Công văn về các biện pháp tăng cường quản lý thu thuế đôi với kinh tế
Công văn về các biện pháp tăng cường quản lý thu thuế đôi với kinh tế
Số hiệu: | 836-TC/TCT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành: | 25/06/1991 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 836-TC/TCT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành: | 25/06/1991 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 836-TC/TCT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 1991 |
Kính gửi: |
- Sở Tài chính |
Việc thực hiện các Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với kinh tế ngoài quốc doanh đến nay được gần 9 tháng, nhìn chung các địa phương đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, nắm thêm hộ, điều chỉnh doanh thu, điều chỉnh bộ thuế, số thuế thu được tháng sau, quý sau tăng hơn tháng trước, quý trước; một số nơi bắt đầu có sự đổi mới trong công tác tổ chức thu thuế.
Tuy nhiên, đối với kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay, chủ yếu vẫn là áp dụng phương pháp thu thuế khoán bao gồm cả các hộ thuộc loại vừa và lớn. Tình hình thất thu thuế rất nghiêm trọng, nhiều người do trốn thuế, lậu thuế làm giầu rất nhanh, tăng thêm lợi thế cạnh tranh của họ với kinh tế quốc doanh, không bảo đảm công bằng xã hội... và đang là vấn đề được các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm nhắc nhở ngành thuế.
Nhằm tăng cường chống thất thu thuế, chấp hành nghiêm chỉnh các Luật thuế, góp phần lập lại trật tự thị trường xã hội, bảo đảm sự bình đẳng về thuế giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh, các địa phương cần có kế hoạch biện pháp cụ thể thực hiện những công việc chính dưới đây, bảo đảm từ nay đến hết 1991 đạt được những chuyển biến cơ bản về chất lượng trong công tác quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, chuẩn bị điều kiện tiền đề cho công tác quản lý thu thuế từ năm 1992 trở đi đạt hiệu quả cao hơn.
Hiện nay nhiều địa phương áp dụng phương pháp thu thuế khoán không chỉ đối với hộ nhỏ mà còn áp dụng cả đối với hộ lớn và vừa vì họ chưa giữ sổ sách kế toán chứng từ hoá đơn theo đúng chế độ, chưa đủ cơ sở tin cậy để thu thuế theo kê khai. Trong thời kỳ đầu chuyển tiếp, việc thu khoán để chống thất thu thuế trong một thời gian nhất định là cần thiết, nhưng cần phân biệt: đối với loại thực chất là kinh doanh nhỏ thì trên cơ sở doanh thu khoán tính ra thuế doanh thu phải nộp theo thuế suất quy định, cộng với (+) thuế lợi tức 1% đối với sản xuất xây dựng - vận tải; hoặc 2% đối với thương nghiệp - ăn uống - dịch vụ tính trên doanh thu khoán. Đối với loại hộ vừa và lớn trong thời kỳ chuyển tiếp việc khoán hoặc ấn định doanh thu phải chặt chẽ hơn trên cơ sở những căn cứ quản lý sát với tình hình kinh doanh từng tháng, từng quý để tính thuế doanh thu theo thuế suất quy định trong điều kiện giá cả còn biến động, doanh thu tính thuế của hộ vừa và hộ lớn phải điều chỉnh hàng háng cho sát tình hình thực tế. Phương pháp điều chỉnh doanh thu tính thuế phải làm công khai dân chủ bình nghị ở tổ công thương gia, dần dần đưa doanh thu gần sát với thực tế, còn thuế lợi tức phải trên cơ sở điều tra nguyên lại của từng ngành nghề theo sự chỉ đạo chung của Cục thuế, tìm ra lợi tức chịu thuế áp dụng thuế suất thuế lợi tức 30%, 40%, 50% tương ứng với các ngành nghề theo luật định.
Do vậy, việc phân loại hộ, xác định cụ thể các loại A - B phải do lãnh đạo chi cục thuế duyệt theo sự chỉ đạo chung của Cục thuế, bảo đảm tỷ lệ hộ nộp thuế theo chế độ kê khai phù hợp với trình độ tổ chức và khả năng của cán bộ thuế, bảo đảm sự đóng góp của người nộp thuế trong mối tương quan hợp lý giữa các quận, huyện trong địa phương, nhất thiết không giao quyền cho cán bộ thuế quản lý trực tiếp cơ sở quyết định.
Việc điều chỉnh doanh thu, điều chỉnh mức thuế khoán cán bộ thuế cơ sở và cơ quan thuế phải chuẩn bị chu đáo, đúng quy trình, có căn cứ giải trình được phương án điều chỉnh doanh thu, điều chỉnh thuế của các hộ các ngành cần điều chỉnh. Trên cơ sở đó tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền phường xã, các đoàn thể, các tổ chức có liên quan... để bảo đảm kết quả tốt.
Để chống thất thu thuế có hiệu quả, cần bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn khá... quản lý các phường, chợ trọng điểm hoạt động công thương phong phú, có nhiều hộ A - B, có số thuế lớn. Cần nghiên cứu thay đổi kịp thời những cán bộ làm việc kém hiệu quả, để thất thu thuế kéo dài phong trào nộp thuế không lên được mặc dầu cấp trên đã hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giúp đỡ rất nhiều.
Việc tăng cường quản lý thu thuế đối với kinh tế ngoài quốc doanh, chống trốn thuế lậu thuế là một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, cùng tồn tại với chính sách kinh tế nhiều thành phần. Việc làm này không chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu thu tài chính, mà còn góp phần lập lại trật tự kinh tế xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, bảo vệ kinh tế quốc doanh.
Các cục thuế địa phương cần tăng cường lãnh đạo chỉ đạo về quan điểm tư tưởng chính sách, việc chấp hành nghiêm chỉnh các luật thuế. Hoạt động kinh tế - xã hội luôn luôn biến động, phương thức thủ đoạn kinh doanh của kinh tế ngoài quốc doanh luôn luôn thay đổi, do vậy phải thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo cụ thể việc tổ chức thu thuế, việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, đi sâu vào từng chuyên đề, phát hiện những vấn đề quản mới nảy sinh, kịp thời đổi mới công tác tổ chức quản lý thu thuế, thích hợp với tình hình thực tế.
|
Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây