Công văn số 2941/LĐTBXH-LĐVL ngày 27/08/2003 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội về việc hỏi đáp chế độ cho người lao động
Công văn số 2941/LĐTBXH-LĐVL ngày 27/08/2003 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội về việc hỏi đáp chế độ cho người lao động
Số hiệu: | 2941/LĐTBXH-LĐVL | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Nguyễn Đại Đồng |
Ngày ban hành: | 27/08/2003 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2941/LĐTBXH-LĐVL |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Nguyễn Đại Đồng |
Ngày ban hành: | 27/08/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 2941/LĐTBXH-LĐVL |
Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2003
|
Kính gửi: |
Công ty TNHH SX&DV Máy tính Thế
Trung
|
Trả lời công văn số 247-2003 KT/CMS ngày 05 tháng 08 năm 2003 của quý Công ty về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Khoản 1 Điều 37 của Bộ Luật Lao động quy định các trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do xin chuyển công tác sang đơn vị khác không thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều 37 và bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung, thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không được trợ cấp thôi việc.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên khi hết hạn hợp đồng mà không được gia hạn thì hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Bộ Luật Lao động. Trường hợp này người lao động được trợ cấp thôi việc.
3. Trường hợp người lao động xin nghỉ việc không hưởng lương, thì thời gian này không được tính để thanh toán trợ cấp thôi việc.
4. Việc tính thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội mà bị kỷ luật buộc thôi việc, có hai trường hợp xảy ra:
- Đối với người bị kỷ luật buộc thôi việc trước ngày 0 tháng 01 năm 1995, theo quy định tại Tiết b Mục 14 phần II của Thông tư số 13/NV ngày 4 tháng 9 năm 1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thì thời gian công tác trước khi bị kỷ luật của công nhân, viên chức đã bị kỷ luật buộc thôi việc không được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi, theo quy định tại điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ, thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội trước khi bị kỷ luật buộc thôi việc vẫn được tính hưởng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động tìm được việc làm ở đơn vị mới và tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội trước khi bị kỷ luật thôi việc được cộng với thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội sau này để hưởng bảo hiểm xã hội.
5. Theo quy định tại điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm Nghị định số 12/CP, thì lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc sinh con được hưởng trợ cấp thai sản. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm trả trợ cấp bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy đủ và thuận tiện.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội chậm thanh toán trợ cấp thai sản cho người lao động với lý do chưa làm xong Sổ bảo hiểm xã hội là không đúng với quy định của Nhà nước.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây