em bị lây nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS.

II- Tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

1- Tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Những kết quả cụ thể mặt được, mặt chưa được.

- Những nguyên nhân.

- Những khó khăn tồn tại.

2- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi gia đình, người dân trong cộng đồng, nhà trường và chính bản thân trẻ em về phòng ngừa, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; về trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ, của chính quyền đoàn thể, về tác hại và hậu quả của việc đi lang thang kiếm sống, của các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm) thông qua các hình thức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3- Tổ chức thực hiện tốt chính sách của Nhà nước đã ban hành liên quan đến việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang, trẻ em con hộ quá nghèo, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị hậu quả chất độc hóa học...) chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên, chính sách khám chữa bệnh miễn phí; chính sách miễn, giảm học phí; chính sách dạy nghề tạo việc làm, chính sách phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật.

4- Đẩy mạnh phong trào chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sâu rộng trong cộng đồng giúp các em có cơ hội sống trong môi trường an toàn và thương yêu như phong trào đỡ đầu trẻ em có khó khăn, giúp học sinh nghèo vượt khó, phong trào hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em bằng nhiều hoạt động phong phú.

5- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề và tạo việc làm.

- Tạo cơ hội cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đi học bằng cách mở các lớp học tình thương, phát triển hệ thống giáo dục linh hoạt.

- Hỗ trợ học phí, các khoản đóng góp chi phí đào tạo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi học ở các trường dạy nghề, cơ sở đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp cao đẳng và đại học.

- Cần có chính sách khuyến khích các cơ sở tư nhân dạy nghề tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ kinh phí để các cơ sở thu hút trẻ em đến tuổi lao động vào làm việc.

6- Phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật tại cộng đồng.

- Mở rộng mô hình phục hồi chức năng tại cộng đồng. Phối hợp với các cơ quan liên quan như ngành y tế... tập huấn cho các tình nguyện viên, người thân trong gia đình có trẻ em tàn tật những kỹ năng cần thiết để phục hồi cho trẻ tàn tật.

- Có cơ chế khuyến khích kết hợp với phục hồi chức năng ở các trung tâm với phục hồi chức năng ở cộng đồng.

7- Tập huấn cán bộ.

- Tập huấn cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cấp cơ sở nắm vững chủ trương, chính sách của Nhà nước, cách tổ chức triển khai công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cơ sở.

8- Hỗ trợ gia đình.

- Tiến hành các biện pháp hỗ trợ gia đình có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua việc lồng ghép với chương trình xóa đói giảm nghèo, việc làm (cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn), chương trình chống suy dinh dưỡng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác ở địa phương.

9- Phát triển mô hình bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hiệu quả.

- Tập trung phát triển và nhân rộng các mô hình trợ giúp có hiệu quả tại cộng đồng.

- Duy trì một số cơ sở Bảo trợ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở Bảo trợ xã hội theo hướng mở và tự quản để chăm sóc các em chưa có điều kiện hồi gia.

10- Điều tra, khảo sát xây dựng hệ thống thông tin số liệu.

- Tổ chức khảo sát, thống kê các đối tượng và nắm chắc tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các địa bàn, khu dân cư (số lượng, hoàn cảnh).

- Lập sổ theo dõi quản lý đối tượng Bảo trợ xã hội trong đó có trẻ em đặc biệt khó khăn.

12- Tăng cường kiểm tra, giám sát.

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức kiểm tra, thanh tra ở cơ sở.

- Có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên...) nhằm mục đích lồng ghép các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

13- Kinh phí để thực hiện

- Nguồn kinh phí chương trình chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn đã được bố trí trong ngân sách cho các địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải lập kế hoạch cụ thể trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Nguồn lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Nguồn huy động từ các khoản đóng góp của cộng đồng.

- Nguồn tài trợ quốc tế.

Trên đây là một số nội dung triển khai chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001-2010. Đề nghị các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và khả năng kinh phí lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp để xây dựng chương trình kế hoạch chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm 2001 và giai đoạn 2001-2010.

Trong quá trình tổ chức triển khai và thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

K/T BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác