Công văn 996/TM-CATBD về tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào do Bộ Thương mại ban hành
Công văn 996/TM-CATBD về tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào do Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu: | 996/TM-CATBD | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Mai Văn Dâu |
Ngày ban hành: | 21/03/2001 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 996/TM-CATBD |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Mai Văn Dâu |
Ngày ban hành: | 21/03/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0996/TM-CATBD |
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2001 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Triển khai Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật năm 2001 đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào, trên cơ sở các văn bản thoả thuận đã ký giữa hai Chính phủ, Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ về mố số vấn đề như sau:
1. Việc miễn, giảm thuế cho hàng hóa của Lào nhập khẩu vào Việt Nam:
- Từ 9/1997 cho tới nay, Bạn đã cho phép hàng hóa của Việt Nam và Trung Quốc nhập khẩu vào Lào được giảm 50% mức thuế ưu đãi.
- Đối với hàng hóa của Lào vào Việt Nam: Tại Thoả thuận Cửa Lò 1998 Bạn đã đưa ra danh mục 6 nhóm mặt hàng (khoảng 38 mặt hàng cụ thể), đề nghị Ta giảm 50% thuế nhập khẩu.
Thực hiện Quyết định số 181/1998/QĐ.TTg ngày 21/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã cùng các Bộ liên quan ban hành Thông tư liên tịch số 77/1999/TTLT-BTC-BTM-TCHQ ngày 22/6/1999, cho phép giảm thuế với một số mặt hàng nhưng các mặt hàng này chủ yếu thuế suất nhập khẩu bằng 0%.
Căn cứ Văn bản số 2252/VPCP-QHQT ngày 6/5/2000 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thương mại đã trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính để chuẩn bị thông tư liên tịch hướng dẫn việc miễn giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa của Lào; Tuy vậy, văn bản chưa ban hành được do vướng mắc ở khâu xác nhận xuất xứ của hàng hóa do Ta chưa trao đổi với Bạn tại Thoả thuận Cửa Lò 1998.
Ngày 20/9/2000, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4003/VPCP-QHQT giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan sớm trình Chính phủ các biện pháp khả thi về xác nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Lào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Lào nhập khẩu vào Việt Nam. Bộ Thương mại đã lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan và đã tổng hợp báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Công văn số 4882/TM-CATBD ngày 07/11/2000 và Công văn số 5171/TM-CATBD ngày 24/11/2000 gửi Văn phòng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm thuế cho hàng hóa của Lào vào Việt Nam. Tuy vậy, đến nay Bộ Thương mại vẫn chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ.
Để khuyến khích doanh nghiệp trao đổi hàng hóa với Lào tạo điều kiện cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước và để tương xứng với những ưu đãi mà bạn đã dành cho Ta, Bộ Thương mại xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép giảm 50% thuế nhập khẩu cho hàng hóa của Lào vào Việt Nam theo các phương án như sau:
Phương án 1: Giảm 50% thuế nhập khẩu cho hàng Lào nhập khẩu vào Việt Nam như Lào đã giảm cho hàng của Việt Nam nhập khẩu vào Lào:
Tính riêng năm 1999 và năm 2000 với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam là 164 triệu USD/1999 và 66 triệu USD/2000, việc giảm 50% thuế nhập khẩu cho khối lượng hàng hóa đó đã là khoản 22 triệu USD. (Xin xem phụ lục 1 đính kèm).
Phương án này nếu được thực hiện thì thương xứng với ưu đãi Bạn đã dành cho Ta nhưng Ta gặp khó khăn trong việc quản lý, có thể hàng của Thái Lan hoặc hàng của nước khác lẫn lộn với hàng hóa của Lào để hưởng ưu đãi.
Phương án 2: Giảm 50% thuế nhập khẩu hàng hóa theo danh mục Bạn đề nghị Tại Thoả thuận Cửa Lò 1998. Với danh mục và số lượng như Bạn yêu cầu năm 2000 thì khoản giảm thuế của Ta khoảng 3 triệu USD (Xin xem phụ lục 2 đính kèm). Với phương án này Ta có thể quản lý đối với về chủng loại cũng như số lượng hàng của Lào nhập khẩu vào Việt Nam, khuyến khích Bạn phát triển một số mặt hàng công nghiệp của Bạn, hạn chế được hàng Thái Lan hoặc hàng nước khác lẫn lộn với hàng của Lào để hưởng ưu đãi.
Phương án 3: Ta có thể giảm 50% thuế nhập khẩu cho hàng nông, lâm sản của Lào, với phương án này phần giảm thuế của Ta không lớn, do hàng nông, lâm sản của Bạn không nhiều, thuế suất thuế nhập khẩu không cao; nếu áp dụng phương án này thì có khả năng bạn cũng sẽ xem xét lại việc Bạn đã giảm 50% thuế cho tất cả hàng hóa của Ta.
Theo ý kiến của Bộ Thương mại, việc áp dụng phương án 2 sẽ đặt được hiệu quả hơn các phương án khác do đó Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho giảm 50% thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng và số lượng hàng như đề nghị của Bạn tại Thoả thuận Cửa Lò. (Trừ xe máy, bia, thuốc lá được quy định riêng).
2. Việc mở cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Lào tại Việt Nam:
Lào đã cho Việt Nam mượn 4 địa điểm bán và giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại Lào. Bạn mong muốn bước đầu mở 1 cửa hàng bán và giới thiệu hàng hóa của Lào tại Hà Nội nhưng chưa thực hiện được. Nguyên nhân:
- Doanh nghiệp đối tác Việt Nam không có địa điểm ở Hà Nội nên không thể cho Bạn mượn được.
- Giá đất ở Hà Nội cao gấp nhiều lần so với giá đất tại Viêng chăn (Trung bình từ 10-20 lần) doanh nghiệp của Bạn không có khả năng tự trang trải.
Xét ý nghĩa chính trị của việc mở cửa hàng của Lào tại Hà Nội, đồng thời cũng muốn tương xứng với những ưu đãi Bạn đã dành cho các cửa hàng của Ta mở ở Lào, Bộ Thương mại đã đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cho Bạn thuê một địa điểm, miễn phí trong một năm đầu, nhưng Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội không thu xếp được với lý do các doanh nghiệp hiện nay đều là các đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập tự chịu lỗ, lãi nên phải thu một mức nhất định để bù các chi phí.
Bộ Thương mại và Du lịch Lào rất tha thiết có một cửa hàng bán hàng Lào tại Hà Nội. Cửa hàng này vừa có ý nghĩa chính trị vừa có ý nghĩa kinh tế, sẽ bán được một số mặt hàng của Lào mà Chính phủ Ta đã cho phép như bia, thuốc lá Lào...
Để có thể mở được một cửa hàng bán hàng hóa của Lào tại Hà Nội với những ý nghĩa nêu trên, Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép trích từ nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm cho Lào khoản tiền từ 120-150 triệu đồng trong năm 2001 để giúp Lào mở một cửa hàng tại Hà Nội.
Bộ Thương mại báo cáo Thủ tướng Chính phủ và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề nêu trên.
|
KT/
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây