Công văn 932/BHXH-TT năm 2022 về truyền thông không nên nhận bảo hiểm xã hội một lần do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn 932/BHXH-TT năm 2022 về truyền thông không nên nhận bảo hiểm xã hội một lần do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 932/BHXH-TT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Đào Việt Ánh |
Ngày ban hành: | 14/04/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 932/BHXH-TT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký: | Đào Việt Ánh |
Ngày ban hành: | 14/04/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 932/BHXH-TT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2022 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian vừa qua, công tác truyền thông chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả và góp phần tích cực vào thành tích chung của toàn Ngành BHXH Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi lâu dài, bền vững cho người lao động (NLĐ) trong bối cảnh số người nhận BHXH một lần có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm 2022, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) đẩy mạnh công tác truyền thông như sau:
1. Nội dung truyền thông
1.1. Truyền thông sâu, rộng về ý nghĩa, giá trị của việc hưởng lương hưu hằng tháng, cụ thể:
- Tham gia BHXH để lúc về già được hưởng lương hưu đảm bảo cuộc sống và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để được chăm sóc sức khỏe, đây là bản chất nhân văn của chính sách, là chính sách hỗ trợ thiết thực cho NLĐ. Thời gian đóng BHXH chính là thành quả của quá trình lao động, là một khoản tích lũy của bản thân khi còn sức khỏe, còn thu nhập để dành khi về già.
- NLĐ có lương hưu, đồng nghĩa với việc sẽ có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng bảo đảm cuộc sống khi về già, giúp NLĐ tự chủ hơn trong cuộc sống của mình, không phải lệ thuộc vào gia đình và xã hội.
- Được cấp thẻ BHYT miễn phí (với mức hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh) trong suốt thời gian hưởng lương hưu để thực hiện khám chữa bệnh, không phải lo lắng khi không may bị ốm đau, bệnh tật.
- Lương hưu được Nhà nước điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế, vì vậy, người hưởng lương hưu luôn được bảo toàn giá trị, không bị rủi ro khi đồng tiền mất giá.
- Khi NLĐ qua đời, người lo mai táng sẽ được hưởng trợ cấp mai táng (bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm mất) và thân nhân NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng nếu đủ điều kiện theo quy định.
1.2. Truyền thông nhấn mạnh những thiệt thòi khi NLĐ lựa chọn nhận BHXH một lần, cụ thể:
- Khi nhận BHXH một lần, NLĐ sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có điều kiện vật chất đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già, không có cơ hội ổn định cuộc sống. Đặc biệt là sẽ mất đi quyền lợi được cấp thẻ BHYT miễn phí để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT, chăm sóc sức khỏe khi tuổi già, trong khi ở độ tuổi này thường xuyên đau ốm; mất đi chế độ tử tuất như tiền mai táng phí, trợ cấp tuất một lần, thậm chí là các suất tuất hàng tháng (cho con dưới 18 tuổi, vợ/chồng, bố mẹ hết tuổi lao động theo quy định). Việc NLĐ nhận BHXH một lần đồng nghĩa với việc họ tự tước bỏ quyền được đảm bảo an sinh xã hội của bản thân, tự rời khỏi hệ thống an sinh xã hội.
- NLĐ nhận BHXH một lần sẽ phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn. Với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Như vậy, nếu lĩnh BHXH một lần, NLĐ sẽ bị thiệt khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH sau năm 2014. Nếu so sánh với việc tích lũy thời gian để hưởng lương hưu, thì thiệt thòi là không tính hết được.
- Không được cộng nối thời gian tham gia BHXH. Khi NLĐ đã nhận BHXH một lần, nếu tiếp tục quay lại tham gia BHXH sẽ không được cộng nối thời gian đã đóng BHXH trước đó, dẫn đến NLĐ có thể không đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động hoặc nếu đủ điều kiện thì mức lương hưu cũng không cao. Do vậy cần truyền thông để NLĐ hiểu rõ, với những khó khăn trước mắt, NLĐ hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH, khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện (được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng với các mức 10%-25%-30% trên mức đóng BHXH hằng tháng bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn) để được cộng nối thời gian tham gia BHXH trước đó để hưởng chế độ hưu trí. Thời gian đóng BHXH càng nhiều thì mức hưởng sẽ càng cao.
2. Hình thức truyền thông
- Phối hợp cấp ủy đảng, sở, ban, ngành tại địa phương và các đơn vị có liên quan tăng cường truyền thông dưới nhiều hình thức để NLĐ hiểu rõ về tính nhân văn, ưu việt, tính chia sẻ, trách nhiệm cộng đồng của việc tham gia BHXH, những bất lợi khi lựa chọn nhận BHXH một lần, lợi ích của chế độ hưu trí, quyền được bảo đảm an sinh của mỗi người dân. Chủ động báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, Ủy ban nhân dân các cấp khi tình trạng nhận BHXH một lần ở địa phương tăng cao để có các giải pháp kịp thời.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tại địa phương đăng tải các tin bài, phóng sự, xây dựng chuyên trang, chuyên mục,… để tăng cường truyền thông theo các nội dung truyền thông đã nêu tại mục 1 của công văn.
- Phối hợp sở, ban, ngành tại địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức các hội nghị đối thoại với NLĐ về chế độ hưu trí, BHXH một lần.
- Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm thành lập nhóm truyền thông trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, phát tờ rơi để tuyên truyền, vận động NLĐ không vội vàng hưởng BHXH một lần, nên bảo lưu hoặc tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, nhằm cộng nối thời gian tham gia BHXH để hưởng các chế độ an sinh lúc về già.
- Truyền thông tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thông qua việc cử viên chức ngành BHXH đến truyền thông, vận động trực tiếp tại đơn vị sử dụng lao động một cách thường xuyên, định kỳ; phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất truyền thông trực quan thông qua: tờ rơi, tờ gấp; truyền thông trên bảng tin; phát video clip, phóng sự ngắn trên bảng điện tử của các doanh nghiệp, khu công nghiệp.
- Truyền thông tại bộ phận “một cửa” thông qua việc tư vấn, thuyết phục NLĐ thay đổi quyết định hưởng BHXH một lần; kẹp các tờ rơi, tờ gấp, tài liệu truyền thông về lợi ích hưởng lương hưu hằng tháng, những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần vào hồ sơ khi NLĐ đến đăng ký nhận BHXH một lần.
- Đẩy mạnh truyền thông trên môi trường Internet, trên các trang mạng xã hội của đơn vị (Fanpage Facebook, Zalo OA, Youtube của BHXH tỉnh,…).
- Xây dựng tuyến tin, bài,... truyền thông thường xuyên, liên tục trên Cổng Thông tin điện tử BHXH tỉnh…
- Tăng cường truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở.
- Công chức, viên chức, NLĐ trong đơn vị tích cực like và chia sẻ các tin, bài,… (từ nguồn thông tin chính thống của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương; hệ thống Cổng Thông tin điện tử ngành BHXH Việt Nam và Tạp chí BHXH) lên Facebook, Zalo, Youtube,… cá nhân.
- Danh mục một số sản phẩm truyền thông về lợi ích của hưởng lương hưu hằng tháng, thiệt thòi khi nhận BHXH một lần (gửi kèm theo). BHXH tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để truyền thông dưới hình thức thích hợp, đảm bảo hiệu quả.
3. Thông điệp truyền thông
- Chọn bảo hiểm xã hội một lần - mất đi cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng và bảo hiểm y tế miễn phí.
- Chọn bảo hiểm xã hội một lần - tự tước đi quyền được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí
- Không chọn bảo hiểm xã hội một lần để được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng.
- Muốn có lương hưu hằng tháng - không chọn bảo hiểm xã hội một lần.
- Vì lợi ích bản thân và gia đình - không chọn bảo hiểm xã hội một lần.
BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc liên hệ về BHXH Việt Nam (Trung tâm Truyền thông, số điện thoại: 024.36285231) để được hướng dẫn chi tiết./.
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây