Công văn số 810/QLLĐNN-QLLĐ về việc ký và thực hiện bản cam kết về lương và chi phí của người lao động đi làm việc tại Đài Loan do Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành
Công văn số 810/QLLĐNN-QLLĐ về việc ký và thực hiện bản cam kết về lương và chi phí của người lao động đi làm việc tại Đài Loan do Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành
Số hiệu: | 810/QLLĐNN-QLLĐ | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Quản lý lao động ngoài nước | Người ký: | Vũ Đình Toàn |
Ngày ban hành: | 15/07/2005 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 810/QLLĐNN-QLLĐ |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Quản lý lao động ngoài nước |
Người ký: | Vũ Đình Toàn |
Ngày ban hành: | 15/07/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
810/QLLĐNN-QLLĐ |
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2005 |
Kính gửi: Các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở Đài Loan
Liên quan đến vấn đề thu phí dịch vụ và việc ghi Bản cam kết của lao động đi làm việc ở Đài Loan, kể từ đầu năm 2002 tới nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có nhiều công văn hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc ghi và ký Bản cam kết phù hợp với tình hình của từng thời kỳ. Tuy nhiên, các sai sót trong việc ghi và thực hiện Bản cam kết vẫn còn tồn tại khá nhiều trong thời gian qua. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có trên 50 doanh nghiệp bị Ủy ban Lao động Đài Loan yêu cầu giải trình liên quan đến Bản cam kết trong đó, sai sót tập trung chủ yếu ở các nội dung như: có khoản vay trong Bản cam kết nhưng không có giấy vay tiền của người lao động; số tiền vay hoặc phương thức khấu trừ trong Bản cam kết không khớp với số tiền và thời gian khấu trừ trong bảng lương của người lao động; lao động nói không vay, nhưng Bản cam kết thì có khoản vay… Cá biệt vẫn còn tình trạng doanh nghiệp Việt Nam ủy quyền cho đối tác Đài Loan thu hộ phí dịch vụ (Cần lưu ý, phía Đài Loan chỉ cho phép ủy quyền khấu trừ khoản vay, chứ không cho phép ủy quyền thu hộ phí dịch vụ).
Để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng nêu trên, đảm bảo việc thu phí dịch vụ cho doanh nghiệp mà không vi phạm quy định của phía Đài Loan, Cục Quảnl ý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp:
1/ Rà soát và chấn chỉnh lại công tác chuẩn bị hồ sơ lao động trước khi đi, đảm bảo chính xác, đầy đủ và thống nhất các loại giấy tờ trong hồ sơ của lao động; thường xuyên kiểm tra việc chủ sử dụng và đối tác Đài Loan khấu trừ lương của người lao động, nhằm thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận với người lao động; kịp thời giải quyết thắc mắc của người lao động về thu nhập và các quyền lợi liên quan để người lao động yên tâm làm việc.
2/ Thu trước một lần phí dịch vụ của người lao động. Trong trường hợp phải khấu trừ tại Đài Loan, doanh nghiệp cần chuyển khoản phí dịch vụ thành khoản vay để đưa vào Bản cam kết (các doanh nghiệp không được tính lãi suất phần phí dịch vụ ghi dưới dạng khoản vay; không được tính lãi suất phần phí dịch vụ ghi dưới dạng khoản vay; không gọi phí dịch vụ này là “thuế Việt Nam” hay “quốc thuế”) và ghi rõ phương thức khấu trừ trong khoản vay. Mức vay và phương thức khấu trừ phải thống nhất với bảng lương và hợp đồng đã ký với lao động.
3/ Việc ghi khoản vay phải được hướng dẫn cho người lao động hiểu rõ trước khi ký Bản cam kết. Việc vay nợ phải có giấy vay tiền lập trước khi ký Bản cam kết, có xác nhận của gia đình lao động; có giấy ủy quyền của lao động cho chủ sử dụng được phép khấu trừ khoản vay từ lương và chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp.
4/ Khi có yêu cầu phải giải trình với Ủy ban Lao động Đài Loan về Bản cam kết, doanh nghiệp cần khẩn trương xác định nguyên nhân, liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc Ban Quản lý bao động tại Đài Loan để được hướng dẫn, có văn bản giải trình gửi Ủy ban lao động Đài Loan đúng thời gian quy định.
Cục Quản lý lao động ngoài nước thông báo để các doanh nghiệp biết và thực hiện.
Nơi nhận |
KT. CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây