Công văn 8860/BKHĐT-ĐTNN góp ý hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của Công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh Nguyễn Du do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Công văn 8860/BKHĐT-ĐTNN góp ý hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của Công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh Nguyễn Du do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu: | 8860/BKHĐT-ĐTNN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Đỗ Nhất Hoàng |
Ngày ban hành: | 30/10/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 8860/BKHĐT-ĐTNN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký: | Đỗ Nhất Hoàng |
Ngày ban hành: | 30/10/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8860/BKHĐT-ĐTNN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012 |
Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
Trả lời công văn số 2948/KH&ĐT-ĐTNN ngày 29 tháng 8 năm 2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội kèm theo hồ sơ về việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty TNHH liên doanh Nguyễn Du, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
1. Về chủ trương:
Việc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn của bên nước ngoài trong Công ty liên doanh Nguyễn Du đã được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý về nguyên tắc tại văn bản số 2513/VPCP-ĐMDN ngày 14 tháng 4 năm 2012; đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có công văn số 789/BKHĐT-ĐTNN ngày 20 tháng 02 năm 2012 gửi Văn phòng Chính phủ nêu rõ quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến vấn đề này (sao gửi kèm theo công văn số 789/BKHĐT-ĐTNN ngày 20 tháng 02 năm 2012).
2. Về việc chuyển nhượng phần vốn góp:
2.1. Về nguyên tắc, việc chuyển nhượng toàn bộ giá trị phần vốn góp của Bên nước ngoài - PAVIA PROPERTIES LTD., (PAVIA) trong Công ty TNHH liên doanh Nguyễn Du cho Bên Việt Nam - Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam-Công ty TNHH một thành viên và chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam là không trái với quy định của pháp luật. Các Bên phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và phải tuân thủ các quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư; Điều 52 và Điều 65 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Luật Đầu tư;
2.2. Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 011022000231 cấp lần đầu ngày 10/7/2009, thay đổi lần thứ nhất ngày 14/7/2011 (đăng ký lại theo Giấy phép đầu tư số 854/GP ngày 04/5/1994 của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư...), Công ty TNHH liên doanh Nguyễn Du có thời hạn hoạt động là 40 năm kể từ ngày 04/5/1994, nay đã qua 1/2 thời gian hoạt động. Giá trị phần vốn góp của Bên nước ngoài là 1.511.142 USD được thỏa thuận là 4.000.000 USD. Đặc biệt, liên quan đến yếu tố chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước Việt Nam. Đề nghị căn cứ ý kiến thẩm tra của Bộ Tài chính về mức giá chuyển nhượng để tránh thiệt hại cho ngân sách nhà nước (Bên Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước).
2.3. Về điều kiện chấp thuận chuyển nhượng, tại công văn số 789/BKHĐT-ĐTNN ngày 20 tháng 02 năm 2012 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nêu: “Theo trình bày của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam tại công văn số 1030/TLVN-TCNS ngày 21 tháng 12 năm 2011 gửi Thủ tướng Chính phủ việc mua lại phần vốn góp của Bên nước ngoài với mục đích để xây dựng văn phòng làm việc của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, cùng các văn phòng giao dịch thương mại của các đơn vị thành viên (do Văn phòng chính của Tổng Công ty hiện đang thuê tại 83A Lý Thường Kiệt). Theo đó, việc mua lại của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam dùng vào mục đích nêu trên là có thể xem xét với điều kiện phải chứng minh được tính hiệu quả của việc mua lại làm trụ sở, đồng thời, không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam”.
Tuy nhiên, tại hồ sơ kèm theo, không có văn bản nào giải trình về tính hiệu quả của mục đích mua lại làm trụ sở, đồng thời cũng không có văn bản giải trình cụ thể về nguồn vốn dùng để mua lại phần vốn góp bên nước ngoài (04 triệu USD) và chứng minh việc sử dụng một số lượng lớn tiền mặt của doanh nghiệp như vậy mà không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Đề nghị Quý Sở yêu cầu doanh nghiệp giải trình về vấn đề này.
2.4. Trường hợp Hợp đồng chuyển nhượng được chấp thuận, Bên chuyển nhượng có trách nhiệm nộp các loại thuế (nếu có phát sinh lợi nhuận) theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Về ngành nghề kinh doanh đề nghị thay đổi tại hồ sơ: “Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, cụ thể: (a) Cải tạo, xây dựng và kinh doanh một tòa nhà làm văn phòng và căn hộ cho thuê tại số 30 Nguyễn Du, Hà Nội; (b) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động kinh doanh cho thuê văn phòng tại 30 Nguyễn Du, Hà Nội (không bao gồm dịch vụ tư vấn)”. Tại văn bản số 2513/VPCP-ĐMDN ngày 14 tháng 4 năm 2012 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý về nguyên tắc cho phép Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam được mua lại toàn bộ phần vốn góp của bên nước ngoài trong Công ty TNHH liên doanh Nguyễn Du nhưng không đề cập đến ngành nghề kinh doanh như khuyến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 789/BKHHĐT-ĐTNN ngày 20 tháng 02 năm 2012. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn cho rằng đây chính là việc đầu tư ngoài ngành. Do vậy, đề nghị Quý Sở căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Bộ chủ quản về vấn đề đầu tư ngoài ngành để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét quyết định theo thẩm quyền.
4. Các vấn đề khác của dự án, đề nghị Quý Sở xem xét, thẩm tra theo quy định của pháp luật hiện hành.
(sao gửi kèm theo công văn số 789/BKHĐT-ĐTNN ngày 20 tháng 02 năm 2012).
Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Quý Sở để tham khảo, nghiên cứu và trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây