Công văn 914/TCT-TNCN trả lời báo Lao Động do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 914/TCT-TNCN trả lời báo Lao Động do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 914/TCT-TNCN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Vũ Văn Trường |
Ngày ban hành: | 15/03/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 914/TCT-TNCN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Vũ Văn Trường |
Ngày ban hành: | 15/03/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 914/TCT-TNCN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2012 |
Kính gửi: Báo Lao Động
Báo Lao Động (15/2) có bài “Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán năm 2011: Lỗ vẫn phải nộp thuế” (Lưu Thủy). Vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) quy định: “2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm chỉ áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế quy định tại Điều 16 Nghị định này và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quan Thuế từ tháng 12 của năm trước.
Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần”
Theo quy định trên thì số thuế TNCN phải nộp theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán sẽ thấp hơn nhiều so với số thuế phải nộp tính theo thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển bình thường.
Ví dụ: Người kinh doanh chứng khoán có giá mua là 50 triệu đồng, bán ra là 60 triệu đồng. Thuế TNCN theo phương pháp 20% trên thu nhập tính thuế là: (60 triệu đồng – 50 triệu đồng) x 20% = 2 triệu đồng, tính theo phương pháp 0,1% trên giá chuyển nhượng là: 60 triệu đồng x 0,1% = 60.000 đồng.
Do đó về mặt dài hạn và nhìn một cách tổng thể không thể nói chính sách đặt ra để thu cả những người kinh doanh thua lỗ.
Việc hướng dẫn quyết toán thuế là công việc hàng năm của Tổng cục Thuế nhằm lưu ý một số trường hợp cụ thể trong khi thực hiện quyết toán thuế, chứ không đặt ra bất cứ chế tài nào.
Như vậy theo quy định của Chính phủ thì cá nhân kinh doanh đầu tư chứng khoán được toàn quyền lựa chọn phương pháp tính thuế Thu nhập cá nhân theo mức 20% trên thu nhập chịu thuế hoặc 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. Việc quy định mức thu 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư không có điều kiện lưu giữ chứng từ, sổ sách. Nhìn về dài hạn thì thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng và nhà đầu tư sẽ có lãi do đó dù thu theo mức 20% trên thu nhập tính thuế hay 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán đều là thu trên thu nhập từ kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế TNDN là 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán thì sẽ có những thời điểm ngắn hạn khi thị trường đi xuống phải chịu rủi ro cao hơn và phải chịu tình trạng “lỗ” vẫn phải nộp thuế. Khi thị trường đi lên, đầu tư chứng khoán có lãi thì được hưởng lợi về mức nộp thuế thấp hơn nhiều lần so với việc đăng ký nộp 20% trên thu nhập (như ví dụ ở trên). Chính vì vậy dựa theo điều kiện của mình và xu hướng của thị trường nhà đầu tư có thể lựa chọn nộp thuế theo thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế hoặc theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán cho phù hợp.
Tổng cục Thuế xin được trao đổi để quý báo được biết và phối hợp tuyên truyền cho người dân hiểu rõ quan điểm chính sách của Nhà nước.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây