Công văn số 2108/TCT-HTQT về việc áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản của Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn số 2108/TCT-HTQT về việc áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản của Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 2108/TCT-HTQT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Lê Hồng Hải |
Ngày ban hành: | 01/06/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2108/TCT-HTQT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Lê Hồng Hải |
Ngày ban hành: | 01/06/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2108/TCT-HTQT |
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2009 |
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Đồng Nai
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 09-10/CV-SCVN/FZ ngày 10/04/2009 của Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam về việc khiếu nại công văn số 648/CT.KK-KTT ngày 12/3/2009 của Cục thuế liên quan đến việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của Công ty Sumitomo Corporation (Nhật Bản) (SC Nhật Bản) cho Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam (SC Việt Nam) trong Công ty Tôn Phương Nam là thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, do đó sẽ áp dụng quy định tại Điều 13, Hiệp định thuế Việt Nam và Nhật Bản.
Căn cứ theo các quy định của Điều 13 thì thu nhập từ chuyển nhượng vốn của SC Nhật Bản cho SC Việt Nam trong Công ty Tôn Phương Nam không được áp dụng các Khoản sau đây:
- Khoản 1 do cổ phần của SC Nhật Bản trong Công ty Tôn Phương Nam không được coi là bất động sản theo như quy định tại Khoản này.
- Khoản 2 vì tỷ lệ vốn do SC Nhật Bản nắm giữ trong Công ty Tôn Phương Nam là 20% chưa đủ tỷ lệ 25%.
- Khoản 4 vì Công ty Tôn Phương Nam không phải là cơ sở thường trú của SC Nhật Bản tại Việt Nam.
- Khoản 5 vì đây là trường hợp chuyển nhượng vốn, không phải là chuyển nhượng tàu thuỷ, máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế.
Như vậy, thu nhập từ chuyển nhượng vốn của SC Nhật Bản cho SC Việt Nam trong Công ty Tôn Phương Nam sẽ áp dụng theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 6 của Điều 13.
- Tại Khoản 3, Điều 13 quy định: “Mặc dù có những quy định của Khoản 2, lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng cổ phiếu do một công ty phát hành nhưng không được mua bán thường xuyên trên thị trường chứng khoán được chấp nhận của một Nước ký kết, hoặc từ việc chuyển nhượng quyền lợi trong một tổ chức hùn vốn, một tổ chức tín thác hay bất động sản, có thể bị đánh thuế ở Nước ký kết nơi tài sản của công ty, tổ chức hùn vốn, tổ chức tín thác hay bất động sản đó bao gồm chủ yếu các bất động sản đặt tại Nước ký kết đó”.
Căn cứ theo quy định nêu trên, SC Nhật Bản có thể bị đánh thuế tại Việt Nam nếu thoả mãn một trong hai Điều kiện sau:
+ Công ty Tôn Phương Nam có cổ phiếu/cổ phần được mua bán thường xuyên trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
+ Bất động sản chiếm chủ yếu trong giá trị tài sản của Công ty Tôn Phương Nam.
Đối với Điều kiện thứ nhất: tại hồ sơ, SC Việt Nam đã khẳng định Công ty Tôn Phương Nam là một công ty TNHH, không phát hành cổ phiếu/cổ phần nên không có cổ phiếu/cổ phần được mua bán thường xuyên trên thị trường chứng khoán của Việt Nam.
Đối với Điều kiện thứ hai: để có cơ sở xem xét Điều kiện liên quan đến tỷ lệ bất động sản trong tổng giá trị tài sản của Công ty Tôn Phương Nam thì cần phải căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của Công ty Tôn Phương Nam tại thời Điểm chuyển nhượng vốn (tháng 2/2008). Tuy nhiên, SC Việt Nam mới chỉ nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán tính đến ngày 31/12/2007. Do đó, đề nghị Cục thuế yêu cầu SC Việt Nam bổ sung Bảng cân đối kế toán của Công ty Tôn Phương Nam tại thời Điểm chuyển nhượng vốn. Trên cơ sở đó, đề nghị Cục thuế kiểm tra, xem xét việc chuyển nhượng vốn của SC Nhật Bản có thuộc phạm vi áp dụng Khoản 3, Điều 13 của Hiệp định hay không.
Liên quan đến bất động sản chiếm chủ yếu trong giá trị tài sản thì trường hợp tỷ lệ bất động sản chiếm trên 50% tổng giá trị tài sản do Công ty Tôn Phương Nam sở hữu tại thời Điểm chuyển nhượng vốn thì SC Nhật Bản phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 3, Điều 13 của Hiệp định. Trường hợp tỷ lệ bất động sản chiếm từ 50% trở xuống thì thu nhập từ chuyển nhượng vốn của SC Nhật Bản không thuộc phạm vi áp dụng của Khoản 3 Điều 13, và khi đó sẽ thuộc phạm vi áp dụng Khoản 6, Điều 13 của Hiệp định.
- Khoản 6, Điều 13 quy định lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào ngoài những tài sản được đề cập tại Khoản 5, Điều 12 và các Khoản trên của Điều này sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nhật Bản.
2. Về thủ tục áp dụng Hiệp định thuế
Thủ tục áp dụng Hiệp định thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được thực hiện theo quy định tại Điểm 1.1, Mục II, phần D, Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính.
Căn cứ theo hồ sơ do SC Việt Nam gửi Tổng cục Thuế, các tài liệu (trừ Bảng cân đối kế toán tại thời Điểm chuyển nhượng vốn chưa có) đã đáp ứng yêu cầu về thủ tục theo quy định tại Thông tư số 133/2004/TT-BTC nêu trên. Tuy nhiên, các tài liệu này đều là bản photocopy, do đó đề nghị Cục thuế cần kiểm tra cụ thể hồ sơ gốc nhằm đảm bảo tính pháp lý theo quy định hiện hành.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây